Bí ẩn nhiều loài tuyệt chủng bất ngờ hồi sinh từ cõi chết
Khi tiến vào “Thành phố của Thần Khỉ” giữa rừng già Mosquitoia của Honduras, các nhà nghiên cứu đã bị sốc khi phát hiện nhiều loài tưởng như tuyệt chủng vẫn sống khỏe ở nơi đây.
Đầu năm 2019, các nhà sinh vật đã hết sức bất ngờ khi cùng lúc 3 loài vật được xác định là tuyệt chủng bỗng hồi sinh một cách bí ẩn. Một trong số đó là loài rùa mang tên khoa học Chelonoidis phantasticus ở đảo Galápagos, xuất hiện lần cuối cùng trên địa cầu vào năm 1906.
Các nhà thám hiểm tin rằng có thể còn nhiều con rùa thuộc giống này trên đảo Fernandina sau khi tìm thấy nhiều dấu vết cho thấy điều đó. Để bảo tồn, nhóm nghiên cứu đã đưa con rùa này đến một trung tâm trên đảo Santa Cruz, định cư ở một khu vực riêng biệt.
Trước đó, Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế liệt loài rùa khổng lồ Fernandina vào phân loại cực kỳ nguy cấp và có thể đã bị tuyệt chủng.
Theo phân tích trên The Conversation của tiến sĩ David Roberts từ Đại học Kent, nguyên nhân có thể do một thời gian nào đó, các sinh vật này đã giảm số lượng đến mức thấp nhất và thay đổi vị trí sống, lẩn lút ở những nơi mà con người, không thể tìm thấy.
Tuy nhiên, vào tháng 5, loài gà nước họng trắng Madagasca “sống dậy” thực sự cho thấy tiến hóa là một quá trình hết sức ảo diệu. Loài này được cho là đã tuyệt chủng 136.000 năm trước do một trận lũ cực lớn tại đảo san hô vòng Aldabra ở Ấn Độ Dương.
Hiện nay, chúng là loài chim không biết bay cuối cùng còn sót lại ở Ấn Độ Dương. Nguyên nhân dẫn tới hiện tượng loài vật tuyệt chủng tái sinh kỳ lạ này là một quá trình tự nhiên hiếm gặp mang tên tiến hóa lặp lại.
Cách đây hàng nghìn năm, gà nước cổ trắng Madagascar (Dryolimnas cuvieri) di cư tới Mauritius, Reunion, và đảo san hô vòng Aldabra. Tại đó, do vắng động vật săn mồi, chúng mất khả năng bay, tạo thành phân loài mới là gà nước Aldabra (Dryolimnas cuvieri aldabranus).
Gà nước Madagascar tiến hóa thành hai phân loài không biết bay khác nhau trong thời gian vài nghìn năm. Trước đó, trên cùng một hòn đảo, chúng đã tiến hóa độc lập, hai lần riêng biệt cách nhau hàng trăm nghìn năm.
Đến cuối tháng 6, một nhóm nghiên cứu từ Tổ chức Bảo tồn Quốc tế tiếp tục bị sốc khi tiến vào “Thành phố của Thần Khỉ” giữa rừng già Mosquitoia của Honduras, nơi từng tồn tại một nền văn minh bí ẩn 600 năm trước.
Tại đây, người ta choáng ngợp trước sự hiện diện đông đúc của rất nhiều sinh vật quý hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng hoặc tưởng chừng đã tuyệt chủng như loài bọ hổ Nicaragua.
Hai loài cực hiếm được cho là biến mất khỏi Honduras nhiều năm qua như dơi mặt nhợt nhạt và rắn giả san hô cũng được phát hiện.
246 loài bướm và bướm đêm, 30 loài dơi và 57 loài lưỡng cư – bò sát trong cộng đồng bí ẩn đang chiếm lĩnh thành phố cổ mà con người đã mất hàng trăm năm để tìm kiếm và đến nay vẫn gian khổ để tiếp cận này.
