Bí ẩn máy bay không người lái “trêu ngươi” nhà máy điện nguyên tử
Một cuộc điều tra đã được tiến hành sau khi công ty điện quốc gia EDF của Pháp cho biết, một máy bay không người lái đã bay lượn trên 7 nhà máy hạt nhân của công ty.
Chiếc máy bay không người lái đầu tiên được phát hiện hôm 5.10 tại nhà máy Creys-Malville ở Isere miền đông nam nước Pháp, cách thành phố Lyon 50km, và từ đó tới 20.10 người ta phát hiện ra những trường hợp tiếp theo – EDF cho biết. Các vụ tiếp theo tập trung vào những ngày từ 13 đến 30, chủ yếu vào ban đêm hoặc sáng sớm.
EDF cho biết, họ không thấy có lo ngại gì về an ninh hoặc hoạt động của các nhà máy và công ty “không sợ” các máy bay này, bởi chúng không thể gây hư hỏng gì.
Bộ trưởng Nội vụ Pháp Bernard Cazeneuve cho biết, đã có các biện pháp được thực hiện để vô hiệu hóa đám máy bay không người lái.
Người phát ngôn của không quân Pháp, Đại tá Jean-Pascal Breton cho biết, tất cả máy bay không người lái phát hiện tại các nhà máy của EDF đều là cỡ nhỏ, khá phổ biến để sử dụng thương mại, và vì kích cỡ nên chúng không được coi là mối đe dọa.
Theo luật Pháp, không máy bay nào được phép bay trong vòng 5km quanh nhà máy hạt nhân và không quân có trách nhiệm bảo vệ những khu vực này.
Chưa rõ ai đứng sau những vụ này, và nhiều nghi ngờ ban đầu tập trung vào tổ chức môi trường Hòa bình Xanh. Song tổ chức này đã phủ nhận sự liên quan. Hòa Bình Xanh cho biết, một máy bay không người lái cũng đã bay trên khu vực viện nghiên cứu hạt nhân CEA ở Paris và cáo buộc EDF không quan tâm đến ý nghĩa của sự viện này. Trang web của báo Le Figaro cho biết, máy bay không người lái cũng đã bay trên một số cơ sở khác của CEA.
Pháp dựa 75% vào các nhà máy hạt nhân để sản xuất điện và có 58 lò phản ứng đang hoạt động ở 19 điểm do EDF điều hành. Tổng thống Francois Hollande đã cam kết giảm số lò phản ứng của Pháp trước 2025, giảm sự phụ thuộc vào năng lượng hạt nhân từ 75% xuống 50%.
Theo LDO
'Mua' giấy chứng nhận giả phụ tùng điện hạt nhân an toàn
Bộ Thương mại-công nghệ-năng lượng Hàn Quốc ngày 24.6 cho biết: cuộc thanh tra mới đây của chính phủ lại phát hiện giấy chứng nhận an toàn giả cho các phụ tùng sử dụng tại các nhà máy điện hạt nhân của Hàn Quốc.
Video đang HOT
Cuộc kiểm tra của thanh tra Bộ phát hiện 7 giấy giả cho 5 món phụ tùng từ 4 nhà cung ứng phụ tùng, theo Bộ trên. Đoàn thanh tra cho biết, các phụ tùng này trực tiếp liên quan đến tính an toàn của các lò phản ứng hạt nhân.
Bộ nêu: chúng không phải các phụ tùng chủ yếu nên có thể thay thế mà không cần phải dừng hoạt động của các lò phản ứng.
Đưa dân thường vào cuộc giám sát
Phát hiện mới nhất này tiếp sau vụ tai tiếng lớn hồi tháng 5.2013, khi một cuộc điều tra của Ủy ban an ninh hạt nhân (NSSC) phát hiện nhiều sợi cáp kiểm soát không đạt tiêu chuẩn an toàn, cung cấp cho 3 lò phản ứng, đều có giấy chứng nhận an toàn giả, dẫn đến việc đóng cửa lập tức 3 lò này. Cả 3 lò chỉ có thể hoạt động trở lại sau nhiều tháng bảo trì đặc biệt, để thay thế toàn bộ số phụ tùng "dỏm" .
