Bí ẩn muôn đời không giải ‘con mắt’ khổng lồ giữa sa mạc Sahara
Giữa sa mạc Sahara có một bí ẩn lớn hấp dẫn giới khoa học là một “ con mắt” khổng lồ. Cấu trúc kỳ lạ này được hình thành như thế nào vẫn chưa được lý giải.
Giữa sa mạc Sahara có một bí ẩn lớn hấp dẫn giới khoa học là một ” con mắt” khổng lồ. Cấu trúc kỳ lạ này được hình thành như thế nào đến nay vẫn chưa được lý giải.
Nguyên do là bởi vẻ đồ sộ và bí ẩn của “con mắt” này rất khó nhận thấy từ mặt đất. Các nhà khoa học chỉ thực sự biết về kiến trúc độc lạ này khi thực hiện sứ mệnh bay vào vũ trụ. Để thuận tiện cho việc nghiên cứu, các chuyên gia đặt tên cho kiến trúc bí ẩn đó là cấu trúc Richat. “Con mắt” này có đường kính trải rộng tới 40 km trên mặt đất.
Điều độc đáo là cấu trúc có hình dáng giống mắt người hoặc mắt động vật. Khi nhìn từ trên cao nhìn xuống, “con mắt” khổng lồ giữa sa mạc Sahara là kết cấu địa chất khổng lồ nhiều vòng elip đồng tâm.
Các nhà nghiên cứu suy đoán cấu trúc Richat được hình thành khoảng 300 triệu năm trước. Nó được hình thành bởi sự xói mòn đất từ cuối thời kỳ nguyên sinh cho tới giữa thời kỳ sa thạch Ordovicia.
Một giả thuyết khác nhận định “con mắt” khổng lồ giữa sa mạc Sahara được hình thành là do kết quả của vụ va chạm thiên thạch. Thế nhưng, đến nay, các chuyên gia chưa tìm thấy đá tan chảy để chứng minh giả thuyết này là chính xác.
Video đang HOT
Một giả thuyết được nhiều người ủng hộ đó là quan điểm của hai nhà địa chất học người Canada Guillaume Matton và Michel Jébrak thuộc khoa Khoa học Trái Đất và Khí quyển của Đại học Quebec, Montreal. Họ cho rằng sự hình thành của cấu trúc Richat bắt đầu cách đây hơn 100 triệu năm.
Vào thời điểm đó, siêu lục địa Pangaea tách rời do kiến tạo mảng. Điều này khiến các khu vực nay là châu Phi và Nam Mỹ di chuyển cách xa nhau.
Đá nóng chảy dâng lên bề mặt nhưng không lan rộng mà hình thành một mái vòm với nhiều lớp đá. Quá trình này cũng tạo ra những đường đứt gãy bao quanh và chạy dọc “con mắt”. Sự việc này đồng thời hòa tan đá vôi ở gần giữa con mắt, khiến đá vôi đổ sụp và hình thành một loại đá đặc biệt có tên breccia.
Một thời gian ngắn sau đó, “con mắt” phun trào dữ dội khiến một phần mái vòm sụp đổ. Tác động bào mòn góp phần hoàn thiện cấu trúc khiến nó có hình dáng giống ngày nay.
Những vòng tròn đồng tâm của cấu trúc Richat được tạo thành từ nhiều loại đá khác nhau xói mòn với tốc độ khác nhau. Trong đó, vòng tròn nhạt màu hơn ở gần giữa con mắt là đá núi lửa sinh ra từ vụ phun trào.
Rùng mình 'thủ phạm' cướp đi mạng sống của hàng loạt kẻ trộm mộ
Có rất nhiều những kẻ trộm mộ đã phải bỏ mạng khi hành nghề vì những lí do vô cùng bí ẩn. Liệu có phải đây là sự trừng phạt của những người đã khuất?
