Bí ẩn ngôi mộ cổ 300 tuổi từ thời Càn Long: Tử thi tỏa mùi thơm, vết thương trên cổ kỳ quái và danh tính khiến giới sử gia đau đầu
Khi mở nắp quan tài, thay vì mùi tử thi nồng nặc, đội khảo cổ lại ngửi thấy một mùi thơm đặc biệt tỏa rộng ra xung quanh. Bên cạnh đó, còn có trang sức vàng bạc, chuỗi tràng hạt đá quý và những đồng xu từ thời Hoàng đế Khang Hi.
Tháng 3/2001, trên một công trường thuộc huyện Nãng Sơn, Túc Châu, tỉnh An Huy, Trung Quốc, một công nhân lái máy xúc đã vô tình đào được ngôi mộ cổ có kích thước lớn bất thường dưới lớp đất sâu 4m. Đội khảo cổ được cử đến để tiến hành khai quật ngôi mộ kỳ bí này.
Cỗ quan tài kỳ lạ
Bên dưới lớp đất, các chuyên gia tìm thấy hai cỗ quan tài. Trong đó, quan tài gỗ số 1 khá đơn sơ, bên trong cũng không có nhiều đồ tùy táng và xác chết đã thối rữa từ lâu. Trái ngược hoàn toàn, cỗ quan tài số 2 lại vô cùng đáng chú ý vì được phủ một đất sét vàng đặc quánh dày 30 cm, phải khó khăn lắm mới có thể mở nắp.
Điều đáng ngạc nhiên là khi mở nắp quan tài này, một mùi thơm đặc biệt tỏa ra, mùi hương bay xa xung quanh. Bất ngờ hơn nữa, khi nhìn vào bên trong, đội khảo cổ lại tìm thấy một thi thể phụ nữ mặc trang phục thời Thanh, xác được bảo quản rất tốt như mới được chôn cất gần đây.
Cô gái có mái tóc đen búi sau đầu, cơ bắp còn đầy đặn và linh hoạt, thậm chí các khớp xương vẫn còn có thể cử động được. Số liệu từ Qulishi cho thấy, xác ướp này cao 164 cm, nặng 44 kg, dáng người mảnh khảnh, gương mặt trái xoan, chân bó “gót sen ba tấc”, móng tay móng chân sơn đỏ. Các chuyên gia xác định, cô được chôn cất khi khoảng 30 tuổi và chắc chắn phải là một mỹ nữ “sắc nước hương trời” của Đại Thanh.
“Cô ấy trông rất xinh đẹp. Khi mở quan tài ra, mọi người đều thấy giống một thiếu nữ đang ngủ, làn da khi chạm vào vẫn còn độ đàn hồi nhất định” – chuyên gia Vương Thiệu Cường, trưởng nhóm khảo cổ cho biết.
Video đang HOT
Tuy nhiên khi quan sát kỹ, người ta tìm thấy trên cổ cô có một vết cắt sâu hình chữ T, có vẻ được gây ra bởi một thanh kiếm. Đây là vết thương duy nhất trên thi thể, cho thấy khi bị kiếm cứa vào cổ, người phụ nữ này đã không phản kháng gì. Vết thương này được xác định là nguyên nhân tử vong, cũng là bằng chứng lịch sử hỗ trợ tìm ra thân phận thật sự của chủ ngôi mộ.
Đồ tùy táng trong mộ được chôn theo mỹ nữ nhà Thanh là vô cùng phong phú, bao gồm trang sức vàng bạc, chuỗi tràng hạt đá quý, còn có những đồng xu từ thời Hoàng đế Khang Hi. Tuy nhiên trong mộ lại không có văn bia nào được tìm thấy.
Xem xét độ xa xỉ của mộ phần này, có thể khẳng định người phụ nữ được chôn cất phải là người trong hoàng tộc hoặc có xuất thân vô cùng cao quý. Rồng phượng và kỳ lân được khắc tinh xảo trên quách gỗ bách không phải thứ thường dân có thể sở hữu trong các đám tang.
Bức tranh vẽ được cho là Dung Phi.
Thân phận chủ nhân ngôi mộ là một ẩn số
Một số quan điểm cho rằng chủ nhân ngôi mộ chính là Hương phi, một sủng phi của vua Càn Long nổi tiếng trong truyền thuyết nhờ hương thơm tự nhiên trên cơ thể. Nguyên mẫu của Hương phi được nhận định là phi tần Dung phi của Càn Long.
Nếu xét về thời đại của những món đồ tùy táng thì cũng không loại trừ khả năng này, việc một phi tần thời Càn Long chọn vài đồng tiền từ thời Khang Hi để chôn cùng theo sở thích cũng là điều hợp lý.
