Bí ẩn những hòn đá lớn lên như nấm sau mưa và còn “biết đi”
Những hòn đá to tự phình to ra sau cơn mưa và còn di chuyển từ nơi này sang nơi khác mà không cần bất kỳ tác động nào. Nghe cứ như phim khoa học viễn tưởng vậy?
Bạn có sửng sốt, ngạc nhiên khi nghe đến khả năng kỳ diệu của những hòn đá này? Hẳn là nhiều người sẽ không tin vào điều này, nhưng thực tế đúng là có những hòn đá như vậy tồn tại trên hành tinh của chúng ta.
Viên đá từ 6 đến 8mm có thể phình to ra và đạt kích thước từ 6 đến 10m.
Ở ngôi làng Costesti xa xôi thuộc đất nước Rumani, người ta phát hiện ra một loại đá đặc biệt có tên đá Trovant, là từ đồng nghĩa với cụm từ tiếng Đức “Sandsteinkonkretionen” (có nghĩa là xi măng cát).
Đối với những hòn đá bình thường thì dù mưa hay không mưa kích thước của chúng vẫn không thay đổi qua hàng trăm năm, trừ khi có sự tác động mạnh nào đó. Nhưng những hòn đá Trovant lại có “khả năng đặc biệt” tưởng chỉ có trong các bộ phim khoa học viễn tưởng – đó là nở ra nhanh một cách chóng mặt.
Khi tiếp xúc với nước, những viên đá nhỏ từ 6 đến 8mm sẽ phình to ra và đạt kích thước từ 6 đến 10m. Một số viên đá còn tự di chuyển mà không có bất kỳ tác động nào. Hiện tượng bí ẩn này đã thu hút sự chú ý của nhiều nhà khoa học.
Video đang HOT
Qua nghiên cứu, người ta cho rằng những trận động đất từ cách đây 6 triệu năm là nguồn gốc xuất hiện của những hòn đá kỳ lạ này. Khi cắt đôi hòn đá, người ta nhìn thấy những đường vân giống trong thân cây gỗ.
Đã có rất nhiều giả thuyết được đưa ra để giải thích cho sự phát triển kỳ lạ cũng như khả năng di chuyển của đá Trovants.
Khi cắt đôi hòn đá, người ta nhìn thấy những đường vân giống trong thân cây gỗ.
Cấu tạo bên trong đá Trovants là các lõi đá cứng, bên ngoài là lớp vỏ cấu tạo từ cát. Một số nhà khoa học lý giải rằng sở dĩ loại đá này có thể phình to bất thường sau khi gặp nước là vì bên dưới lớp vỏ đá là một hàm lượng khoáng vật cao. Khi bề mặt đá thấm nước, loại khoáng chất này bắt đầu gây sức ép với lớp cát bên ngoài và khiến khối đá phình to ra.
Tuy nhiên đó mới chỉ là một lý thuyết, vẫn chưa có bất kỳ nghiên cứu, tài liệu hay các thí nghiệm cuối cùng nào được đưa ra để giải thích thuyết phục về những tảng đá huyền diệu này.
Khu bảo tồn đá trovant đi vào hoạt động năm 2004 và được bảo vệ bởi UNESCO. Đến nay, đây vẫn là điểm thu hút khách du lịch nổi tiếng ở Rumani. Không chỉ khách du lịch mà cả người dân địa phương cũng rất tò mò về loại đá “sống dậy” sau cơn mưa này.
Minh Hân / Theo Trí Thức Trẻ
Tảng đá "cứng đầu" 250 tấn không lăn xuống dốc thách thức các định luật vật lí
Khối đá khổng lồ nặng đến 250 tấn này đã tồn tại hơn 1.300 năm tại đúng một vị trí chỉ rộng khoảng 1 mét.
Suốt hơn 1.300 năm qua, khối đá khổng lồ này đã nằm yên vị tại Mahabalipuram, một thị trấn ven biển gần Chennai ở phía Nam Ấn Độ. Hòn đá nằm cheo leo trên một diện tích rất nhỏ trên ngọn đồi tạo thành một góc 45 độ, nhưng lại cực kì vững chãi và không hề xê dịch tí nào cả. Tuy rằng nhiều người và thậm chí cả voi đã thử dịch chuyển nó khỏi vị trí bấp bênh này, tất cả đều thất bại.
"Hòn đá của Trời" nằm chênh vênh trên sườn dốc thoai thoải.