Thứ đầu tiên luôn rình rập để đoạt mạng những kẻ trộm mộ chính là khí độc. Trong các ngôi mộ có vô vàn những chất có hại, điển hình như chu sa. Trải qua hàng ngàn năm, loại chất khoáng này sẽ biến chất và hình thành những khí độc.
Bên cạnh đó, chính thứ đồ bồi táng mà những tên trộm hướng đến cũng có nguy cơ tự sản sinh ra những khí độc hại do bị chôn dưới lòng đất quá lâu.
Những chất độc này có thể gây hại tức thời, cũng có thể để lại ảnh hưởng lâu dài cho sức khỏe những tên trộm mộ. Có những tên trộm thậm chí đã ăn, ở, ngủ, nghỉ tại các hầm mộ để vơ vét.
Do đó, hậu quả khi ở quá lâu tại những địa điểm đầy khí độc như vậy của những tên trộm mộ đôi khi chính là mạng sống. Bên cạnh đó còn có những sinh vật dưới mặt đất luôn ẩn chứa nguy hiểm tiềm tàng.
Lăng mộ Trung Quốc chôn cất những nhân vật quyền lực và giàu có trong xã hội phong kiến thường có nhiều đồ tùy táng quý giá. Để bảo vệ lăng mộ, người xưa thiết kế nhiều cạm bẫy nguy hiểm khiến mộ tặc vào không thể ra.
Và những "cạm bẫy" để phòng mộ tặc mà người xưa hay dùng phải kể đến như thủy ngân hay hệ thống bẫy kiểu cát lún (nhìn bề mặt có thể đi được, nhưng một khi bước chân vào sẽ bị tụt xuống những hố cát và đá sâu...).
Người xưa cố tình đặt một cỗ quan tài giả trong lăng mộ. Khi đột nhập vào trong mộ, những kẻ xâm phạm sẽ nhanh chóng tiến về phía quan tài. Khi ấy, những tên trộm mộ sẽ đến gần với cái chết bởi những bức tường xung quanh căn phòng chứa quan tài giả được làm từ cát và đá sắc nhọn.
Lúc kẻ trộm vô tình động vào bức tường sẽ tạo ra một lỗ hở khiến bức tường đổ sập và cát tràn vào. Chỉ trong thời gian ngắn, những tên trộm mộ sẽ bị vùi chết trong căn phòng đầy cát. Nhờ vậy, di hài người quá cố cùng cổ vật sẽ an toàn trong phòng chôn cất khác.
Một cạm bẫy nguy hiểm nữa chính là thủy ngân, đây là một chất có độc tính cực cao, lại dễ bay hơi. Một khi bước vào những nơi có chứa chất này với nồng độ cao thì coi như phải bỏ mạng.
Nghề trộm mộ là một nghề trái đạo đức, trái pháp luật. Do đó, giới mộ tặc luôn hành nghề vào ban đêm. Điều này để đảm bảo rằng hành tung của chúng sẽ không bị phát hiện.
Việc đảo lộn thời gian sinh hoạt và làm việc giữa ban ngày và ban đêm như vậy trong 1 quãng thời gian quá dài sẽ dẫn đến những tổn thương lớn cho cơ thể.
Không những thế, điểm mấu chốt ảnh hưởng đến sức khỏe và tuổi thọ của những tên trộm mộ đó là tâm lý luôn trong trạng thái bất an của chúng. Với đầy rẫy nguy hiểm khi hành nghề như vậy, phần lớn những tên trộm mộ đều khó có thể sống thọ là điều dễ hiểu.
Giật mình nguyên nhân cung điện trong Tử Cấm Thành quanh năm lạnh giá Dưỡng Tâm Điện là cung điện lớn trong Tử Cấm Thành. Dù là mùa Hè hay mùa Đông thì nơi này luôn lạnh giá. Khi kiểm tra sàn nhà, họ phát hiện bí mật lớn. Tử Cấm Thành là cung điện hoàng gia nổi tiếng của triều đại nhà Minh và nhà Thanh trong lịch sử phong kiến Trung Quốc. Là nơi ở...