Bí ẩn ngàn năm trong những Kim Tự tháp cổ đại
Theo những tài liệu ghi lại, người Ai Cập cổ đại có niềm tin mãnh liệt vào sự hồi sinh, bất tử. Họ chuẩn bị rất chu đáo cho cái chết trong tương lai bằng cách coi trọng xây dựng lăng mộ, vì ‘nhà ở là nơi tạm nghỉ, mộ táng mới chính là vĩnh cửu’. Các kim tự tháp chính là mộ táng của các Pharaoh – hoàng đế cổ đại.
Đại kim tự tháp Giza.
Kim tự tháp khổng lồ với những viên đá bất thường
Đến nay, người ta tìm ra 138 kim tự tháp ở Ai Cập. Tất cả đều được xây ở tả ngạn sông Nile, dòng sông dài nhất thế giới với hơn 6 nghìn km. Quần thể kim tự tháp Giza ở cao nguyên Giza là nơi chứa hàng ngàn công trình khảo cổ học hiếm có của loài người. Nơi đó có ba kim tự tháp vĩ đại là Khafre, Menkaure và Đại kim tự tháp Giza (hay kim tự tháp Khufu). Không những thế, Đại Nhân Sư (đôi khi gọi là Nhân Sư) – bức tượng nguyên khối lớn nhất và lâu đời nhất thế giới – cũng nằm ở đây.
Các nhà khoa học Ai Cập tin rằng ba kim tự tháp lớn nhất được xây dựng vào triều đại thứ tư, còn các kim tự tháp khác được xây dựng vào triều đại thứ năm. Mặc dù các kim tự tháp của triều đại thứ tư nhìn có vẻ lâu đời hơn, nhưng chúng vượt trội hơn nhiều so với các kim tự tháp khác về quy mô và chất lượng xây dựng, gần như khác biệt hoàn toàn.
Các kim tự tháp của Triều đại thứ năm chứa đầy những lời ca ngợi các Pharaoh. Tuy nhiên, trong ba kim tự tháp của Triều đại thứ tư, không có chữ viết trên bia đá hay vết khắc dấu nào được tìm thấy, và cũng chưa từng phát hiện xác ướp nào. Triều đại Pharaoh Khufu trị vì 23 năm, các nhà khoa học Ai Cập khẳng định rằng Kim tự tháp Khufu đã được xây dựng trong vòng 20 năm. Kim tự tháp có tổng cộng gần 2,6 triệu mét khối với tổng trọng lượng 6,5 triệu tấn.
Trải qua gần 4000 năm, Kim Tự tháp Ai Cập cổ đại vẫn là bí ẩn thách thức nhân loại
Giả sử dự án mất 20 năm để hoàn tất, họ cần làm việc cả 360 ngày trong năm và làm đủ 8 giờ mỗi ngày. Việc xây dựng kim tự tháp cũng cần tới 1,9 tấn đá mỗi phút. Điều này không bao gồm thời gian dành cho thiết kế và lập kế hoạch. Điều gây ngạc nhiên hơn nữa cho các nhà nghiên cứu là dù công trình đồ sộ như vậy, những viên đá dùng để xây dựng Kim tự tháp không hề sử dụng bất kỳ loại xi măng nào.
Chúng hoàn toàn được đặt khớp vào nhau, hơn nữa những hòn đá có kích thước lớn nhỏ đều có kết cấu hình dạng không tuân theo một quy tắc. Vạch ghép giữa 2 khối đá khít không quá 5 mm, độ chênh lệch giữa các góc chỉ dao động trong vòng 8-15 cm. Điều này sẽ đảm bảo rằng toàn bộ cấu trúc khi liên kết sẽ không có điểm yếu. Ví dụ như khi người hiện đại sử dụng tường gạch, hai lớp gạch liền kề thường sẽ có kẽ hở.
Video đang HOT
Điều này đã trở thành một điểm yếu. Chỉ có cấu trúc đá không đều như của Kim tự tháp mới có thể đảm bảo rằng không có liên kết yếu. Ngày nay, những viên đá này vẫn được gắn chặt với nhau, và thậm chí một lưỡi kiếm mỏng cũng không thể chèn vào giữa chúng được. So sánh với một số ngôi đền khác, hai bên bức tường đá của kim tự tháp mỗi bên đều dùng các loại đá không theo quy tắc. Tuy nhiên, hình dạng và kích thước của các viên đá ở hai bên đều cân đối nhau, cho thấy việc xây dựng hai bức tường đã được thiết kế rất cẩn thận.
Mối liên hệ bí ẩn giữa Kim tự tháp, xác ướp và chòm sao
Orion Pharaon – nhà vua của Ai Cập cổ đại có vị trí cao quý bậc nhất. Họ được cho là những người do thần linh lựa chọn, làm trung gian kết nối con người với thế giới trên cao. Bởi vì quan điểm này mà người dân Ai Cập xa xưa có quan niệm giữ gìn sự uy nghiêm của nhà vua ngay cả sau khi ông qua đời. Các kim tự tháp được cho là lăng mộ của những vị Pharaoh.
