Bí ẩn ngôi chùa đứng vững giữa dòng sông dài nhất Trung Quốc, bất chấp đại hồng thủy suốt 700 năm
Bất chấp thời gian và những cơn đại hồng thuỷ trong suốt 700 năm qua, chùa Quan Âm Các (hay còn gọi là đền Long Bàn) vẫn toạ lạc vững chãi giữa dòng Trường Giang – con sông dài nhất Trung Quốc.
Đây cũng là ngôi chùa duy nhất ở con sông này.
Quan Âm Các thuộc địa phận thành phố Ngạc Châu, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc. Theo ghi chép tại Bảo tàng Ngạc Châu, tiền thân của Quan Âm Các là một ngôi chùa thờ Bồ Tát giữa lòng sông Trường Giang nhưng sớm bị cuốn trôi bởi những trận lũ lụt chảy xiết. Sau đó, vào thời nhà Nguyên khoảng năm 1345, ngôi chùa này được xây dựng lại và tu sửa, chính thức lấy tên là Quan Âm Các. Đây cũng là ngôi chùa duy nhất được xây dựng trên con sông dài gần 6.300 km.
Ngôi chùa nhìn từ trên cao trong dòng lũ xiết
Điều gây ngạc nhiên là hàng năm, những trận lũ kinh hoàng trên sông Trường Giang đã cuốn trôi nhiều nhà cửa, công trình xây dựng nhưng chùa Quan Âm vẫn hiên ngang đứng vững.
Theo thống kê, trận lụt khủng khiếp trong vùng xảy ra năm 1998 từng khiến 4.000 người thiệt mạng, ngập lụt hơn 20 triệu ha ruộng vườn. Kinh khủng hơn còn có những trận ngập lụt kỷ lục diễn ra năm 1911 đã lấy đi tính mạng của khoảng 100.000 người.
Ngôi chùa vẫn toạ lạc vững chãi khi thường xuyên phải đối diện với những cơn lũ trong 700 năm qua
Tuy vậy, ngôi chùa vẫn trụ vững. Bởi vậy được ví là “công trình kiên cường nhất thế giới”. Và qua đó, điều này cũng cho thấy trình độ xây dựng dưới thời nhà Nguyên của chế độ phong kiến Trung Hoa ấn tượng tới mức nào.
Bí ẩn nằm ở đâu?
Video đang HOT
Không ít người tự hỏi làm thế nào để có thể xây dựng được một công trình giữa dòng nước chảy xiết?
Ngôi chùa này cao hai tầng, tổng diện tích khoảng 300m2 với chiều dài 24m, chiều rộng 10m và chiều cao 14m. Từ kết cấu cân đối, kiến trúc tinh tế đến hành lang uốn khúc và kiểu dáng mái hiên đôi đều là những nét đặc trưng của nghệ thuật kiến trúc dân gian Giang Nam, là sự tích hợp của tam giáo – Nho giáo, Phật giáo và Lão giáo.
Kết cấu đặc biệt và vững bền của Quan Âm Các đến nay vẫn là sự ấn tượng
Từ trên cao nhìn xuống, ngôi chùa có vẻ ở tư thế “chênh vênh” giữa sông. Nhưng thực tế, phần móng của chùa rất vững chắc.
Bí ẩn nằm ở chính khối đá Long Bàn và cấu trúc xây dựng của bức tường bao quanh ngôi chùa. Đá Long Bàn này giống như một tảng đá hình vòng cung của bên mạn con tàu, không chỉ giúp điều tiết dòng chảy mà còn làm giảm lực nước. Bức tường đá phía ngoài của Quan Âm Các cũng được xây một cách tinh giản, toàn bộ đều có hình tam giác.
Vẻ đẹp của ngôi chùa khi sông Trường Giang hiền hoà
Khi nước lũ ập đến, bức tường phía ngoài này sẽ ghìm lại trọng lực của dòng nước cuồn cuộn, giữ cho phía sau bức tường chịu một trọng lực nhỏ hơn rất nhiều. Chính vì vậy mà Quan Âm Các vẫn luôn sừng sững dù phải trải qua mưa gió suốt 700 năm.
