Bí ẩn Nga trên chiến trường Ukraine
Nếu như trên chiến trường Iraq, Lybia…là nơi để cho Mỹ-NATO thử vũ khí, rèn luyện kỹ năng tác chiến thì trên chiến trường Ukraine, Nga có thể?
Tác chiến điện tử
Ngày 10/4/2014, tàu khu trục Mỹ “Donald Cook” với tên lửa hành trình “Tomahawk” đã tiến vào Biển Đen. Mục đích là để đe dọa và biểu dương lực lượng liên quan đến quan điểm của Nga về Ukraine và Crimea.
Đáp lại, Nga cho máy bay Su-24, không mang vũ khí nhưng được trang bị tổ hợp điện tử chiến đấu mới nhất của Nga có tên là “Khibiny”, bay vòng quanh tàu khu trục Mỹ.
“Aegis” đã phát hiện sự tiếp cận trên không và báo động. Tất cả mọi thứ đang diễn ra bình thường, radar Mỹ theo dõi mục tiêu đang đến gần thì đột nhiên tất cả các màn hình vụt tắt. “Aegis” không làm việc, các tên lửa không nhận được thông tin về mục tiêu. Trong khi đó, chiếc Su- 24 của Nga bay qua phía trên boong tàu khu trục Mỹ, mô phỏng cuộc tấn công tên lửa vào mục tiêu lặp đi lặp lại động tác đó đến 12 lần.
Theo các phương tiện truyền thông nước ngoài, sau khi vụ việc này xảy ra, “Donald Cook” đã khẩn cấp cập cảng Romania. Có 27 thủy thủ đã đệ đơn xin từ chức. Tất cả 27 người này đã viết trong đơn là họ không muốn mạo hiểm với tính mạng của mình. Tuyên bố của Lầu Năm Góc gián tiếp xác nhận điều đó khi lập luận rằng động thái của máy bay Nga khiến cho thủy thủ tàu Mỹ mất tinh thần.
Chưa ai chưa tin đó là sự thật, bởi nếu vậy thì Nga là vô đối.
Ngày 29/1, Tư lệnh các lực lượng Mỹ tại châu Âu, Trung tướng Ben Hodges, thừa nhận quân đội Ukraine đang chật vật chống chọi các vụ pháo kích cũng như gây nhiễu điện tử của lực lượng ly khai ở miền Đông nước này. Trung tướng Ben Hodges cho biết hệ thống liên lạc của quân đội Ukraine đang bị các thiết bị gây nhiễu điện tử của lực lượng ly khai gây cản trở và thừa nhận: “Rất khó để lực lượng chính phủ Ukraine sử dụng sóng vô tuyến, điện thoại và các phương tiện liên lạc khác vì lực lượng ly khai có các thiết bị gây nhiễu vượt trội.
Ra thế, cho nên, quân ly khai sử dụng các loại vũ khí có điều khiển rất chính xác, gây thiệt hại nặng cho quân Kiev, nhưng ngược lại, quân Kiev thì như mù, bắn không gây thiệt hại gì đến quân ly khai mà có khi lạc vào dân. Phải chăng quân Kiev thì dùng GPS của Mỹ, còn quân ly khai miền Đông thì dùng GLONASS của Nga?
Còn nữa, Kiev luôn tố cáo Nga kéo quân, xe tăng ầm ầm qua biên giới, Nga yêu cầu bằng chứng, Kiev không thể. Nhưng còn Mỹ, vệ tinh quân sự cực kỳ hiện đại mà không có nổi một bức hình nào chăng? Hay là Nga không hề viện trợ gì cho quân ly khai về xe tăng, đại bác…một sự khẳng định vô cùng ngây thơ là sự thật?
Đến đây, một vài sự kiện mà kết quả có thật đã khiến cho đối tượng tác chiến của Nga hoang mang về nguyên nhân. Rõ ràng, trên chiến trường Ukraine, quân đội Kiev chính thức bị quân ly khai hoàn toàn áp chế điện tử, cho nên, không khó hiểu khi không quân Ukraine “án binh bất động”.