Ở đó có chứa xác ướp của Pharaoh và những vật dụng được cho là cần thiết bao gồm vàng bạc thức ăn, đồ nội thất, thậm chí cả những người thân, quan chức và linh mục theo hầu. Có thể nói, kim tự tháp là nơi các Pharaon tiếp tục cuộc sống sau cái chết. Ngày nay, để tạo điều kiện cho du khách, đèn điện được lắp đặt bên trong Kim tự tháp.
Nhưng sau khi Kim tự tháp được xây dựng, làm thế nào để có ánh sáng mà vận chuyển các xác ướp Pharaoh thì đến nay vẫn là bí ẩn chưa có lời giải. Không có dấu hiệu nào của tro khói bên trong kim tự tháp, điều này cho thấy rằng những thợ thi công lúc ấy không hề sử dụng đuốc chiếu sáng.
Sách “Lịch sử văn minh thế giới” cho hay, người ta phát hiện thêm những điều kỳ lạ khác của kim tự tháp, khi đem những đồng tiền hoen rỉ vào bên trong. Sau hơn một tháng, những đồng tiền đó lại sáng loáng trở lại. Họ cũng đem một cốc sữa tươi bỏ vào kim tự tháp, sau một tháng vẫn không thay đổi màu sắc, mùi vị. Hoa quả tươi đem vào đó để nửa tháng vẫn còn tươi, không hề bị mất nước hay khô héo.
Ngoài ra kim tự tháp Ai Cập còn có mối liên hệ đặc biệt với chòm sao Orion. Cụ thể, vào tháng 11 năm 1983, Powell đang làm việc trong một dự án xây dựng ở Riyadh, Arab Saudi. Vào cuối tuần, gia đình anh và hai gia đình khác đã đến cắm trại ở cồn cát của vùng ngoại ô. Mùa này, khí hậu địa phương trong lành, tránh xa ánh đèn của thành phố, sau màn đêm, những ngôi sao hiện lên rõ ràng. Đồng hành với Powell, Peel cũng là một người bạn đam mê thiên văn học.
Kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực hàng hải đã giúp anh phát triển các kỹ năng của mình trong việc sử dụng và nhìn nhận được phương hướng bản đồ của các vì sao. Khi giới thiệu cho Powell thấy vị trí hướng đi của sao Sirius, anh vô tình đề cập rằng vành đai của chòm sao Orion không phải là một đường thẳng mà là một khúc cua nhẹ.
Câu nói này khiến Powell vô cùng kinh ngạc. Sau khi trở về nhà, anh quan sát tổng thể đối chiếu lại bản vẽ kim tự tháp với chòm sao Orion. Mức độ uốn cong giống hệt với ba ngôi sao trên vành đai cũng có hai màu sáng và một màu tối. Tuy nhiên, góc độ của vành đai và góc độ của kim tự tháp vẫn không đúng. Nguyên ban đầu trục quay của trái đất có một chu kỳ vòng quay chậm, chu kỳ này cứ sau 26.000 năm là lặp lại.
Vì hiện tượng này, khi bạn quan sát bầu trời đầy sao trên Trái đất, bạn sẽ cảm thấy vị trí của chòm sao đang dần thay đổi. Powell tìm thấy trên phần mềm máy tính những biến hóa lịch sử của các chòm sao. Cho đến khi ông đảo ngược thời gian thành 10.450 trước công nguyên, góc của ba ngôi sao cuối cùng trùng khớp với các góc của kim tự tháp. Ông cũng nhận thấy rằng trong thời đại này, khi chòm sao Sirius ở vị trí cao nhất, thì đoạn phía nam của kim tự tháp Khufu hướng chỉ thẳng vào sao Sirius.
Hiện nay, Quần thể kim tự tháp Giza là những tuyệt tác xây dựng và kỹ thuật mà người xưa để lại. Qua hàng ngàn năm, dù ít nhiều bị thời gian bào mòn nhưng các công trình kiến trúc khổng lồ này vẫn hiên ngang đứng vững và chưa bao giờ ngừng khiến sử gia, giới khảo cổ học và công chúng trên toàn thế giới ngạc nhiên.
5 bí ẩn cực lớn mất cả ngàn năm mới giải đáp được
Bí ẩn nào cũng đều có lý do, chỉ là chúng ta chưa đủ khả năng để trả lời thôi.
1. Những bức tranh về phương tiện hiện đại trong lăng mộ pharaoh Ai Cập: Các bức tường bên trong lăng mộ của pharaoh Seti I từ hơn 1300 năm TCN có những bức họa hết sức kỳ lạ. Xét trên nhiều góc độ, trông chúng giống hệt như một chiếc trực thăng, máy bay, và cả tàu ngầm nữa.
Khi mới tìm ra các bản khắc này, giới khảo cổ học đã thực sự xôn xao. Thậm chí, một số người đã thực sự tin rằng người Ai Cập thời xưa có khả năng tiên tri, hoặc sở hữu một nền văn minh lớn hơn chúng ta tưởng.
