Bí ẩn: Những bản mã kỳ lạ chưa có lời giải
Giới khoa học vẫn đau đầu khi chưa tìm được lời giải đáp của những bản mã bí ẩn nhất thế giới này.
1. Bản thảo Voynich
Voynich là cuốn sách dày 240 trang, được viết bằng thứ ngôn ngữ không ai có thể hiểu được.
Mỗi trang sách chứa nhiều biểu đồ kỳ quặc đầy màu sắc và những cái cây không giống về loài nào, khiến giới khoa học càng gặp khó khăn hơn trong việc giải mã bản thảo này.
Nhiều giả thuyết về nguồn gốc của cuốn sách được đặt ra, có người còn cho rằng, đây là cuốn sách của người ngoài hành tinh.
2. Kryptos
Kryptos là một bức điêu khắc ở Mỹ được mã hóa bí ẩn gồm 4 bản mã. Nghệ sĩ Jim Sanborn là người thiết kế ra nó.
Bức điêu khắc được dựng ngay bên ngoài trụ sở Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) ở Langley, bang Virginia. Đến nay, 3 bản mã đầu tiên của Kryptos vẫn là một điều bí ẩn.
3. Mật mã của Beale
Mật mã của Beale bao gồm 3 bản mã, 1 trong số đó được cho là chỉ dẫn vị trí 1 kho báu lớn nhất ở Mỹ. Kho báu này cất giấu vàng, bạc và nữ trang trị giá hơn 60 triệu USD.
Hai bản mã còn lại mô tả giá trị kho báu và danh sách thân nhân của những người chủ kho báu.
Hiện chỉ có bản mã thứ hai đã được giải với ‘chìa khóa’ là ngày Quốc khánh Mỹ. Mọi nỗ lực giải mã 2 phần còn lại để tìm kho báu cho đến nay đều thất bại.
4. Đĩa Phaistos
Video đang HOT
Đĩa Phaistos được nhà khảo cổ người Italy, Luigi Pernier, phát hiện vào năm 1908.
Chiếc đĩa được làm từ đất nung và chứa nhiều biểu tượng có vẻ là kiểu chữ tượng hình. Người ta cho rằng, chiếc đĩa được tạo ra từ thiên niên kỷ thứ hai trước Công nguyên.
Đến nay, đĩa Phaistos vẫn là 1 câu hỏi chưa có lời giải đáp của giới khảo cổ.
5. Bản khắc trên công trình Shugborough
Bản khắc trên công trình Shugborough là một dãy ký tự gồm các chữ cái DOUOSVAVVM, khắc trên tượng đài Shepherd được xây dựng từ thế kỷ XVIII ở hạt Staffordshire, Anh.
Mặc dù việc xác định mật mã này vẫn còn bí ẩn, một số người suy đoán rằng dãy số có thể là một gợi ý cho biết vị trí của chiếc Chén Thánh.
Nhiều người tài giỏi trên thế giới cố gắng giải mã dãy ký tự này, trong đó có Charles Dickens và Charles Darwin, nhưng họ đều thất bại.
6. Vụ án Taman Shud
Vụ án Taman Shud được xem là một trong những bí ẩn lớn nhất của Australia. Vụ án xoay quanh 1 người đàn ông không rõ danh tính chết vào tháng 12/1948 trên bãi biển Somerton, Adelaide, Australia.
Người ta phát hiện một mẩu giấy nhỏ với dòng chữ ‘Tamam Shud’ trong túi quần của nạn nhân.
Nhiều người suy đoán mảnh giấy trên có thể là thư tuyệt mệnh. Tuy nhiên, nó vẫn chưa được giải mã.
7. Tín hiệu ‘Wow!’
Tiến sĩ Jerry Ehman, nhà khoa học của viện SETI, là người đầu tiên nghe được các tín hiệu lạ phát ra từ vũ trụ, tại trạm thiên văn Big Ear trong khuôn viên Trường Đại học Ohio, Mỹ vào năm 1977.
Tín hiệu này kéo dài 72 giây và khi ông ghép các âm thanh này lại thì được một tín hiệu có âm thanh là ‘Wow!’.
Các nhà khoa học cho rằng, âm thanh khá lớn này được phát ra từ một nơi mà trước đó con người chưa từng đến như chòm sao Nhân Mã, cách trái đất khoảng 120 năm ánh sáng.
Mọi nỗ lực để xác định lại vị trí của tín hiệu này đều thất bại, khiến giới khoa học tranh luận nhiều về bí ẩn của nguồn gốc và ý nghĩa của tín hiệu ‘Wow!’.
8. Dãy ký tự Hoàng đạo (Zodiac)
Dãy ký tự Hoàng đạo bao gồm 4 thông điệp được mã hóa.
Nhiều người cho rằng, nó được viết bởi Zodiac Killer, 1 kẻ giết người hoạt đã sát hại người dân vùng vịnh San Francisco vào cuối thập niên 60 và đầu thập niên 70 của thế kỷ trước.
Giới khoa học mới giải mã được một phần của thông điệp này. Đến nay, danh tính của Kẻ giết người Hoàng đạo vẫn còn là một bí ẩn.
