Bí ẩn mất ảnh UFO ở Bộ Quốc phòng Anh
Người ta nói rằng đó là một trong những ảnh chụp UFO tốt nhất và được phóng thành một bức cỡ lớn treo trên tường ở trụ sở Bộ Quốc phòng Anh.
Tuy nhiên, vào khoảng giữa những năm 1991 – 1994, bức ảnh biến mất một cách kỳ lạ và không bao giờ người ta còn nhìn thấy nó nữa.
Một ngày nọ năm 1991 khi Nick Pope tham gia phỏng vấn ứng tuyển vào vị trí Chánh văn phòng UFO thuộc Bộ Quốc phòng, ông đã bị bức ảnh UFO treo trên tường “hớp hồn”. Ông tiết lộ với báo Huffington Post rằng “ai có mặt trong căn phòng đó cũng như vậy”.
Các bức ảnh nguyên gốc khác, phim âm bản và bức ảnh treo tường UFO đó không rõ vì sao đã biến mất vào những năm 1990. Chỉ duy nhất một bức vẽ lại bằng bút chì của Bộ Quốc phòng là còn đó.
Bức vẽ lại UFO bằng bút chì còn lưu trong hồ sơ của Bộ Quốc phòng Anh. Ảnh: Huffington Post.
Bức ảnh nằm trong loạt 6 bức do một cặp khách bộ hành đường dài chụp khi phát hiện một vật thể lạ hình thoi trên bầu trời Pitlochry, Scotland vào ngày 4/8/1990. Chiếc UFO dường như bay liệng trong không trung gần một máy bay phản lực Harrier của Không quân Hoàng gia Anh. Các nhân chứng kể đã nhìn thấy vật thể bất thường trên trời khoảng gần 10 phút trước khi nó phóng mất dạng.
Sự cố năm 1990 từng được miêu tả trong các hồ sơ về UFO được Bộ Quốc phòng Anh giải mật và công bố hồi năm 2009.
Tờ Huffington Post dẫn lời ông Pope cho hay, chủ trương chính thống của Bộ Quốc phòng Anh là thu được càng nhiều thông tin càng tốt trong trường hợp có người nhìn thấy UFO, kể cả phim âm bản.
Đối với sự cố năm 1990, hai khách bộ hành đường dài đã liên lạc với một tờ báo. Tòa soạn báo này đã cử người liên lạc với Bộ Quốc phòng nhằm thu thập thêm thông tin để viết bài về sự cố. Tuy nhiên, Bộ Quốc phòng đã ra yêu cầu và thu giữ toàn bộ ảnh gốc cũng như phim âm bản lọt vào tay tờ báo nọ.
Mọi chuyên xảy ra chỉ ngay trước khi ông Pope về tiếp quản phòng UFO của Bộ trong giai đoạn 1991 – 1994. Khi bắt đầu cương vị lãnh đạo đơn vị này, ông Pope không thể kiềm chế việc nhìn trân trân vào bức ảnh phóng UFO cỡ lớn treo trên tường văn phòng.
“Nó trông giống hình thoi ở mọi hướng và được chụp cả ba chiều … Vật thể lạ trông tối và có màu xám kim loại. Dù sở hữu kích thước lớn (hơn 24 mét đường kính) nhưng UFO rõ ràng không mang cấu trúc của bất kỳ loại máy bay nào. Ngoài ra, trên thân mình nó không có ký hiệu nào và dường như không có hệ thống đẩy. Điều đó khiến chúng tôi nghĩ rằng, dù là gì, nó rõ ràng là sản phẩm công nghệ vượt xa những gì mà chúng tôi có”, ông Pope nhớ lại.
Theo ông Pope, “sếp” của ông từng bị thuyết phục rằng vật thể trong bức ảnh chụp UFO thực chất là một mẫu máy bay bí mật của Mỹ. Tuy nhiên, sau những cam đoan từ nhà chức trách Mỹ rằng họ không thử nghiệm bất cứ thứ gì như vậy trên bầu trời Anh, “sếp” của ông Pope đã cho tháo gỡ bức ảnh UFO treo trên tường và cất giữ nó ở đâu đó.
