Bí ẩn người đàn bà giúp sức cho Phạm Công Danh
Trong quá trình xét xử đại án xảy ra tại Ngân hàng TMCP Xây dựng Việt Nam (VNCB), cái tên Phạm Thị Trang (tức Trang Phố Núi) được nhắc đến nhiều lần và HĐXX nhận định người đàn bà này có hành vi đồng phạm giúp sức cho Phạm Công Danh thực hiện hành vi phạm tội. Vậy Trang Phố Núi là ai?
Cơ quan tố tụng xác định Trang Phố Núi có nhiều hành vi giúp sức cho Phạm Công Danh.
Lùm xùm mối quan hệ với “con bạc triệu đô”…
Năm 2006, dư luận xôn xao về một người phụ nữ được cho là có quan hệ thân thiết với “con bạc triệu đô” – Bùi Tiến Dũng, Tổng giám đốc PMU18 (bị án trong vụ PMU18, lĩnh 23 năm tù về các tội đánh bạc, đưa hối lộ và lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ). Người phụ nữ này là Phạm Thị Trang, chủ nhà hàng Phố Núi trên đường Nguyễn Chí Thanh (Hà Nội) và biệt danh Trang Phố Núi được biết đến từ đó.
Vào thời điểm đó, một số tờ báo đã đăng tải những thông tin cho rằng Bùi Tiến Dũng thường xuyên lui tới nhà hàng Phố Núi, tổ chức ăn chơi sa đọa và đã tặng bà Trang hẳn một ô tô hạng sang, riêng cái biển số đã trị giá 2.000 USD… Tuy nhiên, bà Phạm Thị Trang khẳng định Dũng chỉ là một trong số những khách hàng của nhà hàng Phố Núi và bà không có bất kỳ mối quan hệ riêng tư nào với “con bạc triệu đô”. Bà Trang cũng cho hay, xe ô tô LandCruiser do vợ chồng bà bỏ tiền ra mua và Bùi Tiến Dũng cũng không liên quan trong việc lấy biển số. Sau đó, Trang Phố Núi đã kiện báo chí, đòi bồi thường danh dự hàng trăm triệu đồng…
Tròn 10 năm sau, vào tháng 9.2016, tại phiên tòa xét xử đại án gây thiệt hại hơn 9.000 tỷ đồng xảy ra tại Ngân hàng TMCP Xây dựng Việt Nam (VNCB), HĐXX đã công bố quyết định khởi tố vụ án hình sự để điều tra hành vi đồng phạm của Trang Phố Núi với Phạm Công Danh về tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, theo Điều 165 Bộ luật Hình sự.
Video đang HOT
Người tình của Phạm Công Danh?
Đáng chú ý, tại phiên tòa, luật sư đã thông tin về việc Trang từng gửi “thư tình” cho Phạm Công Danh. Theo HĐXX, Trang Phố Núi là người giúp sức tích cực cho Danh trong việc tìm kiếm nguồn tiền “chi chăm sóc khách hàng” trái quy định. Đồng thời, Trang là người giúp sức cho Phạm Công Danh rút hơn 63 tỷ đồng thông qua “dự án” nâng cấp hệ thống Corebanking, gây thiệt hại cho VNCB.
Cụ thể, theo kết quả điều tra, tháng 5.2013, do cần tiền để “chăm sóc khách hàng”, theo sự chỉ đạo của Phạm Công Danh và Phạm Thị Trang, Mai Hữu Khương và Phan Thành Mai đã soạn hợp đồng nâng cấp hệ thống Corebanking rồi chuyển cho Trang, để Trang đưa cho Cty An Phát ký hoàn thiện hợp đồng (Cty An Phát thành lập theo sự chỉ đạo của Phạm Công Danh và Trang Phố Núi; Giám đốc Cty là Phạm Việt Thép – anh trai của Trang). Khi xây dựng hợp đồng khống, Khương phát hiện Cty An Phát không có chức năng kinh doanh về công nghệ thông tin nên không thể thực hiện hợp đồng, nên đã trao đổi lại với Trang Phố Núi và được Trang chỉ đạo bổ sung ngành nghề kinh doanh tin học.