9. Rongorongo
Rongorongo là một hệ thống các ký tự bí ẩn được viết trên nhiều đồ tạo tác trên đảo Easter.
Nhiều người cho rằng, chúng thể hiện một hệ thống chữ viết đã bị thất lạc và có thể là một trong số những phát minh độc lập về chữ viết trong lịch sử loài người.
Những ký tự này vẫn chưa được giải mã và thông điệp thực sự của nó vẫn chưa ai hiểu được.
Theo Datviet
Thả nổi tiếng Anh mầm non - Kỳ 3: Chưa có quy định về trình độ giáo viên
Khoảng 30 trường mầm non công lập ở Hà Nội đang thực hiện thí điểm chương trình làm quen với tiếng Anh, trong đó giáo viên chỉ cần yêu cầu có chứng chỉ tiếng Anh A, B, C.
Giờ học làm quen tiếng Anh của học sinh Trường mầm non 20.10 (Hà Nội) - Ảnh: Minh Anh
Lại tiếp tục thí điểm
Bà Hoàng Thanh Hương, Trưởng phòng Giáo dục mầm non Sở GD-ĐT Hà Nội, cho biết: "Hiện Hà Nội có 30 trường đang thực hiện thí điểm chương trình tiếng Anh theo đề tài cho trẻ ở tuổi mầm non làm quen với ngoại ngữ do Viện Khoa học giáo dục VN nghiên cứu. Đây đều là những trường có điều kiện dạy và học tốt nhất nằm rải rác ở các quận huyện. Tuy nhiên, ở mỗi trường này, việc tổ chức dạy tiếng Anh hoàn toàn dựa trên nhu cầu tự nguyện của phụ huynh".
Bà Hương cũng cho rằng Hà Nội chủ động xin thực hiện thí điểm. Đây thực ra là chương trình làm quen với tiếng Anh chứ không phải là dạy tiếng Anh như đối với bậc tiểu học. Được biết, chương trình triển khai thí điểm rộng ở nhiều trường từ năm học 2012-2013.
Cách thức thực hiện ở các trường này cũng là liên kết với Công ty phát triển công nghệ giáo dục VN. Với các trường ký hợp đồng liên kết, công ty này có trách nhiệm đầu tư một phòng lab với máy chiếu, máy vi tính... để phục vụ dạy tiếng Anh bằng phần mềm mang tên Eduplay. Học sinh tham gia chương trình này phải đóng mức phí là 350.000 - 450.000 đồng/tháng, tham gia khoảng 2 - 3 hoạt động/tuần, mỗi hoạt động không quá 30 phút...
Khi được hỏi tại sao lại chỉ có Công ty phát triển công nghệ giáo dục VN được chọn phối hợp với cả 30 trường, bà Hoàng Thanh Hương cho biết: "Sở GD-ĐT Hà Nội không có chủ trương liên kết độc quyền. Bất cứ nơi nào đủ điều kiện gửi hồ sơ đến Sở GD-ĐT, chúng tôi đều sẵn sàng xem xét". Bà Hương nói thêm: "Sau thí điểm, đến 2015 sẽ cho đánh giá nghiệm thu, nếu cái tốt được lan tỏa thì mới thực hiện tiếp, ngược lại sẽ cho dừng nếu tính hiệu quả không cao".
Giáo viên chỉ cần chứng chỉ "a bờ cờ"
Theo quy định của Bộ GD-ĐT, giáo viên dạy tiếng Anh tiểu học phải đạt yêu cầu chuẩn châu Âu, trong khi đó hiện nay chưa có bất cứ quy định nào về trình độ đối với giáo viên dạy tiếng Anh ở mầm non. Vì vậy, không ai kiểm soát chương trình được đưa vào giảng dạy cho những "mầm non" cả.
Theo báo cáo vào tháng 7 năm nay của Sở GD-ĐT Hà Nội về chương trình thí điểm này, ở cả 30 trường, ngoài khoảng 7 người nước ngoài tham gia dạy mỗi tuần/buổi cho mỗi lớp học, còn lại hơn 125 giáo viên được chọn từ nguồn sẵn có của các trường mầm non. Xuất phát điểm của những giáo viên này chỉ là: "Có chứng chỉ A, B, C tiếng Anh, được nhà trường và phòng GD-ĐT cử tham gia khóa bồi dưỡng tiếng Anh cơ bản và phương pháp giảng dạy mầm non do Sở GD-ĐT phối hợp với Công ty phát triển công nghệ giáo dục VN tổ chức". Mỗi khóa đào tạo như vậy kéo dài tối đa khoảng 3 tháng.
Báo cáo của Sở GD-ĐT khẳng định: "Giáo viên mầm non cũng chính là người trực tiếp tham gia giảng dạy". Hơn thế nữa, các giáo viên này lại còn có thêm nhiệm vụ nặng nề hơn, đó là: "Giám sát công việc của giáo viên chuyên ngữ, đảm bảo chất lượng chương trình" (?!).