Video đang HOT
Đúng như Thủ tướng Nga Metveded đã nói “Không tin cứ thử xem!”, nhưng khi đã như thế thì chắc sẽ không ai dám thử.
Mưu kế tác chiến của quân ly khai miền Đông
Nếu như mưu hay, kế giỏi là phải lừa được địch và điều khiển được địch để sử dụng lực lượng hợp lý, tiết kiệm mà đạt hiệu quả cao; để vận dụng cách đánh táo bạo, hiểm hóc; để dẫn dắt tình huống tác chiến diễn biến theo ý định của mình; để tạo thời cơ giành thắng lợi quyết định…thì có thể nói, tình hình trên chiến trường Ukraine qua sự đối đầu của quân chính phủ Kiev và quân ly khai miền Đông có vẻ như giống như chiến dịch năm 1975 của Việt Nam ở khâu mưu kế.
Đầu tiên phải khẳng định là so sánh lực lượng của 2 bên cho đến trước ngày 18/2/2015 (trước ngày nổ ra chiến dịch tấn công chiến sân bay Donetsk của Kiev) thì quân Kiev sau một thời gian chuẩn bị trong thời gian ngừng bắn đã mạnh hơn quân ly khai trên toàn chiến trường. Trận chiến tại sân bay Donetsk được ví như trận Stalingrad của Ukraine mà quân ly khai chiến thắng, tuy làm cho tinh thần quân Kiev hoang mang suy sụp nhưng chưa phải là thảm họa, chưa phải là đòn điểm huyệt kết liễu.
Vấn đề là làm sao quân ly khai phải tạo ra một đòn như vậy để buộc Kiev ngồi vào bàn đàm phán kết thúc chiến tranh vô điều kiện hoặc là sự sụp đổ toàn bộ…đã được Bộ tham mưu quân ly khai lựa chọn. Đó là Dabalsevo.
Về mặt địa quân sự, Dabalsevo án ngữ toàn bộ tuyến giao thông huyết mạch của Donetsk với Lugansk. Nếu giải phóng được Dabalsevo thì toàn bộ vùng Donetsk và Lugansk sẽ thành một khối lãnh thổ, toàn bộ lực lượng của Kiev sẽ không còn một điểm tựa, điểm đứng chân nào để triển khai các hoạt động quân sự tấn công miền Đông.
Về mặt địa chính trị, Donetsk và Lugansk sẽ thống nhất chỉ là vấn đề thời gian và trước mắt sự thống nhất về hợp đồng tác chiến giữa 2 lực lượng đã xảy ra.
Ranh giới hiện tại của Donetsk và Lugansk (vòng trong) mà Dabalsevo (vùng nhỏ màu đỏ) lọt thỏm ở giữa, rộng 24 km vuông và vùng ranh giới Donbass (đường màu đỏ bên ngoài) là lãnh thồ mà quân ly khai cần đánh chiếm
Để tấn công Dabalsevo, Bộ tham mưu quân Ly khai phải dùng mưu kế để kéo căng lực lượng quân Kiev ra hai đầu là Mariupol và Kharkiv.
Tại Kharkiv, thành phố lớn thứ 2 của Ukraine đã từng tuyên bố độc lập vào tháng 4/2014 nhưng không thành. Khả năng tấn công quân sự của quân ly khai là không thể, nhưng hỗ trợ cho sự nổi dậy đòi ly khai là có thể…đã khiến cho Kiev lo sợ, hốt hoảng. Vì thế, Kiev đã điều quân dự bị đến và lực lượng an ninh tăng cường gấp đôi, “chuyển trạng thái từ an ninh sang tấn công phủ đầu”…
Tại Mariupol, quân ly khai đã tấn công lần thứ nhất và cuộc tấn công dừng lại để ký thỏa thuận ngừng bắn 5/9/2014. Phải công nhận, tại thời điểm này, quân Kiev bị thua trận nên buộc phải ký ngừng bắn, nhưng quân ly khai cũng không đủ khả năng để tấn công đánh chiếm Mariupol vì chưa được chuẩn bị kỹ về cơ sở vật chất hậu cần kỹ thuật, chưa đủ độ chín về thời cơ…nên họ cũng phải ký thỏa thuận đình chiến. Vì thế, Mariupol, là miếng mồi ngon lớn mà quân ly khai chưa thể nuốt nổi dù rất thèm muốn. Do đó, nếu như có thể, thì Mariupol sẽ là mảnh ghép cuối cùng trong bức tranh Donbass của quân ly khai miền Đông chứ không thế sớm hơn.
