Bí ẩn: Lời nguyền ghê rợn của hoàng đế Tamerlane!
Đồng hồ trần thế nơi yên nghỉ của Tamerlane mỗi năm tự rơi 1 viên gạch, được cho là đoán chính xác ngày tận thế.
Công trình kiến trúc cổ được gọi là đồng hồ trần thế này tọa lạc ở làng Guiaur – Kala thuộc vùng Nukus của Uzbekistan là tòa lâu đài khá lớn, sừng sững giữa vùng đất hoang sơ.
Điều đặc biệt của chiếc đồng hồ này là mỗi năm đều đặn từ trong tường tự rơi ra 1 viên gạch mà không ai có thể giải thích.
‘Đồng hồ trần thế’ – lăng mộ của Tamerlane
Có phỏng đoán cho rằng tác giả công trình đã dự đoán chính xác ngày tận thế, thể hiện qua số lượng gạch xây tường!
Cơ chế nào khiến hàng năm, vào một ngày đẹp trời nào đó, 1 viên gạch tự rơi khỏi bức tường mà không do bất cứ lực tác động nào từ bên ngoài?
Có rất nhiều thắc mắc kèm theo những bí ẩn song họ cũng không dám kiểm tra nó. Ngay cả giới tri thức, khoa học địa phương cũng tỏ ra sợ tòa đồng hồ gạch này.
Bởi ở đó từng tồn tại một lời nguyền chết chóc nếu ai đụng chạm đến nơi này.
Tương truyền, đây là lăng mộ của Tamerlane – hoàng đế có xuất thân từ Thổ Nhĩ Kỳ – Mông Cổ vào thế kỷ 14, là thủ lĩnh của bộ lạc hùng mạnh tồn tại thời cổ xưa.
Chính ông là người cho xây dựng tòa đồng hồ gạch huyền bí và lấy đó là lăng mộ của mình.
Lúc lâm chung, ông có lời nguyền sẽ hủy diệt cuộc sống của loài người nếu có kẻ nào động đến nơi yên nghỉ vĩnh hằng của ông.
Người ta còn liên hệ tới ngày 20/6/1941, các nhà khảo cổ Xô Viết khai quật hầm mộ của Tamerlane, vài giờ sau, phát xít Đức tấn công Liên Xô làm 20 triệu người chết trong suốt 4 năm chiến tranh.
Có thể đó chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên, nhưng sau sự việc đó, không ai dám động đến nơi yên nghỉ của Tamerlane.
Hoàng đế Tamerlane
Gần đồng hồ gạch còn có quả đồi linh thiêng Jomard Kassap – nơi những người phụ nữ hiếm muộn tập trung cầu khấn và theo tục lệ họ phải lăn liên tiếp đúng 7 vòng xuống bên dưới.
Video đang HOT
Các nhà nghiên cứu cho rằng giữa ngọn đồi này và tòa đồng hồ gạch có mối liên hệ huyền bí nào đó.
Dù việc tính xem những viên gạch của tòa đồng hồ bao lâu sẽ rơi hết không hề khó khăn nhưng thật lạ là cho đến nay vẫn không một ai tính đếm.
Đặc biệt, chẳng ai có thể khẳng định các viên gạch rời tường chính xác vào thời gian nào trong năm và viên gạch nào sẽ rụng vào năm tới.
Theo tính toán chung, đến nay, tòa lâu đài đã mất khoảng 35 – 40%, phần chóp tròn (hình củ hành) và phần lớn bức tường phía Bắc không còn.
Bức tường phía Tây tuy còn vết nứt khá lớn song trông còn khá vững chắc.
Hai bức tường phía Nam và Đông, theo đánh giá của các chuyên gia, có thể bền vững muôn đời nếu gạch không bị rụng từng viên một bởi lực tác động vô hình nào đó.
Giả sử tòa đồng hồ gạch này đã tồn tại 2.000 năm thì sự tự hủy hoại của nó còn kéo dài 3.000 – 4.000 năm nữa.
Công trình đã được xếp hạng là di tích lịch sử, văn hóa với hàng ngàn du khách tới tham quan, chiêm ngưỡng.
Sự hiện diện của tòa đồng hồ gạch gắn liền với lời nguyền đáng sợ nhưng nó vẫn thu hút nhiều khách ưa mạo hiểm, ham khám phá miền đất mới.
Du khách tới đây còn vì một đức tin mãnh liệt – xếp 7 viên gạch rời thành một chồng và ước nguyện thì điều ước sẽ thành hiện thực.
Tuy nhiên không có vị khách nào dám lấy một viên gạch của tòa công trình về làm kỷ niệm như ở các nơi khác bởi họ sợ tai ương của lời nguyền sẽ trùm lên họ?!
Theo TNO
Bí ẩn: 'Lời nguyền đẫm máu' của gia tộc hoàng gia
Gia tộc Romanov trị vì nước Nga cuối thế kỷ XIX đã vướng vào một lời nguyền và phải hứng chịu cái chết thảm khốc.
Năm 1917, Cách mạng Tháng 10 Nga thành công chính thức chấm dứt chế độ phong kiến tại nước này dưới sự trị vì của vương triều hoàng gia Romanov.
Đó cũng là thời điểm linh ứng một 'thế lực vô hình' được cho là lời nguyền độc ác, bí ẩn và đẫm máu - lời nguyền gia tộc Romanov.
Lời nguyền xoay quanh dòng họ hoàng gia Romanov - dòng họ cai trị nước Nga trong khoảng 2 thế kỷ. Sa hoàng đầu tiên của nhà Romanov là Mikhail Romanov, lên ngôi năm 1613, khi mới 16 tuổi.