Sau đó, Trang đưa cho Khương hồ sơ Cty An Phát cùng một số bản hợp đồng mẫu và yêu cầu Khương về phối hợp với Phan Thành Mai- Phó tổng giám đốc thường trực VNCB để lập đề án tin học cho phù hợp với hợp đồng khống nêu trên. Bằng thủ đoạn này, các bị can đã “rút ruột” hơn 63,7 tỷ đồng của VNCB.
Cũng theo cơ quan tố tụng, Phạm Thị Trang còn có hành vi giúp sức cho Phạm Công Danh và các đồng phạm rút 5.490 tỷ đồng nhưng chứng từ không có chữ ký của chủ tài khoản, gây thiệt hại số tiền này đối với VNCB. Cụ thể, Phạm Công Danh đã thông qua Phạm Thị Trang đặt vấn đề với ông Trần Quý Thanh và Trần Ngọc Bích gửi tiền vào VNCB để Danh làm các thủ tục vay – rút tiền, sử dụng vào mục đích cá nhân. Trong số các khoản tiền giải ngân có hơn 1.240 tỷ đồng được chuyển đến tài khoản của Phạm Đức Nghiêm (em trai của Phạm Thị Trang), sau đó chuyển cho Phạm Công Danh sử dụng.
Quá trình điều tra còn làm rõ, ngày 10.4.2012, BIDV Chi nhánh Sở giao dịch 2 đã giải ngân chuyển 1.700 tỷ đồng vào tài khoản của Phạm Thị Trang tại Ngân hàng TMCP Á Châu, sau đó Trang đã chuyển số tiền này cho Phạm Công Danh sử dụng… Đến khi Phạm Công Danh bị đưa ra xét xử, Trang Phố Núi đã xuất cảnh sang Mỹ.
Theo Dương Lê (Tiền Phong)
Đại án tại VNCB: "Cơ quan tố tụng có nhiều sai sót" (?)
Cho rằng quan điểm của đại diện VKS gây ảnh hưởng đến quyền lợi của thân chủ và làm trầm trọng thêm vấn đề, một số luật sư biện hộ cho các bị cáo, cho người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đã lên tiếng phản bác.
Ngày 16.1, phiên tòa phúc thẩm xét xử Phạm Công Danh (cựu Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Xây dựng Việt Nam (VNCB), Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Thiên Thanh ) cùng đồng phạm về các hành vi gây thất thoát cho Ngân hàng Xây dựng Việt Nam (VNCB) hơn 9.000 tỷ đồng tiếp tục phần tranh tụng.
Các bị cáo tại tòa
Tại tòa, đại diện VKS giữ quyền công tố đã bảo lưu quan điểm khi khẳng định Phạm Công Danh cùng các đồng phạm đã sai phạm trong việc lập khống hồ sơ đề án Corebanking rút 63 tỷ đồng, thuê trụ sở Tô Hiến Thành và Sư Vạn Hạnh, ủy thác đầu tư thông qua Quỹ Lộc Việt... Còn với bà Hứa Thị Phấn, nhóm Phú Mỹ, một số lãnh đạo Ngân hàng Đại Tín, VKS cho rằng có dấu hiệu phạm tội nên cần khởi tố. Trường hợp bà Quách Kim Chi có đóng góp 20% cổ phần tại tập đoàn Thiên Thanh, vì vậy VKS cho rằng cần buộc bà Chi liên đới bồi thường thiệt hại của vụ án.
Riêng với số tiền giao dịch 5.190 tỷ đồng, VKS khẳng định bà Trần Ngọc Bích và Phạm Công Danh là có sự đồng thuận. Giao dịch vay tiền là giả tạo để giúp sức cho Phạm Công Danh thực hiện hành vi phạm tội. Do vậy, VKS nhận định có dấu hiệu tội phạm giúp sức Phạm Công Danh, đồng thời khẳng định thu hồi 300 tỷ đồng từ các hợp đồng vay không chứng từ là có cơ sở. Ngoài ra VKS cũng cho rằng bà Bích, ông Thanh có dấu hiệu trốn thuế.
