Bí ẩn luồng sáng lóe lên trước các trận động đất
Các thông tin về “ánh sáng động đất”, giống như hình ảnh nhìn thấy trong các đoạn video ghi lại trước trận động đất ngày 8/9 ở Maroc, đã xuất hiện từ thời Hy Lạp cổ đại.
Ánh sáng động đất ở Guayaquil, Ecuador. Ảnh: CNN
Theo đài truyền hình CNN, ông John Derr, một nhà địa vật lý đã nghỉ hưu, từng làm việc tại Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ, cho biết những luồng ánh sáng rực rỡ xảy ra trước các vụ động đất từ lâu luôn là một bí ẩn mà giới khoa học chưa có lời giải. Tuy nhiên, nhà địa vật lý này khẳng định những luồng sáng này là hiện tượng có thật.
“Việc nhìn thấy ánh sáng động đất phụ thuộc vào bóng tối và các điều kiện xung quanh”, ông John giải thích. Nhà nghiên cứu cho biết thêm rằng luồng sáng động đất trong đoạn video ghi ở Maroc được chia sẻ trên mạng trông giống với hiện tượng ánh sáng động đất trong trận động đất năm 2007 ở Pisco, Peru.
Juan Antonio Lira Cacho, giáo sư vật lý tại Đại học Nacional Mayor de San Marcos ở Peru chuyên nghiên cứu hiện tượng này, cho biết những đoạn video mà điện thoại di động và máy quay an ninh ghi lại đã giúp các nhà khoa học nghiên cứu ánh sáng động đất một cách dễ dàng hơn.
“Nếu như là 40 năm trước, ghi lại được những hình ảnh này là điều không thể. Dù bạn có nhìn thấy và kể lại thì cũng không ai tin”, giáo sư Juan cho hay.
Theo một chương về hiện tượng này trong Bách khoa toàn thư về Địa vật lý Trái đất rắn mà nhà địa lý Derr là đồng tác giả và xuất bản trong năm 2019, ánh sáng động đất có thể ở nhiều dạng khác nhau. Đôi khi, chúng có thể trông giống như tia sét thông thường hoặc là một dải sáng trong bầu khí quyển như cực quang. Có khi hiện tượng này lại trông giống những quả cầu phát sáng lơ lửng giữa không trung hay trông giống như những ngọn lửa nhỏ bập bùng gần mặt đất.
Video đang HOT
Theo hình ảnh trong đoạn video được quay ở Trung Quốc ngay trước trận động đất ở Tứ Xuyên năm 2008, hiện tượng ánh sáng động đất ở dạng những đám mây phát sáng lơ lửng trên bầu trời.
Ánh sáng động đất ở Thành phố Mexico. Ảnh: CNN
Để hiểu rõ hơn về ánh sáng động đất, nhà địa lý Derr và các đồng nghiệp đã thu thập thông tin về 65 trận động đất ở Mỹ và châu Âu từ năm 1600. Họ đã chia sẻ công trình của mình trong một bài báo năm 2014 đăng trên tạp chí Thư nghiên cứu địa chấn.
Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng khoảng 80% các lần xuất hiện hiện tượng ánh sáng động đất đều xảy ra đối với các trận động đất có độ lớn hơn 5. Trong hầu hết các trường hợp, hiện tượng này được quan sát thấy ngay trước hoặc trong khi xảy ra địa chấn, có thể nhìn thấy cách tâm chấn 600 km.
Các trận động đất, đặc biệt là những trận động đất có cường độ mạnh, thường xảy ra dọc hoặc ngay tại vùng lân cận các khu vực có các mảng kiến tạo gặp nhau. Tuy nhiên, nghiên cứu năm 2014 cho thấy phần lớn các trận động đất xuất hiện hiện tượng phát sáng xảy ra bên trong các mảng kiến tạo chứ không phải ở ranh giới.
Hơn nữa, hiện tượng ánh sáng động đất có nhiều khả năng xảy ra trên hoặc gần các thung lũng tách giãn, những nơi mà trong quá khứ, lớp vỏ Trái đất đã bị tách ra và tạo ra một vùng đất thấp kéo dài nằm giữa hai khối đất cao hơn.
Friedemann Freund, một cộng sự của Derr đồng thời là cựu nghiên cứu sinh tại Trung tâm Nghiên cứu Ames của NASA, đã đưa ra một giả thuyết về ánh sáng động đất.
Ông Freund cho rằng khi một số tạp chất nhất định trong tinh thể đá chịu áp lực cơ học, chẳng hạn như trong quá trình hình thành áp lực kiến tạo trước hoặc trong một trận động đất lớn, chúng ngay lập tức vỡ ra và tạo điện.
Bình thường đá là chất cách điện nhưng khi bị tác dụng về mặt cơ học, đá sẽ trở thành chất bán dẫn.