Các ảnh gốc sau đó được gửi tới chỗ của các chuyên gia phân tích hình ảnh thuộc Trung tâm Do thám tình báo Không quân Anh. “Vào thời điểm đó, Bộ Quốc phòng thậm chí không công khai thừa nhận bất cứ sự quan tâm tình báo nào đến các UFO. Mặc dù chưa bao giờ phát biểu công khai nhưng chúng tôi muốn có công nghệ hiện đại đó cho các máy bay quân sự và máy bay không người lái của mình”, ông Pope tiết lộ.
Tại sao câu chuyện về UFO này bây giờ lại được phanh phui? Câu trả lời đơn giản là: cũng như những đồn đại về sự kỳ bí của vụ rơi UFO ở Roswell, New Mexico (Mỹ) năm 1947 hay khu quân sự tuyệt mật Area 51 của Mỹ ở sa mạc Nevada, nhiều bí mật không dễ dàng bị lãng quên.
Với những tình tiết về lời kể của nhân chứng, mối quan tâm của các quan chức cấp cao trong chính quyền và sự biến mất đột ngột của các bằng chứng (bao gồm ảnh gốc và phim âm bản), sự cố năm 1990 hội đủ các điều kiện thêu dệt nên một giai thoại mới về UFO.
Theo Vietnamnet
6 thứ đắt tiền nhất thời cổ đại: Số 2 giờ rẻ như cho mà từng có giá như vàng
Trong thời kỳ cổ đại, vàng và kim cương chưa hẳn đã là thứ đắt giá nhất. Muối có thể đắt giá như vàng.
Hình minh họa: người tầng lớp cao quý trong thời cổ đại.
Chúng ta cùng tìm hiểu 6 thứ quý giá nhất trong thời cổ đại. Trải qua mấy ngàn năm, cuộc sống thay đổi nhiều, mọi giá trị đã thay đổi, nhưng có thứ vẫn vẹn nguyên giá trị.
1/ Đồng
Chiếc bình bằng đòng từ năm 350 trước CN.
Đồng là một trong số ít kim loại có thể được sử dụng (ở một mức độ nào đó) ở dạng tự nhiên, trái ngược với khai thác từ quặng từ năm 7500 trước CN.
Trên thực tế, đồng liên quan đến giai đoạn phát triển đô thị hóa, đánh dấu bằng Thời đại đồ đồng. Nhiều nền văn minh sử dụng đồng để chế tạo công cụ, đồ tạo tác, vũ khí và buôn bán.
Sau đó, con người ngày càng tiến bộ hơn, dùng đồng đúc thành tiền xu. Ví dụ, trong giai đoạn đầu của Cộng hòa La Mã (thế kỷ thứ 6 - 3 trước CN), người ta đúc tiền xu bằng đồng vì nó là thứ kim loại quý giá.
Đến thời hoàng đế Julius Caesar, người ta bắt đầu biết dùng đồng hợp kim ít tốn kém hơn như đồng thau (là đồng và kẽm) để đúc tiền xu.
Hơn nữa, người La Mã đã nghĩ ra các kỹ thuật khai thác đồng tiên tiến, đạt đến đỉnh cao (trong thời kỳ tiền công nghiệp) với sản lượng ước tính khoảng 15.000 tấn/ năm.
2/ Muối
Người xưa biết sản xuất và sử dụng muối từ khoảng năm 6000 trước CN. Muối được coi như một thứ cần thiết cho sự phát triển nền văn minh nhân loại vì hai lý do quan trọng.
Lý do đầu tiên, muối là thứ gia vị chính không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày. Lý do thứ hai muối giúp lưu trữ và bảo quản thực phẩm trong thời gian dài. Nhờ muối mà người xưa có thể vận chuyển và kinh doanh các thực phẩm tươi sống.
Muối còn được dùng để ướp xác.
Người La Mã đặc biệt quan tâm đến việc cung cấp muối - đến mức nhiều hệ thống đường bộ được xây dựng để vận chuyển muối hiệu quả. Thậm chí, muối còn được dùng trong mưu đồ chính trị, các nhà lãnh đạo La Mã không thể giảm giá muối để lấy lòng dân chúng.