Cáp kiểm soát là thành phần chính cho một cơ chế an toàn của một lò phản ứng hạt nhân: nếu có tai nạn như rò rỉ phóng xạ, cáp sẽ được dùng để phát một tín hiệu vào hệ thống an ninh. Nếu nó không hoạt động lúc xảy ra tai họa, nhiên liệu hạt nhân sẽ lạnh và chức năng phòng chống nguy cơ rò rỉ phóng xạ của một lò phản ứng sẽ không hoạt động hiệu quả. Mỗi lò sử dụng khoảng 5 km cáp này.
Ảnh: Chuẩn bị lắp đặt lò phản ứng ở Hàn Quốc
Để bảo đảm phụ tùng thay là "đồ xịn", NSSC mời các chuyên gia dân sự và dân thường chứng kiến cuộc thay thế và giám sát quá trình này. NSSC cùng Viện an toàn hạt nhân Hàn (KINS) cũng xác nhận cáp kém chất lượng cùng giấy chứng nhận chất lượng giả đã được sử dụng để xây 6 lò Shingori 1,2, 3,4 và Shinwolsong 1, 2.
Hồi ấy, ngành công tố Hàn Quốc mở cuộc điều tra lớn, về những đồ phụ tùng kém chất lượng được lắp đặt tại các lò phản ứng, cộng thêm vụ làm giấy chứng nhận an toàn giả!
Một số quan chức và đơn vị gia công linh kiện đã bị bắt vì tội nhận hối lộ và sản xuất hàng giả. Trong số những người bị bắt có cựu tổng giám đốc Công ty thủy điện-hạt nhân Korea Hydro & Nuclear Power (KHNP, thuộc Nhà nước), đơn vị điều hành tất cả các nhà máy điện hạt nhân.
Che giấu sự thật để xuất khẩu công nghệ điện hạt nhân
NSSC đã mở cuộc điều tra về những gian dối này từ tháng 4.2013, khi có "tin chỉ điểm" rằng có tiêu cực.
Đây không phải lần đầu tiên các nhà máy điện hạt nhân Hàn bị đóng cửa do dùng "hàng giả". Năm 2012, hai lò phản ứng ở nhà máy Yeonggwang bị đóng, sau khi NSSC phát hiện các phụ tùng kém chất lượng cùng giấy chứng nhận giả. Lúc đó, NSSC phát hiện tổng cộng 694 món phụ tùng là "hàng giả".
Phản ứng trước cáo buộc tham nhũng trong khâu điều hành các nhà máy điện hạt nhân, NSSC (thuộc Văn phòng Thủ tướng) nói sẽ xem xét lại Luật an toàn hạt nhân để có thể quy trách nhiệm rõ ràng hơn đối với các cơ quan kiểm định (vận hành thử) và công ty đánh giá chất lượng sản phẩm.
Khi người dân bất mãn về những cáo buộc tham nhũng trong khâu điều hành các nhà máy điện hạt nhân, nhiều người đã chỉ trích chính phủ thời Tổng thống Lee Myung-bak (cùng Đảng Saenuri với đương kim Tổng thống Park Geun-hee) là cẩu thả, nhất là trong cùng thời gian ấy, chính phủ quyết liệt xuất khẩu công nghệ điện hạt nhân.
Các quan chức tham quan một nhà máy điện hạt nhân Hàn Quốc
Khi mãn nhiệm, Tổng thống Lee đã xem việc ký được hợp đồng trị giá 18,6 tỉ USD để xây 4 lò phản ứng hạt nhân cho Các Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất (UAE, từ năm 2020) là một trong những thành tích lớn của ông, và ông đã muốn tái lập thành tích này với nhiều nước khác.
Trong thực tế hồi năm 2012, báo giới Hàn đã nêu chính phủ UAE đã cử đoàn thanh tra sang Hàn xem xét tình hình, vì Tập đoàn Korea Electric Power Corp. (KEPCO) đang xây dựng một lò ở UAE. Người dân nói chính phủ Tổng thống Lee "nhắm mắt làm ngơ" những bất thường, để không làm mất uy tín "thương hiệu" nhà máy điện hạt nhân "made in Korea".
