Bí ẩn người sống trong ống dung nham 7.000 năm trước ở Ả Rập
Một ống dung nham hùng vĩ ở Bán đảo Ả Rập đã gây kinh ngạc cho các nhà khảo cổ khi để lộ dấu vết con người.
Theo Live Science, đó là ống dung nham khổng lồ có tên Umm Jirsan nằm ở vùng núi lửa Harat Khaybar, thuộc địa phận Ả Rập Saudi ngày nay.
Mặc dù người cổ đại được biết là đã sinh sống ở Bán đảo Ả Rập từ rất lâu trong thời tiền sử, nhưng các di chỉ còn lại rất ít ỏi do điều kiện khô cằn trong khu vực không bảo tồn tốt các hiện vật.
Nhưng một hang động là một phần của ống dung nham là một chuyện khác.
Ống dung nham Umm Jirsan, được tạo thành bởi hoạt động núi lửa cổ đại – Ảnh: PALAEODESERTS Project
Umm Jirsan vĩ đại với chiều dài lên tới 1.481 m không chỉ là nơi trú ngụ an toàn của người cổ đại, mà còn giữ lại một báu vật khảo cổ quý giá.
Video đang HOT
Bên trong Umm Jirsan, một nhóm nghiên cứu từ Úc, Anh, Đức, Mỹ và Ả Rập Saudi đã tìm thấy thấy 9 bộ hài cốt con người, nhiều mảnh vải, đồ gỗ, tác phẩm nghệ thuật trên đá thể hiện động vật đã thuần hóa…
Theo các tác giả, đó là các bằng chứng về một trong những cộng đồng định cư ở khu vực từ ít nhất 7.000 năm trước, có thể xa hơn – lên tới 10.000 năm – và thuộc về những nền văn minh sơ khai nhất Trái Đất, tọa lạc trên Bán đảo Ả Rập.
Các hiện vật đã khắc họa lại một cuộc sống của những nông dân thời tiền sử, với nghề trồng trọt, chăn nuôi phát triển mạnh cho đến thời đại đồ đồng.
Tuy nhiên, con người đã không sống trong các ống dung nham này lâu dài.
Bí ẩn tộc người 8.000 năm ở “tử địa”, sinh tồn bằng… ống dung nham
Trong những năm sau cùng mà ống dung nam này được sử dụng, nó trở thành điểm dừng chân dọc tuyến đường chăn nuôi, nơi những người chăn nuôi gia súc có thể tìm kiếm nước và nơi nghỉ chân khi lùa đàn gia súc đi qua.
Trước đó, ống dung nham cũng liên quan đến hoạt động săn bắn và có thể là một mảnh ghép của nền kinh tế địa phương trong thời đại đồ đồng bởi đây là tuyến đường ngầm để vận chuyến đá núi lửa.
Nó cũng cung cấp thêm một lời khẳng định thú vị cho các nhà khoa học vũ trụ: Ý tưởng xây nơi cư trú ngầm trong các ống dung nham ở Mặt Trăng của Cơ quan Thám hiểm hàng không vũ trụ Nhật Bản (JAXA) là điều hoàn toàn thực tế.
Phát hiện nhiều dấu tích người tiền sử hàng ngàn năm trước ở Đắk Nông
Quá trình khai quật khảo cổ, Đoàn khảo sát địa chất phát hiện nhiều hiện vật thời tiền sử được đánh giá xuất hiện từ hàng ngàn năm trước tại tỉnh Đắk Nông.
Chiều 15/3, ông Vũ Tiến Đức - Viện Khoa học xã hội vùng Tây Nguyên cho biết, đang tiến hành khai quật khảo cổ tại địa điểm thôn 7 (xã Đắk Drô, huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông).
Theo thông tin ban đầu, từ tháng 5/2022, Đoàn khảo sát địa chất của Tiến sĩ La Thế Phúc (Hội khảo cổ học Việt Nam) đã phát hiện xung quanh sườn đồi ở hệ thống thung lũng cổ huyện Krông Nô có những hiện vật bằng đá thạch anh mang nhiều nét tương đồng của thời kỹ nghệ An Khê. Những hiện vật này được phân bố trên diện rộng.
Đoàn khảo sát địa chất tiến hành khai quật khảo cổ tại địa điểm thôn 7 (xã Đắk Drô).
Do đó, Hội khảo cổ học Việt Nam đã gửi báo cáo cho UBND tỉnh Đắk Nông đề xuất những biện pháp nghiên cứu, khai quật những di tích này.
Ông Vũ Tiến Đức cho hay, sau nhiều ngày tiến hành khai quật 2 hố với diện tích 26m2 tại khu vực thôn 7, xã Đắk Drô, đoàn đã phát hiện nhiều hiện vật thời tiền sử được đánh giá xuất hiện từ hàng ngàn năm trước. Qua đó, đoàn nhận định đây là một di tích tiêu biểu cho một giai đoạn, phát triển thời tiền sử của vùng Tây Nguyên. Những hiện vật khai thác được sẽ được Cục Di sản văn hóa kiểm nghiệm và công bố kết quả.
Nơi phát hiện nhiều hiện vật thời tiền sử.
Trước đó, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch có quyết định cho phép Bảo tàng tỉnh Đắk Nông phối hợp với Viện Khoa học xã hội vùng Tây Nguyên khai quật khảo cổ tại thôn 7 (xã Đắk Drô, huyện Krông Nô).
Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch yêu cầu, không công bố kết luận chính thức khi chưa có sự thỏa thuận của cơ quan chủ quản và Cục Di sản văn hóa.
Những hiện vật thu thập được trong quá trình khai quật, Bảo tàng tỉnh Đắk Nông, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Nông có trách nhiệm giữ gìn, bảo quản tránh để hiện vật bị hư hỏng, thất lạc.
Kinh ngạc sinh vật có thể "giao phối xuyên 100 triệu năm tiến hóa" Các nhà khoa học đã xác định được "hóa thạch sống" hoàn hảo nhất thế giới, là sinh vật hầu như không hề tiến hóa trong 150 triệu năm qua. Theo Live Science, "hóa thạch sống" vừa được đề cập trên tạp chí Evolution là Gar - những con thủy quái mõm dài kỳ dị của châu Mỹ. Chúng là những sinh vật...