Trước quan điểm trên, luât sư Kiêu Vu Thuy Uyên (bao vê quyên lơi cho ông Trân Quý Thanh, bà Trân Ngoc Bich va 16 ngươi liên quan) khẳng định bà Trân Ngoc Bich không phai đông pham giup sưc Pham Công Danh trong vụ rut 5.190 ty đông, đồng thời khẳng định bà Bich không trốn thuế. VKS chi phu thuôc vao lơi khai cua cac bi cao khac mà quy kết vậy là không đúng. Luật sư cho rằng VNCB đa tự y rut tiên 5.190 ty đông ra khoi ngân hang ma không co sư đông thuân cua ba Trân Ngoc Bich thì phải chịu trách nhiệm. Luật sư cũng cho rằng đề nghị truy thu một số khoản tiền từ bà Trần Ngọc Bích và những người liên quan là không có căn cứ.
Còn luật sư bảo vệ quyền lợi cho bà Hứa Thị Phấn phản bác đề nghị khởi tố bà Phấn. Đồng thời cho rằng đề nghị thu hồi sô tiên 851 ty đông va 135 ty đông (xác định là tang vât vu an) theo quan điểm của VKS là vi pham tố tụng. Bởi trong bản án sơ thẩm đã không xem xet nôi dung nhưng tại tòa phúc thẩm lại đề nghị xem xét trach nhiêm cua bà Phân la vươt qua pham vi xet xư.
Tương tự, luật sư của bà Quách Kim Chi (vợ bị cáo Phạm Công Danh) đã nêu luận cứ phản bác lại VKS. Luật sư cho rằng tài sản của bà Chi không liên đới đến hành vi của cựu Chủ tịch VNCB. Luật sư cũng đề nghị HĐXX giải tỏa kê biên một số bất động sản để trả lại cho bà Chi.
Trong khi đó, nhóm luật sư bào chữa cho Phạm Công Danh cho rằng, cơ quan tô tung vân con nhiêu thiêu sot khi đanh gia nôi dung vu an, đăc biêt là chưa xem xet tới nguyên nhân bôi canh pham tôi cua Pham Công Danh. Các luật sư cho rằng phai thu hôi sô tiên 5.490 ty đồng vì co đây đu chưng tư cho thây 300 ty đồng la vât chưng cua vu an, số tiên lai ngoai mà ông Danh chuyên cho ông Thanh và 3.610 ty đồng cua nhom ba Phân cung cân phai được thu hôi...
Các luật sư bào chữa cho bị cáo Phan Thành Mai (Tổng Giám đốc VNCB) Mai Hưu Khương (cựu Giám đốc VNCB chi nhánh Sài Gòn), Hoàng Đình Quyết (Phó giám đốc VNCB chi nhánh Sài Gòn) cũng phản bác lại VKS khi cho rằng ban an sơ thâm chưa xem xet toan bô nôi dung vu an. Trong khi đó, luật sư bào chữa cho một số bị cáo khác phản bác lại VKS, đồng thời đề nghị xem xét lại thân chủ của họ có vai trò đồng phạm giúp sức cho Phạm Công Danh hay không.
Trong thời gian điều hành VNCB, Phạm Công Danh đã chỉ đạo cấp dưới thực hiện các hành vi phạm tội, gây tổng thiệt hại cho VNCB hơn 9.000 tỷ đồng. Vào tháng 9.2016, TAND TP.HCM đã tuyên phạt Phạm Công Danh mức án 30 năm tù về tội Cố ý làm trái quy định trong quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng và tội Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng. Cùng với hai tội danh này, Phan Thành Mai bị tuyên phạt 22 năm tù; Mai Hữu Khương bị tuyên phạt 20 năm tù; Hoàng Đình Quyết bị tuyên phạt 19 năm tù. Còn 32 bị cáo khác liên quan đến vụ án này chịu mức án từ 3 năm tù cho hưởng án treo đến 9 năm tù
Theo Danviet
Vì sao cựu Chủ tịch Ngân hàng TrustBank bị bắt? Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế và tham nhũng, Bộ Công an vừa tống đạt quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam 7 người nguyên là lãnh đạo Ngân hàng Đại Tín (TrustBank), tiền thân của Ngân hàng Xây dựng Việt Nam (VNCB); trong đó có ông Hoàng Văn Toàn, cựu Chủ tịch Ngân hàng TrustBank. Ông...