Các cựu quan chức thời Tổng thống Lee kịch liệt phủ nhận cáo buộc này. Còn theo nguồn tin của báo "JoongAng Ilbo", bà Park không hài lòng khi lần đầu tiên được báo cáo việc ngưng hoạt động 4 lò phản ứng, nói vụ tai tiếng "xài hàng giả" tác động xấu đến việc xuất khẩu nhà máy điện hạt nhân sang các nước khác.
"Tội hình sự không thể dung tha"
Bà Park đã tuyên bố trong cuộc họp hàng tuần vào ngày 3.6.2013 với các Bộ trưởng: "Không thể chấp nhận vì sự tham lam cá nhân mà hy sinh cuộc sống và sự an toàn của nhân dân. Tôi sẽ chặt đứt dây chuyền tham nhũng. Không thể chấp nhận phụ tùng kém chất lượng ở các nhà máy điện hạt nhân. Tôi cho rằng tai tiếng này nghiêm trọng vì nó tác động đến cuộc sống của người dân, chưa nói cho nguồn cung cấp điện quốc gia".
Bà Park chỉ đạo các trợ lý phải xóa bỏ tình trạng tham nhũng và những bất thường vốn hình thành từ đầu thập niên 1970, khi Hàn bắt đầu sử dụng điện hạt nhân. Thủ tướng Hàn lúc ấy là Chung Hong-won nói các "lem nhem" ở nguồn cung ứng phụ tùng là "tội hình sự không thể dung tha".
Riêng năm 2012, lĩnh vực nhà máy điện hạt nhân chi 1,37 ngàn tỉ won (1,21 tỉ USD) để bảo trì-thay thế phụ tùng, và các nhà quan sát đã chỉ ra rằng mảng này từ lâu không bị kiểm soát.
Dân Hàn Quốc biểu tình đòi đóng cửa lò phản ứng Gori số 1 hồi năm 2012
Theo Bộ Thương mại- Công nghệ và Năng lượng Hàn năm 2013, việc đóng 10 lò phản ứng do cáp kiểm soát "dưới chuẩn" (chiếm 10 % nguồn cầu điện năng toàn Hàn) dẫn đến nỗi lo sẽ bị cúp điện lúc nhu cầu sử dụng điện tăng cao trong mùa hè nóng nực. Mỗi lò bị đóng khiến Hàn mất 1 triệu kilowatt điện, tức tổng nguồn điện chỉ còn 78,7 triệu kilowatt, trong khi nguồn cầu điện tăng trong hè sẽ lên mức đỉnh 79 triệu kilowatt trong tuần thứ hai của tháng 8.
Các lò phản ứng hạt nhân cung cấp khoảng 35 % sản lượng điện cho Hàn Quốc. KHNP hiện quản lý 23 lò phản ứng, đang dự tính từ năm 2030 xây thêm 16 lò nữa.
Bộ Thương mại-công nghệ-năng lượng Hàn Quốc nói 4 công ty liên quan vụ việc mới nhất sẽ đối mặt với các đơn kiện hình sự và đòi bồi thường.
Cuộc điều tra cũng phát hiện 6 cơ quan kiểm định cấp nhà nước, gồm Phòng thí nghiệm quốc gia và Viện nghiên cứu- thí nghiệm quốc gia, đã không tiến hành kiểm tra kỹ lưỡng trước khi cấp giấy chứng nhận. Họ bỏ qua hai khâu thử nghiệm và cấp kết quả thử nghiệm vốn là sự bắt buộc.
Cả 6 đơn vị này sẽ bị tạm ngưng hoạt động trong 3 tháng.
Theo Một Thế Giới
Ukraine không từ bỏ nhập khẩu nhiên liệu hạt nhân từ Nga Ngay 24-6, thư trương Bô Năng lương va Công nghiêp than Ukraine cho biêt nươc nay không co y đinh tư bo nhâp khâu nhiên liêu hat nhân tư Nga do Kiev phai tinh toan lơi ich kinh tê trong viêc lưa chon nha cung câp. Phat biêu vơi phong viên, Thư trương Vadym Ulida cho răng: "Chúng tôi không nói rằng chúng...