"Chơi với công nghệ là chính"
Một phụ huynh có con học mẫu giáo tại Trường mầm non 20.10 (Hà Nội) cho biết: "Năm nay trường định hoạt động theo mô hình chất lượng cao nên áp dụng đại trà việc dạy tiếng Anh cho tất cả các lớp. Đầu năm học có phụ huynh không muốn con học chương trình tiếng Anh nhưng vì đã trót đăng ký học chất lượng cao nên đành phải theo".
Một phụ huynh Trường mầm non thực hành Hoa Sen cho rằng dù con đã học tiếng Anh 2 năm ở trường với mức học phí là 400.000 đồng/tháng, nhưng đến 5 tuổi gia đình vẫn phải chọn một trung tâm ngoại ngữ uy tín của nước ngoài cho cháu học 2 buổi/tuần để có thể vào lớp 1 của trường ngoài công lập có kiểm tra đầu vào tiếng Anh. Vị phụ huynh này
nhận xét: "Số tiền phải đóng cho việc làm quen với tiếng Anh cũng tới gần chục triệu đồng, thế nhưng mỗi tiết học chỉ như một giờ chơi với công nghệ là chính".
Bộ GD-ĐT chưa có chủ trương về dạy tiếng Anh mầm non
Trao đổi với PV Thanh Niên về thực trạng giảng dạy tiếng Anh trong trường mầm non, bà Nguyễn Thị Nghĩa, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT, cho biết: "Sau khi đọc bài Thả nổi tiếng Anh mầm non, tôi đã yêu cầu Vụ Giáo dục mầm non nắm tình hình thực tế để có hướng chỉ đạo".
Bà Nghĩa khẳng định: "Bộ chưa có một chủ trương nào về việc tổ chức dạy học tiếng Anh ở mầm non. Tuy nhiên, Bộ đã giao cho Viện Nghiên cứu giáo dục VN nghiên cứu đề tài cho trẻ ở tuổi mầm non làm quen với ngoại ngữ. Theo kế hoạch, Bộ nghiệm thu đề tài trong tháng 10 vừa rồi nhưng hiện chỉ mới nghiệm thu ở cấp cơ sở. Thực tế là nhiều phụ huynh có nhu cầu cho con làm quen với tiếng Anh từ tuổi mầm non nhưng cơ sở lý luận nào để cho phép các trường mầm non triển khai việc này thì Bộ phải nghiên cứu đã. Trong điều kiện các trường mầm non ở ta hiện nay, liệu có nên cho trẻ làm quen với tiếng Anh chưa? Nếu nên thì ở mức độ nào, ở lứa tuổi nào - nhà trẻ, 3, 4 hay 5 tuổi? Sau khi nghiệm thu đề tài, căn cứ vào kết quả nghiên cứu, Bộ mới đưa ra hướng chỉ đạo được".
Vất vả kêu gọi sự tập trung của trẻ
Chúng tôi đến dự giờ dạy tiếng Anh cho trẻ mầm non theo chương trình POLY tại một trường mầm non trên địa bàn Q.5, TP.HCM. Lớp học hôm đó có 3 giáo viên người Việt. Mở đầu tiết dạy, giáo viên hướng dẫn trẻ ổn định chỗ ngồi, mở nhạc để học sinh khởi động, nhún nhảy theo nhịp. Tiếp đến trẻ được giáo viên dạy ghép chữ cái (có kèm theo vật dụng tương ứng với từ tiếng Anh) và phát âm. Nhìn chung, trong suốt thời gian học, giáo viên trao đổi với học sinh bằng tiếng Anh, rất hiếm khi dùng tiếng Việt. Trong giờ học, phần bóc quà là học sinh hứng thú nhất. Khi bóc được quà, học sinh sẽ gọi chúng bằng tiếng Anh.
Do học thông qua hình ảnh và âm thanh khá vui nhộn nên đa số trẻ tỏ ra hứng thú. Thế nhưng không khí lớp học rất ồn ào, giáo viên phải khá vất vả khi kêu gọi sự tập trung của trẻ vào bài học. Vào tiết học của một trường mầm non ở Q.3, trong khi các bạn đang hào hứng với hình ảnh con hải cẩu, con hổ trên màn hình thì có bạn lại nằm phủ phục trên bàn khiến cô trợ giảng phải xuống động viên ngồi dậy học tiếp. Sau đó thì cả lớp cùng quay ra bàn tán về các con thú đến mức giáo viên phải liên tục ra dấu hiệu im lặng. Ở một lớp học của trường mầm non tại Q.Phú Nhuận, chỉ cần một học sinh lên bảng nối từ thích hợp với hình ảnh hiện trên màn hình là các trẻ còn lại ngồi dưới nói chuyện, đùa nghịch, mất tập trung.
Theo TNO
26 tuổi vẫn chưa có kinh nguyệt Tôi năm nay 26 tuổi nhưng chưa từng có kinh nguyệt và không có lông ở vùng kín. Xin hỏi bác sĩ như thế có phải là bệnh không? (Như Ý). Ảnh minh họa: Sling. Trả lời: Chào bạn, Vô kinh là một trong những lĩnh vực của nội tiết phụ khoa. Vấn đề này tương đối khó chẩn đoán và điều trị....