Toàn bộ gia đình hoàng gia Romanov bị sát hại năm 1918
Dưới sự cai quản của các Sa hoàng nhà Romanov, Nga trở thành một đế quốc quân sự hùng mạnh, từng có thời đánh bại Napoleon Đại đế của Pháp.
Có công nhưng tội của hoàng tộc Romanov cũng không hề nhỏ.
Những năm cuối cầm quyền, các Sa hoàng liên tục đưa nước Nga vào tình trạng chiến tranh, khiến đời sống nhân dân Nga muôn vàn khổ cực.
Quyết định tham gia vào Thế chiến I (1914 - 1918) của Nicholas II làm cả nước Nga rơi vào khủng hoảng, dẫn đến sự sụp đổ của gia tộc này.
Bên cạnh đó, người đóng góp quan trọng trong việc kết thúc triều đại Romanov với một lời nguyền đẫm máu chính là thầy tu Grigory Rasputin.
Grigory (SN 1869) tại Siberia, từ nhỏ đã bộc lộ những khả năng khác thường như tiên đoán và chữa bệnh cho người khác. Lớn lên, Grigory trở thành một thầy tu và dần bước chân vào triều đình.
Grigory Rasputin trong triều đình dưới thời Nicholas II
Nhờ ấn tượng về bề ngoài đầy sức hút ma thuật, Grigory nhanh chóng trở thành một thân tín, được Sa hoàng Nicholas II và Hoàng hậu Aleksandra trọng dụng, coi như thánh nhân.
Chiến công lớn nhất trong đời của Grigory chính là chữa lành bệnh cho con trai Sa hoàng - Hoàng tử Alexei mắc chứng máu khó đông.
Chân dung 'người bạn' của dòng tộc Romanov
Thầy tu đã dùng thuật thôi miên, kết hợp với một số loại thảo dược và kể cho Alexei những câu chuyện giúp cậu thư giãn như là một liệu pháp điều trị.
Tuy nhiên, do sự thần bí cùng cuộc sống phức tạp như nghiện rượu, nhiều lần bị tố cáo lạm dụng tình dục mà Grigory không được phần đông giới thượng lưu, quý tộc Nga chấp nhận.
Nhiều người muốn ông phải chết vì lo sợ sự thao túng của Grigory với chính trị của nước Nga cùng những âm mưu ám sát. Và có lẽ Grigory đã cảm nhận được điều đó.
Năm 1916, ông đã gửi một bức thư cho Sa hoàng Nicholas II. Trong thư, ông nói rằng, mình cảm nhận được cái chết của bản thân đang gần kề.
Ông cảnh báo Nicholas II, nếu ông bị những người bình thường giết chết thì không sao nhưng nếu bị ám hại bởi tầng lớp thượng lưu quý tộc thì nước Nga sẽ trở nên đại loạn, kéo dài 25 năm.
Cũng theo cảnh báo là chuyện anh em sẽ ghét bỏ, giết chết lẫn nhau, chế độ quân chủ sụp đổ và hoàng tộc sẽ bỏ mạng trong vòng chưa đầy 1 năm.
Khi nhận được bức thư trên, có lẽ Nicholas II cũng không nghĩ nó lại trở thành sự thật nhanh tới vậy. Tháng 12/1916, Grigory bị ám sát và chết bởi một loạt các nguyên nhân.
Đầu tiên, ông bị đầu độc bằng rượu vang đỏ pha xyanua với lượng độc đủ giết tới 5 người đàn ông.
Chủ mưu giết Grigory có hoàng tử Yusupov. Bởi lo lắng thầy tu này sẽ không chết nên hoàng tử đã dùng thêm súng lục, đánh đập dã man ông trước khi quăng xuống dòng sông Neva.
Thi thể của Grigory sau khi được vớt lên
Grigory chết và dường như lời nguyền của ông linh ứng ngay lập tức. Nội bộ hoàng gia xuất hiện những lục đục, hoàng tộc nghi kị, ghét bỏ lẫn nhau.
Trong vòng chưa đầy 1 năm sau, chế độ quân chủ ở Nga dưới sự trị vì của hoàng tộc Romanov chấm dứt với Cách mạng Tháng 10 Nga thành công năm 1917.
Sa hoàng Nicholas II cùng gia đình sau đó phải rời khỏi hoàng cung, trốn chạy. Chỉ 1 năm sau, phần còn lại trong bức thư của Grigory đã trở thành sự thật.
Cả nhà Romanov, gồm Sa hoàng Nicholas II và Hoàng hậu Aleksandra, 4 công chúa, 1 hoàng tử cùng gia nhân, đầu bếp, ngự y, tùy tùng đều bị bắn chết thảm khốc vào đêm 17/7/1918.
Các cơ quan chức trách đã điều tra vụ thảm sát, song dường như có một thế lực ngăn cản họ tìm ra đáp án.
Căn phòng diễn ra vụ thảm sát
Sergeyev - một trong 2 người phụ trách cuộc điều tra đã qua đời một cách bí ẩn năm 1919. Công việc điều tra cuối cùng cũng lâm vào bế tắc vì không còn manh mối nào.
Vậy là cho tới nay, cái chết của gia tộc Romanov vẫn chưa được làm sáng tỏ và lời nguyền của Grigory năm nào vẫn được coi là nguyên nhân của vụ thảm sát ấy.
Theo Thanhnien
Những lời nguyền đáng sợ trong làng âm nhạc thế giới (P.2) Thật khó có thể lý giải được nguyên nhân của những tai nạn đáng tiếc được ghi nhận nhưng xét về mặt tâm linh, nhiều người vẫn cho rằng, chúng đơn giản chỉ là những lời nguyền xúi quẩy. 1. Lời nguyền 27 Câu lạc bộ 27 quy tụ những ngôi sao âm nhạc qua đời ở tuổi 27. Lời nguyền 27 còn...