Vào cuối thế kỷ 6 sau CN, thương nhân ở hạ Sahara (châu Phi) thường đổi muối lấy vàng. Muối cũng được sử dụng như một thứ tiền tệ ở một số nơi trên thế giới, bao gồm cả Ethiopia, phiến muối được gọi là amole dùng làm tiền tệ đến đầu thế kỷ 20.
3/ Lụa
Áo lụa Trung Quốc thêu rồng.
Người Trung Quốc bắt đầu dệt lụa vào thời Đồ đá mới. Nguồn cung cấp lụa hạn chế khiến nó trở thành một trong những mặt hàng được săn lùng nhiều nhất trong thời cổ đại. Con đường Tơ lụa hình thành vào khoảng năm 207 trước CN do nhu cầu buôn bán tơ lụa giữa 2 lục địa Á-Âu.
Ban đầu, lụa được coi là mặt hàng xa xỉ do vẻ bề ngoài óng ả và chất lượng tốt hơn những loại vải khác. Chỉ có hoàng gia và người quyền thế mới dùng đồ lụa.
Ở Trung Quốc, lụa quý như vàng nên nó được dùng làm lễ vật cống nạp lên vua quan và làm vật phẩm ban thưởng cho người có công trạng.
Bên cạnh đó, giống như trọng lượng của vàng, chiều dài của vải lụa trở thành tiêu chuẩn tiền tệ ở Trung Quốc. Ngoài ra, giấy làm từ tơ lụa là thứ giấy xa xỉ dành cho người giàu.
Thật đáng ngạc nhiên, gần 1.000 năm trước khi có Con đường Tơ lụa, lụa Trung Quốc đã du nhập sang Địa Trung Hải và Ai Cập. Bằng chứng là đã phát hiện ra tơ lụa trong ngôi mộ chứa xác ướp từ năm 1070 trước CN, trong Thung lũng các vị vua.
Lụa cũng ảnh hưởng đến Hy Lạp, thương nhân trao đổi lụa lấy các mặt hàng có giá trị cao như vàng, ngà voi và thậm chí cả ngựa.
Người Trung Quốc độc quyền dệt lụa đến đầu thế kỷ 4 sau CN. Lúc này, người Nhật mới học được kỹ thuật dệt lụa từ 4 phụ nữ Trung Quốc. Người Ấn Độ cũng giải mã được bí quyết dệt lua vào thế kỷ 5 sau CN, rồi du nhập nghề sang Ba Tư. Sau đó, người La Mã nhen nhóm phát triển nghề dệt tơ lụa nhờ kỹ thuật học được từ Ba Tư.
4/ Gỗ cây tuyết tùng
Gỗ cây tuyết tùng vốn có ý nghĩa tâm linh trong các nền văn hóa cổ đại khác nhau, làm tăng giá trị thực của nó. Ví dụ, trong thần thoại Sumer, cây tuyết tùng được coi là gần giống với Cây Sự sống tượng trưng cho sức mạnh, bí quyết sống và sự bất tử.
Vận chuyển gỗ tuyết tùng bằng thuyền đầu rồng.
Theo quan niệm địa lý vũ trụ, cây tuyết tùng tương ứng với vị thần sáng tạo Ea thông minh, khéo léo và ma thuật.
Các nền văn minh cổ đại dùng gỗ cây tuyết tùng cho những nơi linh thiêng, cao quý. Các nhà khảo cổ đã thấy thứ gỗ này trong quan tài pharaoh Tutankhamen, niên đại từ thế kỷ 14 trước CN. Người Ai Cập cổ đại cũng ướp xác bằng nhựa cây tuyết tùng.
Gỗ tuyết tùng Li băng được đánh giá cao vì chất lượng tốt, mùi thơm dịu nhẹ, không mục nát và chống côn trùng. Nên nó được dùng để đóng tàu và xây dựng các công trình hoành tráng.