Đưa rùa khổng lồ trở về Galapagos | THDT
Rùa 'mặt cười' hồi sinh sau 20 năm tuyệt chủng
Rùa mái nhà Myanmar, loài rùa luôn có vẻ mặt như đang cười, được tái phát hiện và thoát khỏi bờ vực tuyệt chủng nhờ nỗ lực nhân giống của các nhà nghiên cứu.
Rùa mái nhà Myanmar phục hồi sau nhiều năm vắng bóng. Ảnh: CBS.
Rùa mái nhà Myanmar là một trong những loài rùa nguy cấp nhất trên thế giới, theo Hiệp hội Bảo tồn Động vật hoang dã (WCS). Các chuyên gia bảo tồn của WCS, tổ chức Turtle Survival Alliance (TSA) và Bộ Lâm nghiệp Myanmar tái phát hiện loài rùa này trong tự nhiên vào đầu thập niên 2000. Những nghiên cứu về chúng ít ỏi tới mức mãi đến gần đây, một nghiên cứu trên tạp chí Zootaxa mới mô tả rùa non.
Theo nhóm nghiên cứu đến từ WCS, TSA, Global Wildlife Conservation và Đại học Georgetown, rùa mái nhà Myanmar là loài rùa ăn cỏ lớn sinh sống dưới nước, thường cư trú ở các hệ thống sông lớn của Myanmar. Sự sụt giảm về số lượng trong thời gian dài của chúng đến từ hoạt động thu thập trứng, săn bắt rùa trưởng thành, tình trạng mất môi trường làm tổ. Rùa mái nhà Myanmar trở thành ứng viên cho danh mục tuyệt chủng vào thập niên 1990. Tuy nhiên, một con rùa mái nhà Myanmar được mua lại ở chợ buôn bán động vật hoang dã Trung Quốc và thuộc quyền sở hữu của nhà sưu tập rùa người Mỹ đầu những năm 2000. Không lâu sau, giới nghiên cứu phát hiện hai quần thể ở sông Dokhtawady và thượng nguồn sông Chindwin ở Myanmar.
"Hiện nay, chúng tôi đang theo dõi các khu vực làm tổ của rùa cái ở bờ cát, sau đó thu thập trứng và ấp trong điều kiện tự nhiên ở cơ sở bảo vệ tại làng Limpha, vùng Sagaing, Myanmar", WCS cho biết. "Rùa non được thả trở về sông Chindwin".
Theo WCS, quần thể rùa mái nhà Myanmar nuôi nhốt đã đạt số lượng 1.000 con, có nghĩa chúng ít có nguy cơ tuyệt chủng sinh học. Các nỗ lực bảo tồn tập trung vào duy trì quần thể rùa hoang dã, bao gồm 5 - 6 con rùa cái trưởng thành và hai con đực. Đầu năm nay, nhóm chuyên gia bảo tồn của WCS và TSA tại Myanmar thông báo lần đầu tiên một con rùa mái nhà Myanmar cái chưa bao giờ đẻ trứng bất ngờ đẻ ổ trứng 19 quả, 14 quả trong số đó nở hồi tháng 5/2020.
Các nhà bảo tồn thu thập trứng do rùa cái hoang dã còn sót lại trong tự nhiên đẻ vào tháng 2 và tháng 3 hàng năm, sau đó ấp trứng ở ngôi làng hẻo lánh ven sông. Trứng nở trong khoảng tháng 5 - 6 và rùa non được nuôi nhốt trong 5 - 6 năm trước khi thả về sông.
Bí ẩn cuộc vượt biển đến Madagascar của loài vượn cáo Nằm cách lục địa châu Phi khoảng 400km về phía Đông Nam, quốc đảo Madagascar mang một hệ sinh thái độc nhất với loài vượn cáo đặc hữu. Tại sao vượn cáo chỉ tồn tại ở Madagascar và không xuất hiện ở bất cứ nơi nào khác trên thế giới? Chúng vốn xuất hiện ở đây ngay từ đầu, hay đã di cư...