Bí ẩn những lỗ kỳ quái trong hộp sọ khủng long bạo chúa đã có lời giải
Mặc dù hình ảnh phổ biến được biết đến của khủng long bạo chú là răng và móng vuốt nhưng bí ẩn gây chú ý lớn nhất của loài khủng long này khiến các nhà khoa học đau đầu lại là 2 lỗ bí ẩn trên đỉnh hộp sọ.
Sau nhiều năm nghiên cứu và kết hợp với nhiều bằng chứng khác nhau, các nhà khoa học đã tìm ra hai lỗ bí ẩn trên đỉnh hộp sọ khủng long bạo chúa có khả năng giúp điều chỉnh nhiệt độ bên trong đầu của nó.
Các nhà khoa học vừa tìm ra bí ẩn những lỗ trong hộp sọ của khủng long bạo chúa.
Trước đây, những lỗ hổng này – được gọi là fenuster dorsotemporal – được cho là chứa đầy cơ bắp giúp vận hành hàm mạnh mẽ hơn. Nhưng, theo nhà giải phẫu học Casey Holliday của Đại học Missouri, có một cái gì đó không ổn.
“Thật kỳ lạ khi một cơ bắp mọc ra từ hàm, xoay 90 độ và đi dọc theo vòm sọ. Tuy nhiên, hiện tại chúng tôi có rất nhiều bằng chứng thuyết phục cho các mạch máu trong khu vực này, dựa trên so sánh với cá sấu và các loài bò sát khác”, ông nói.
Để bắt đầu tìm ra những cái lỗ này để làm gì, nhóm nghiên cứu đã phân tích các hộp sọ khác nhau để xác định xem cái nào có hình dạng giống với T. rex và điểm tương đồng gần nhất, hóa ra là với cá sấu.
Video đang HOT
Holliday và các đồng tác giả của mình – William Porter và Lawrence Witmer từ Đại học Ohio và Kent Vliet của Đại học Florida – đã chụp ảnh nhiệt và đi nghiên cứu một loạt các cá sấu tại Công viên Động vật học St Augustine Alligator Farm.
Cá sấu là loài máu lạnh, nhiệt độ cơ thể của chúng phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường. Điều này có nghĩa là các quá trình điều nhiệt của chúng rất khác với các sinh vật máu nóng hoặc nhiệt nội.
Vliet nói: “Chúng tôi nhận thấy khi trời lạnh hơn và cá sấu đang cố gắng sưởi ấm, hình ảnh nhiệt những điểm nóng lớn ở những lỗ trên vòm sọ của chúng cho thấy nhiệt độ tăng lên”.
Tuy nhiên, vào cuối ngày khi trời ấm hơn, các lỗ có vẻ tối, giống như chúng bị tắt để giữ mát. Điều này phù hợp với bằng chứng trước đây rằng cá sấu có hệ thống tuần hoàn chéo hoặc một bộ điều nhiệt bên trong”
Chủ đề này thực sự được tranh luận sôi nổi suốt một thời gian dài. Bây giờ nghiên cứu này đã cho thấy rằng T. rex (và các loài khủng long khác) sử dụng một số chiến thuật điều chỉnh nhiệt, nhưng điều đó thực sự có nghĩa là gì trong bối cảnh chuyển hóa rộng hơn của chúng vẫn chưa được khám phá.
Khôi Nguyên
Theo Science Alert
Bị chặt lìa khỏi thân, 4 tiếng sau đầu rắn vẫn cắn người suýt chết
Rắn cắn người không còn là chuyện lạ nhưng một con rắn đã bị chặt mất đầu, sau 4 tiếng, đầu rắn vẫn cắn người nguy kịch, bạn có tin không?
Tưởng chừng như chuyện đùa song sự cố nói trên hoàn toàn nghiêm túc và vừa xảy ra ở tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc.
Trang báo điện tử Sina (Trung Quốc) đưa tin cho hay, anh Vĩ, sống tại thành phố Phật Sơn có mua một con rắn hổ mang (do người nuôi, không phải rắn tự nhiên) ở chợ về chế biến để cả nhà tẩm bổ.
Thời gian chế biến con rắn đó là khoảng 6h tối. Đến tầm 10h đêm, khi chị Hoàng (vợ anh Vĩ) dọn bếp và chuẩn bị đổ rác thì bất ngờ, chị bị cái đầu rắn đã chặt rời khỏi thân suốt 4 tiếng chồm lên cắn vào ngón tay.
Chị Hoàng, nạn nhân bị rắn cắn.
Không lâu sau, tay chị xuất hiện cảm giác tê buốt, chóng mặt, buồn nôn, chân tay không thể điều khiển... Người nhà thấy vậy lập tức đưa chị đi bệnh viện cấp cứu.
Vào thời điểm đó, người phụ nữ này đã nói không rõ, khó thở. May mắn là sau khi được cấp cứu kịp thời, chị Hoàng đã qua cơn nguy kịch.
Được biết rắn đã bị chặt nất đầu vẫn có thể cắn người không còn là chuyện quá mới lạ. Vào năm ngoái, cũng tại thành phố Phật Sơn, một con rắn sau khi bị đánh chết chừng 10 phút, đầu nó vẫn có thể quẫy mạnh, trườn lên và cắn chết một người đàn ông.
Các bác sĩ cho hay, rắn hổ mang là loài bò sát, sau khi chết được một khoảng thời gian nhất định, trung khu thần kinh có nó vẫn có thể duy trì chức năng hoạt động của các cơ quan một cách đặc biệt.
Vì thế đầu rắn sau khi đã chặt nếu được tiếp xúc, nó sẽ có phản xạ, nếu bị cắn phải, con người sẽ trúng độc vì chất độc sẽ thông qua răng độc của rắn đi vào cơ thể.
20 phút sau khi lìa đầu, đầu con rắn vẫn ngoạm chặt được đồ vật.
Đã từng có một vài tiết mục thử nghiệm cho thấy, rắn bị chặt mất đầu, 20 phút sau đầu rắn vẫn có thể cắn, ngoạm chặt đồ vật và 1 tiếng sau đó nó mới dần dần dừng hoạt động hẳn.
Diệp Anh
Theo Trí thức trẻ
Kinh dị lễ hội ở Ấn Độ cho bọ cạp trèo lên mặt trẻ em Lễ hội cổ xưa này diễn ra trong lễ Hindu tại làng Kandkoor ở Karnataka ở nam Ấn Độ. Trong lễ hội, người dân cho bọ cạp bám trên mặt, kể cả những đứa trẻ mới đang chập chững biết đi. Vào lễ hội Naga Panchami, mọi người từ khắp nơi đổ về làng Kandkoor và đi lên ngôi đền trên đỉnh đồi,...