So với Mariupol, Dabalsevo chỉ là một “tử huyệt” nhưng Mariupol lại là một vị trí mang tầm chiến lược. Mất Dabalsevo, Kiev đã trao thế cho cho quân ly khai, nhưng mất Mariupol thì Kiev trao luôn cho quân ly khai một lực rất lớn. Bởi vậy, Kiev rất lo sợ khi mất Mariupol và đây là cơ sở để Bộ TM quân Donetsk khai thác triệt để nhằm kéo lực lượng mạnh của Kiev về Mariupol. Mưu kế của họ thành công và 8000 quân của Kiev tại cái “nồi hơi” Dabalsevo đang tuyệt vọng trước sự tấn công bất ngờ của quân ly khai.
Điều chắc chắn là chính quyền Kiev sẽ ngồi vào bàn đàm phán khi và chỉ khi Dabalsevo thất thủ, nếu như họ không muốn mất thêm Mariupol. Còn nhớ sự kiện Gruzia năm 2008, khi đó Tổng thống Pháp, người trung gian hòa giải, đã nói thẳng với Tổng thống Gruzia “Nếu không ký thì chỉ cần 2 tiếng nữa, ông sẽ nghe tiếng xe tăng Nga gầm ở Tiblisi”. Và, tình thế Ukraine bây giờ cũng không khác Gruzia năm xưa, chỉ khác là không phải quân Nga.
Theo Lê Ngọc Thống
Đất Việt
Cú thử sống còn của Thủ tướng Nhật
Thông báo ngày 1/2 về vụ hành quyết con tin Kenji Goto, người Nhật thứ 2 bị tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) bắt cóc và giết hại, đang đặt ra một thách thức chính trị lớn cho chính quyền của Thủ tướng Shinzo Abe.
Theo hãng tin BBC, vụ Kenji Goto nêu ra nhiều câu hỏi về sự an toàn của người Nhật ở trong và ngoài nước trong tương lai, mức độ ủng hộ của dân chúng Nhật đối với một chính sách đối ngoại ngày càng năng nổ, và các triển vọng lập pháp trong năm 2015 nhằm cho phép Lực lượng Phòng vệ Nhật (SDF) đóng một vai trò tích cực hơn ở nước ngoài.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đang đối mặt nhiều thách thức
Người Nhật xưa nay thường ác cảm với ý kiến tham gia vào các cuộc xung đột ở nước ngoài dù là tối thiểu, phản ánh các khái niệm hòa bình trong Hiến pháp 1947 và một ý niệm rằng Nhật tương đối miễn nhiễm với các thách thức của an ninh quốc gia.
Những năm gần đây, Chính phủ Nhật bắt đầu xa rời dần chính sách ngoại giao kiểu này. Thủ tướng Nhật Junichiro Koizumi đã cung cấp sự hỗ trợ mạnh mẽ về hậu cần, tài chính và cả khẩu khí cho nỗ lực tái thiết Iraq của liên quân do Mỹ đứng đầu. Năm 2004, ông từ chối yêu sách của khủng bố là rút lực lượng SDF gìn giữ hòa bình khỏi Iraq, dẫn đến vụ hành quyết Shosei Koda.
Ngày nay, ông Abe càng củng cố chủ trương này, tuyên bố rõ ràng rằng "Nhật sẽ không nhượng bộ trước khủng bố" và quốc đảo này sẽ "hợp tác cùng cộng đồng quốc tế để buộc chúng (quân khủng bố) phải trả giá cho tội lỗi của mình".