“Trước khi xảy ra động đất, khối lượng đá khổng lồ, với hàng trăm nghìn km khối đá trong vỏ Trái Đất, đang bị nén. Sức nén này có thể gây ra sự dịch chuyển của các hạt khoáng chất. Nó giống như kích hoạt một cục pin vậy, tạo ra điện tích có thể thoát ra khỏi những lớp đá đang chịu sức nén. Dòng điện tích di chuyển rất nhanh, có thể lên tới khoảng 200 m/s”, ông Freund giải thích trong một bài báo xuất bản năm 2014 trên website khoa học The Conversation.
Ngoài ra, một số nhà khoa học khác thì đưa ra các gỉả thiết, cho rằng nguyên nhân gây ra ánh sáng động đất bao gồm tĩnh điện được tạo ra do sự nứt vỡ của đá và sự giải thoát radon.
Hiện tại giới khoa học vẫn chưa tìm được sự đồng thuận về cơ chế gây ra hiện tượng ánh sáng động đất. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu hy vọng một ngày nào đó trong tương lai, con người có thể sử dụng hiện tượng kỳ bí này kết hợp với các yếu tố khác để dự báo một trận động đất lớn sắp xảy ra.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ thị sát vùng gần tâm chấn động đất
Ngày 8/2, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan cho biết có một số vấn đề trong công tác ứng phó ban đầu với các trận động đất quy mô lớn ảnh hưởng tới miền Nam nước này nhưng hiện các chiến dịch đã trở lại bình thường.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan (giữa) phát biểu với các phóng viên tại Kahramanmaras ngày 8/2/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Phát biểu với các phóng viên trong chuyến thăm đầu tiên tới với tỉnh Kahramanmaras gần tâm chấn, Tổng thống Erdogan cho biết đã có những vấn đề với các tuyến đường và sân bay trong ngày 6/2, khi các trận động đất xảy ra, nhưng mọi thứ đã trở lại bình thường trong các ngày sau đó. Dù cho biết vẫn còn tồn tại một số vấn đề về năng lượng nhưng ông Erdogan khẳng định khó khăn sẽ sớm được khắc phục. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ kêu gọi người dân lắng nghe thông tin từ chính quyền trong bối cảnh nhiều người than phiền về tình trạng thiếu nguồn lực, cho rằng giới chức đã phản ứng chậm chạp với tình hình.
Ông Tayyip Erdogan đang đến thăm khu vực chịu ảnh hưởng của động đất để trực tiếp thị sát mức độ thiệt hại và công tác ứng phó tại hiện trường.
Giới chức Thổ Nhĩ Kỳ ước tính khoảng 13,5 triệu người chịu ảnh hưởng khi động đất làm rung chuyển cả một dải lãnh thổ kéo dài 450 km từ thành phố Adana ở miền Tây tới thành phố Diyarbakir ở miền Đông. Hơn 6.400 tòa nhà tại Thổ Nhĩ Kỳ đã bị tàn phá trong trận động đất có độ lớn lên tới 7,8 này.
Tổng thống Erdogan cho biết chính phủ dự định trong vòng 1 năm sẽ xây dựng nhà ở cho những người bị mất nhà cửa ở 10 tỉnh chịu ảnh hưởng.
Các tòa nhà bị phá hủy sau trận động đất ở Kahramanmaras, Thổ Nhĩ Kỳ, ngày 7/2/2023. Ảnh: THX/TTXVN
Tổng số người thiệt mạng vì động đất tại Thổ Nhĩ Kỳ và Syria đã tăng lên trên 11.000 người, trong đó ở Thổ Nhĩ Kỳ là trên 8.500 người. Con số này được cho là sẽ còn tăng vì động đất khiến hàng trăm tòa nhà đổ sập tại nhiều thành phố vùi lấp những người dân còn đang ngủ. Trong khi đó, thời tiết giá lạnh khắc nghiệt tại nhiều vùng chịu ảnh hưởng của động đất càng gây khó khăn cho công tác tìm kiếm và cứu những người còn mắc kẹt bên trong các đống đổ nát.
Tính đến nay, đây là trận động đất gây thiệt hại nghiêm trọng nhất tại Thổ Nhĩ Kỳ kể từ năm 1999.
Động đất, lũ lụt tàn phá Bắc Phi khiến hàng chục nghìn người chết và mất tích Trong khi Libya hứng chịu thảm hoạ lũ lụt thì tại một quốc gia Bắc Phi khác là Maroc, động đất thế kỷ đã xảy ra. Tới nay, thảm hoạ đã khiến hàng chục nghìn người chết và mất tích ở hai quốc gia này. Một tuyến đường ven biển ở thành phố Derna, Libya bị phá hủy trong trận lũ gây ra...