Người dân gọi nó là "Vaanirai Kal" (Hòn đá của Trời), nhưng nó hay được biết đến với cái tên "Trái Bơ của Thần Krishna", ám chỉ loại quả ưa thích của thần Krishna rơi từ trên trời xuống. Hòn đá thách thức lực hấp dẫn này cao khoảng 6m và có đường kính 5m, ước tính nặng hơn 250 tấn, còn nặng hơn cả các khối đá tại tàn tích Machu Picchu nổi tiếng của người Inca.
Bất chấp kích cỡ và khối lượng khổng lồ, "Trái Bơ" nằm vững chắc trên phần mặt đất chỉ dài cỡ 1,2m dọc theo sườn dốc thoai thoải tại ngoại ô Mahabalipuram. Nó trông như thể sắp sửa trượt đi lăn xuống dốc bất cứ lúc nào, nhưng nó đã tọa lạc ở đó nhiều thế kỷ.
Một mặt tảng đá được xẻ rất gọn nên các nhà khoa học loại trừ giả thiết đá hình thành tự nhiên.
Chưa rõ làm sao hòn đá này lại tồn tại ở đó, đã có nhiều giả thuyết từ khoa học đến phản khoa học đã được tạo ra. Một cách giải thích cho rằng tảng đá này được hình thành tự nhiên, nhưng các nhà địa chất phản đối vì sự bào mòn tự nhiên không thể tạo ra hình dạng lạ lùng như vậy, vì tảng đá có một mặt được xẻ rất gọn, khiến nó trông tựa một khối bán cầu vậy.
Lại có những giả thuyết rất hoang đường, cho rằng hòn đá được đặt tại đó bởi các thánh thần từ trên trời cao, những người muốn chứng tỏ sức mạnh của mình hay bởi các sinh vật ngoài hành tinh đã đến thăm Trái Đất từ hàng ngàn năm trước.
Khối đá ước chừng nặng khoảng 250 tấn, cao khoảng 6 mét với đường kính 5 mét.
Đã có rất nhiều người tìm cách di chuyển vị trí của tảng đá, một trong số đó là, Narasimhavarman, vị vua Pallava từng cai quản vùng đất phía Nam Ấn Độ từ năm 630 đến 668 Sau Công Nguyên. Ông muốn nó không bị các nhà điêu khắc đục đẽo nên muốn chuyển nó đi, nhưng dù cố gắng đến mức nào, những người lính cường tráng khỏe mạnh nhất của nhà vua vẫn không thể di chuyển nổi tảng đá dù chỉ một li.
Gần đây, vào năm 1908, chính trị gia Madras Arthur Lawley quyết định dời tảng đá đi chỗ khác vì sợ rằng nó có thể trượt xuống đồi và gây thiệt hại cho thị trấn. Ông cho bảy con voi kéo tảng đá, nhưng trước sự ngạc nhiên của ông, nó vẫn trụ vững tại vị trí vốn có.
Bất chấp mọi nỗ lực di chuyển "Trái Bơ", nó vẫn đứng trơ trơ không hề suy suyển.
Tảng đá được cho là đã gợi nguồn cảm hứng cho Raja Raja Chola, vị vua nổi tiếng tại Nam Ấn từ năm 985 đến 1014 sau Công Nguyên, tạo ra "Tanjavur Bommai", một loại đồ chơi truyền thống của Ấn Độ làm từ đất sét terracotta. Giống như tảng đá, nó không bao giờ ngã, dù có bị đẩy thì vẫn luôn luôn về vị trí đứng thẳng như ban đầu.
"Trái bơ của Krishna" hiện tại đang là địa điểm du lịch rất nổi tiếng, thu hút hàng ngàn người mỗi năm. Các vị khách đều cố gắng di chuyển tảng đá và tất nhiên là đều thất bại.
Theo Khánh Linh / Trí Thức Trẻ
Phát hiện dòng sông đẹp lung linh nhưng không mấy ai được chiêm ngưỡng vì... Con sông duy nhất trên thế giới nắm dưới đáy biển khiến các nhà khoa học cũng phải ngạc nhiên. Thiên nhiên quanh ta luôn ẩn chứa những điều bất ngờ và thú vị. Nếu bạn cho rằng sông chỉ có trên đất liền hoặc đáy biển chỉ toàn san hô và những sinh vật khác thì bạn đã nhầm, thợ lặn kiêm...