Abe cũng cam kết Nhật sẽ tiếp tục cung cấp sự hỗ trợ về nhân đạo và kinh tế cho những nước trong khu vực bị kẹt giữa cuộc chiến chống IS.
Trước khi Goto bị IS xử tử, một số chính trị gia đối lập ở Nhật lên án chính phủ cầm quyền, cho rằng thông báo của Thủ tướng Abe về gói viện trợ 200 triệu USD cho khu vực ngày 17/1 khi ông thăm Cairo có thể đã dẫn tới cuộc khủng hoảng con tin. Nhưng cáo buộc này dường như là cường điệu hóa.
Nhìn chung, cách tiếp cận của Abe rất trọng tâm và cân đối. Ông quyết theo đuổi một lập trường cứng rắn, kiên định với chính sách ngoại giao và an ninh năng nổ hơn mà ông đã phát triển kể từ năm 2012. Ông cũng quyết tâm ràng buộc Nhật với đồng minh quan trọng nhất của nước này là Mỹ, quốc gia cùng với Anh luôn công khai chống lại bất kỳ một nhượng bộ nào trước yêu sách khủng bố.
Sau thông báo ngày 20/1 của IS rằng tổ chức này sẽ chặt đầu hai con tin, Thủ tướn Abe đã triệu tập hội đồng an ninh quốc gia và lập ra một ban quản lý khủng hoảng để hợp tác với các nước chủ chốt trong khu vực, trong đó có Jordan và Thổ Nhĩ Kỳ. Mục đích là giải quyết xung đột thông qua đàm phán với các bộ tộc địa phương ở Iraq hoặc có thể qua một bên trung gian với nhóm bắt cóc con tin.
Nhưng để giữ vững vị thế thống nhất với Mỹ không cúi đầu trước yêu sách khủng bố, Abe dường như có rất ít lựa chọn hành động theo cách mà ông có.
Thủ tướng Nhật mới đây tuyên bố rõ rằng ông sẽ nỗ lực ban hành luật cho phép SDF tham gia vào các nỗ lực giải cứu các công dân Nhật gặp nguy hiểm ở nước ngoài. Sự thay đổi này cũng là một phản ứng cần thiết trước môi trường quốc tế ngày càng bị đe dọa, và chính phủ gần như chắc chắn nhận được đủ phiếu ở cả Thượng viện và Hạ viện thông qua các biện pháp mới.
Tuy nhiên, chưa chắc chắn người dân Nhật, vốn vẫn hoài nghi và lo lắng về quan điểm quân Nhật tham gia vào các tình huống xung đột, có vui vẻ ủng hộ vai trò mới và mở rộng này hay không. Ngoài ra còn có lo ngại rằng Abe có thể đang thúc đẩy một chương trình thay đổi hiến pháp rộng lớn hơn.Và bất kỳ một pháp chế mới nào cũng sẽ là tiền đề cho một nghị trình bao gồm một chính sách xét lại lịch sử gây tranh cãi, cùng với chính sách an ninh rõ nét hơn.
Với nền tảng này, cộng với sức ép từ cái chết của hai con tin Nhật trong tay IS, Thủ tướng Abe sẽ cần đến sự sắc sảo và khéo léo về chính trị để lôi kéo công chúng về phía mình, trong khi vẫn thể hiện được rằng ông đang có được sự tin tưởng và các kỹ năng cần thiết để gìn giữ an toàn cho đất nước và con người Nhật Bản.
Theo Thanh Hảo
Vietnamnet
Cuộc "thử lửa ngoại giao" đầu tiên của ông Kim Jong Un Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un đã nhận lời mời của Tổng thống Vladimir Putin tới thăm nước Nga nhân lễ kỷ niệm 70 năm ngày kết thúc Chiến tranh Thế giới thứ Hai. Đây sẽ là cuộc "thử lửa ngoại giao" đầu tiên của ông Kim Jong Un sau 3 năm cầm quyền nên được giới phân tích quan sát...