Hiện nay Quan Âm Các đã được đưa vào danh sách đơn vị bảo vệ di tích văn hóa trọng điểm quốc gia và không mở cửa cho du khách tham quan. Tuy nhiên điều đó không thể ngăn cản người dân bơi đến đây để khám phá lối kiến trúc độc đáo này.
Vào mùa khô, phần chân móng mới lộ ra
Ngỡ ngàng khung cảnh tượng Phật từ thiên nhiên huyền diệu
Khung cảnh thiên nhiên hoàn toàn không có sự can thiệp của con người nhưng lại mang hình dáng Phật ngủ sinh động như thật khiến người xem phải trầm trồ.
Cứ vào trung tuần tháng 3 và tháng 9 hàng năm, trước và sau Xuân phân và Thu phân, vào chạng vạng tối khoảng 6 giờ, cùng với cảnh mặt trời đang xuống là kỳ quan "Phật ngậm chu sa" ở Tinh Hồ, Thiệu Khánh. Trung Quốc.
Tương truyền, ai tận mắt chứng kiến được cảnh này là người có duyên với Phật, khi đó đứng ở xa hướng về Phật cầu Phúc sẽ giúp tâm an, cuộc sống hạnh phúc viên mãn.
Đứng từ chùa Vương Sơn, Trung Quốc nhìn về phía núi Quan Âm sẽ thấy giống hệt hình Quan Âm Bồ Tát đang nằm. Cho đến nay, đây vẫn là bức tượng thiên nhiên hình Quan Âm nằm lớn nhất thế giới.
Đảo Vương Kỷ hồ Lô Cô, Trung Quốc có phong cảnh thiên nhiên kết hợp lại với nhau tạo thành bức tranh "Phật ngủ" với nửa trên là núi, nửa dưới là nước trông vô cùng tuyệt diệu.
Bức tượng "Phật ngủ" từ thiên nhiên của núi Cửu Hoa sống động hệt như thật khiến ai có dịp chiêm ngưỡng đều phải cảm thán. Được biết, công trình tự nhiên này có tổng chiều dài từ trán đến gáy dài cả trăm mét.
Bức tượng Phật Ngủ núi Trường Bạch nằm gần thôn Bảo An, trấn Lạp Pháp, thành phố Giao Hà, thuộc khu hành chính Cát Lâm, Trung Quốc. Bức tượng Phật nằm ngủ được tạo thành nhờ núi Hải Thanh vô cùng hùng vỹ.
"Phật ngủ" núi Hạ Lan, Trung Quốc có khuôn mặt ngước lên trời, lông mày nhô, mũi thẳng, trông vừa sinh động vừa hiền hậu và vô cùng thanh tịnh.
Bức tượng Phật tự nhiên ở núi Đông, Trung Quốc có tứ chi đầy đủ, hình dáng đều đặn, nằm khoan thai ở triền núi sông Thanh Y, dịu dàng ngắm bầu trời.
Đội Hoàng, Trung Quốc được xem là "kinh đô của Phật", vì nơi đây không chỉ có nhiều cảnh Phật mà còn vì có bức tượng "Phật ngủ" do thiên nhiên tạo thành ở bờ sông Đội Hoàng.
Bức tượng "Phật ngủ" ở Thập Lý, Trung Quốc có thân thể vạm vỡ, thần thái an tường; mặt, mũi, cằm, thậm chí cả râu đều nổi bật rõ ràng, sinh động như thật.
Tượng "Phật ngủ" khổng lồ Bính Biên thuộc huyện tự trị dân tộc Tạng Bính Biên, nằm ở phía Nam tỉnh Vân Nam, phía Đông Nam châu Hồng Hà. Hình "Phật ngủ" trông hùng vĩ, có ngũ quan sống động như thật, quả là vô cùng đẹp mắt.
Hướng dẫn du lịch đến xứ sở băng giá Cáp Nhĩ Tân Du lịch Cáp Nhĩ Tân tuyệt vời nhất khi đi vào mùa đông là lúc diễn ra lễ hội băng đăng lớn nhất thế giới, thế nhưng thành phố này không chỉ có băng tuyết... Hướng dẫn du lịch Cáp Nhĩ Tân Thủ phủ của tỉnh Hắc Long Giang , thành phố Cáp Nhĩ Tân của Trung Quốc được thành lập vào năm...