Ngay cả trong các nền văn hóa châu Âu cổ đại, cây tuyết tùng cũng mang tính biểu tượng cho sức mạnh của sự sống. Nhựa cây tuyết tùng được coi như vị thuốc quý. Mặt khác, người La Mã tích cực bảo tồn các rừng cây tuyết tùng.
5/ Nhị hoa nghệ tây
Nhị hoa nghệ tây.
Người xưa biết dùng nhị hoa nghệ tây làm dược liệu từ khoảng năm 2000 trước CN. Cần khoảng 100.000 đến 250.000 cây nghệ tây mới lấy được 450 gram nhị hoa nên nó có giá đến 95..000 USD (tính theo giá hiện tại). Nhưng từ xa xưa, hoa nghệ tây đã là thứ cực kỳ đắt đỏ.
Có lẽ ban đầu, người Sumer lấy cây nghệ tây từ đảo hoang Crete xa xôi, mang về trồng và nhân giống. Trong bức bích họa thời đại đồ đồng trong cung điện nổi tiếng Knossos ở Minoan Crete mô tả vụ thu hoạch nghệ tây. Bức bích họa khác mô tả người phụ nữ bôi nghệ tây vào bàn chân chảy máu, ám chỉ sử dụng nó như thảo dược.
Người Hy Lạp và La Mã cổ đại đã sử dụng nghệ tây làm nước hoa hoặc chất khử mùi và nước thơm cúng thần linh. Nó được buôn bán vượt qua Địa Trung Hải. Nữ hoàng Cleopatra ưa tắm bằng nghệ tây cho thơm tho và quyến rũ.
Người Phoenicia đã sử dụng nghệ tây làm thuốc nhuộm thay thuốc nhuộm tím. Người Ba Tư và Ấn Độ cũng dùng nghệ tây trong nghi lễ cúng tế, làm gia vị, thuốc bổ, thuốc kích dục và thuốc nhuộm cho đến ngày nay nên nó vẫn là thứ vô cùng đắt giá.
6/ Thuốc nhuộm tím
Áo vải nhuộm tím bằng thứ thuốc đắt giá.
Thuốc nhuộm tím, còn được gọi là màu tím hoàng gia, là một loại thuốc nhuộm màu đỏ tím được chiết xuất từ vỏ ốc gai. Về bản chất, thuốc nhuộm có nguồn gốc từ dịch động vật nên việc chiết xuất ra rất công phu và tinh tế.
Người Phoenicia nắm giữ bí quyết chiết xuất trong Thời đại đồ đồng. Càng làm công phu thì thuốc nhuộm càng đỏ rực, sáng hơn dưới ánh sáng mặt trời. Nên thuốc nhuộm tím trở thành mặt hàng đắt nhất trong lịch sử.
Chỉ có các hoàng gia, quý tộc và thương nhân giàu có mới dùng vải nhuộm tím. Do đó, hoàng gia Ba Tư Achaemenid tích trữ quần áo màu tím làm quà tặng cho các quan chức cấp cao. Alexander Đại đế tình cờ bắt gặp đống quần áo nhuộm màu tím được giấu kín bên trong Kho bạc Hoàng gia tại Susa (phía tây Ba Tư). Thuốc nhuộm tím có thể giữ bền màu đến 190 năm.
Cần đến 10.000 vỏ ốc gai mới chiết xuất ra 1 gram thuốc nhuộm tím nên nó có giá khoảng 19.000 USD ngày nay. Ngoài ra, một pound len nhuộm tím tương đương với giá một pound vàng.
Theo Realm of History
Thằn lằn đứt đuôi rồi mọc lại: Khả năng khiến nhân loại phải ghen tị này hóa ra là sự đánh đổi cực lớn Các loài thằn lằn có thể mọc lại đuôi, thậm chí là tứ chi. Nhưng khả năng đó không vô hạn. Thằn lằn là một loài vật có nhiều đặc điểm không hoàn hảo trong tự nhiên. Xét về góc độ là những kẻ săn mồi thì chúng nhanh kinh khủng, nhưng cũng rất dễ trở thành con mồi của kẻ khác vì...