Tuy nhiên, sử sách đã ghi nhận Dung Phi qua đời ở tuổi 54 do bạo bệnh, không khớp với số tuổi của xác ướp được tìm thấy. Thêm vào đó, mùi hương tỏa ra từ quan tài có thể do những loại thảo mộc được tẩm ướp bên trong nên không thể cho thấy danh tính chủ nhân ngôi mộ.
Ngay cả cuốn chính sử triều Thanh, “Thanh Sử” và sử sách địa phương “Nãng Sơn huyện chí” cũng không có ghi chép gì về ngôi mộ này, việc xác định danh tính thật của chủ mộ hiện đang đi vào bế tắc.
Quay lại với lý do xác ướp được bảo toàn nguyên vẹn sau khi qua đời 200-300 năm, các chuyên gia cho rằng ngoài quan tài vững chắc và loại thuốc ướp xác thì vết cứa ở trên cổ cô cũng đóng một vai trò rất quan trọng.
Vết kiếm chí mạng này đã khiến cơ thể người phụ nữ mất rất nhiều máu và nước, từ đó cái xác khô ráo hơn. Trong ngôi mộ nằm sâu dưới lòng đất ẩm thấp, một thi thể khô có thể làm chậm quá trình thối rữa và được bảo quản tốt hơn rất nhiều.
Đào hầm, phát hiện hài cốt 4.500 tuổi an nghỉ trong chiếc nồi
2 ngôi mộ cổ kỳ lạ chứa hài cốt người và nhiều cổ vật giá trị đã tình cờ được khám phá trong quá trình khảo sát địa điểm xây dựng hầm đường bộ ở Anh.
Điều đặc biệt là công trình hầm đường bộ này xuyên qua phần đất ngay sát Stonehenge - vòng tròn đá 5.000 năm tuổi nổi tiếng của nước Anh. Theo The Guardian, các nhà khảo cổ kỳ vọng 2 bộ hài cốt bí ẩn sẽ giúp giải mã phần nào bí ẩn lâu đời về Stonehenge.
Ngôi mộ của người lớn với rất nhiều đồ tùy táng kỳ lạ. Ảnh: Wessex Archaeology
Các nhà khảo cổ của công ty Wessex Archaeology, phụ trách khảo sát xung quanh nơi dự kiến đào hầm đường bộ đã phát hiện ra 2 ngôi mộ nói tên. Ở nhiều địa phương tại Anh Quốc, để các nhà khảo cổ kiểm tra sơ bộ là bước bắt buộc trước khi tiến hành một dự án xây dựng nào đó, bởi quốc gia này là một "thánh địa" khảo cổ, với nhiều tàn tích quý giá từ hàng loạt nền văn minh từ đồ đá đến cận đại.
2 ngôi mộ cổ thuộc về một người lớn và một đứa trẻ, đều khoảng 4.500 tuổi. Như vậy họ đã sống vào thời điểm 500 năm sau khi Stonehenge xây dựng. Họ được chôn cất một cách độc đáo và vị trí cực gần vòng đá được cho là có một ý nghĩa đặc biệt.
Theo Daily Mail, hài cốt đầu tiên là của một người lớn, được chôn cùng vô số đồ tùy táng giá trị, như đồ gốm, đá lửa, gạc hươu đỏ, một chiếc chậu nhỏ, dùi đồng và cả một mảnh đá phiến sét kỳ lạ đặt trên đỉnh một vật như cái trượng.
Chiếc nồi chứa đứa trẻ. Ảnh: Wessex Archaeology
Ngôi mộ cổ thứ 2 chứa hài cốt không còn nguyên vẹn của một đứa trẻ, an nghỉ bên trong chiếc nồi bằng đồng. Mộ phần đơn giản này có thể là do tuổi của đứa trẻ.
Xa hơn về phía Nam, các nhà khoa học tìm thấy một số rãnh chữ C bất thường, vẫn chưa có manh mối nào về công dụng. Chúng như những con mương kỳ quái với một lượng đá lửa lớn bên trong.
Di tích đồ đá Stonehenge bí ẩn. Ảnh: Live Science
Dự án xây hầm đường bộ này nhằm chuyển hướng giao thông xuống lòng đất, nhường tuyến đường cao tốc chạy sát di tích Stonehenge trên mặt đất cho người đi bộ. Tất cả các cổ vật được khai quật sẽ đưa về bảo tàng địa phương.
Mở cửa mộ cổ 41.000 năm, phát hiện hài cốt là... một loài người khác Ngôi mộ cổ là bằng chứng sống động cho thấy không phải chỉ có người Homo sapinens chúng ta là có phong tục chôn cất người chết. Nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí khoa học Scientific Reports của Trung tâm Nghiên cứu khoa học quốc gia (CNRS), Bảo tàng Lịch sử tự nhiên Quốc gia (Pháp) và Đại học Basque Country...