Nhưng sự thực tất nhiên không thể "ảo" như vậy. Năm 2010, một nhà khảo cổ học đã xác nhận được rằng thực chất bức tranh ấy chỉ là bản khắc tên của Pharaoh Seti I và con trai là pharaoh Ramesses II. Tên của Ramesses II đã được khắc chồng lên tên cha mình sau khi ông qua đời.
2. Những bức tượng khổng lồ của đảo Phục Sinh: Đảo Phục Sinh của Chile là một hòn đảo cực kỳ nổi tiếng, với vô số các bức tượng đầu người khổng lồ (gọi là Moai) nằm rải rác trên đảo. Và bản thân các bức tượng ấy cũng là điều bí ẩn. Trong vòng 300 năm, các nhà sử học đã tìm đủ mọi cách để tìm hiểu xem làm thế nào mà dân đảo xưa kia có thể tạc được những bức tượng này.
Được biết, tượng Moai nặng tới 82 tấn, trong khi trên đảo chẳng có dấu vết của công cụ gì đặc biệt. Vậy họ làm thế nào để di chuyển chúng, sắp xếp thẳng hàng thẳng lối chứ? Mãi đến năm 2012, chúng ta mới có câu trả lời. Trong một video của National Geographic, các chuyên gia đã đưa ra được một giả thuyết hết sức phù hợp. Theo đó, chỉ cần một nhóm người và vài công cụ đơn giản là có thể di chuyển bức tượng nặng tới 90 tấn một cách không mấy khó khăn rồi.
3. Tín hiệu ngoài không gian: Các fan của dòng phim khoa học viễn tưởng chắc cũng không lạ gì câu chuyện này. Năm 1997, khoa học nhận được một tín hiệu kỳ lạ từ ngoài vũ trụ. Nó baatsa ngờ và kỳ lạ đến mức họ đặt cho nó cái tên là Wow! Kể từ khi nhận được tín hiệu, khoa học đã lao tâm khổ tứ, tìm mọi cách để giải mã, tìm ra nguồn gốc nó đến từ đâu mà không thể. Bởi vậy, nhiều người đã tin rằng đây là tín hiệu của người ngoài hành tinh.
Tuy nhiên, vào năm 2017, một nghiên cứu đã đập nát hy vọng về một nền văn minh đến từ ngoài Trái đất. Theo đó, tín hiệu này thực chất đến từ 2 sao chổi 266P/Christensen và 336P/Gibbs, khi chúng đi ngang qua chòm sao Nhân Mã vào ngày 15/8/1977 và ngày 27/7/2017. Nghĩa là, chẳng có người ngoài hành tinh nào ở đây cả.
4. Chuyện gì đã xảy ra với người Maya: Người Maya xưa kia sở hữu một nền văn minh thực sự đáng nể. Họ có chữ viết, có nghệ thuật, có kiến trúc, có khoa học tính toán, và có cả thiên văn học nữa. Vậy mà một ngày, nền văn minh thịnh vượng ấy phải bỏ xứ mà đi, để lại một thành trì đổ nát. Và chúng ta thì chẳng ai biết tại sao.
Bí ẩn ấy đã kéo dài cả ngàn năm, nhưng đến năm 2012 thì chúng ta đã có câu trả lời. Theo như một nghiên cứu được đăng tải trên Kỷ yếu của Viện hàn lâm Khoa học quốc gia (Mỹ), người Maya xưa kia đã đốt và chặt cây rừng để phục vụ sản xuất. Và vì họ tàn phá thiên nhiên quá nhiều, cộng thêm hạn hán kéo dài, tất cả đã phải rời bỏ quê hương khi nạn đói xảy ra.
5. Những vòng tròn kỳ lạ trên cánh đồng: Nhiều cánh đồng ở một số nơi trên thế giới có những họa tiết hình tròn hết sức kỳ lạ, mà bất kỳ ai trên đời lần đầu tiên nhìn thấy cũng sẽ nghĩ đó là sản phẩm của người ngoài hành tinh.
Sự thật thì đúng là các vòng tròn này không phải là sản phẩm tự nhiên, nhưng cũng là do bàn tay con người thôi. Thực chất chỉ cần vài đoạn dây thừng và hàng rào, cộng thêm sự hỗ trợ của người khác thì bất kỳ ai cũng có thể tạo ra những cánh đồng họa tiết tuyệt đẹp như vậy.
Khó giải cái chết của pharaoh trẻ nhất lịch sử Ai Cập cổ đại Tutankhamun lên ngôi khi 9 tuổi trở thành pharaoh trẻ nhất lịch sử Ai Cập cổ đại. Ông hoàng này cai trị trong 10 năm rồi băng hà. Nguyên nhân tử vong của ông là một trong những bí ẩn lớn nhất lịch sử mà giới khoa học nỗ lực tìm kiếm lời giải. Pharaoh trẻ nhất lịch sử Ai Cập cổ đại...