Bí ẩn loại đá có khả năng nổi lềnh bềnh trên mặt nước và lý giải của các nhà khoa học
Bằng cách sử dụng tia X-Rays, các nhà khoa học đã giải mã được những bí ẩn về loại đá có thể nổi trên mặt nước.
Một nhóm các nhà khoa học tại phòng thí nghiệm Lawrence Berkeley National (Mỹ) đã tiến hành quét một mẫu đá núi lửa thủy tinh có khối lượng nhẹ và tính xốp được gọi với cái tên đá bọt.
Không giống như hầu hết các loại đá khác, đá bọt có thể nổi trên mặt nước. Trong một khoảng thời gian dài, những viên đá này đã trôi qua nhiều dặm nước biển. Dựa vào đặc điểm đặc biệt này của đá bọt, các nhà khoa học đã có cơ sở để tiến hành nghiên cứu và khám phá ra những điều còn ẩn giấu trong những trận phun trào núi lửa dưới nước.
Không giống như chúng ta nghĩ, Trái đất còn có loại đá có khả năng nổi trên mặt nước. Đó chính là đá bọt.
Về khả năng có thể trôi nổi trên mặt nước, kết quả nghiên cứu cho thấy những túi khí nằm sâu bên trong chính là nhân tố khiến những viên đá này có thể “bơi” xa nhiều dặm nước biển như vậy. Nói đến đây, nhiều người sẽ đặt ra câu hỏi rằng tại sao những túi khí đó lại có thể tồn tại trong một thời gian dài đến như vậy mà không bị vỡ.
Cuối cùng thì các nhà khoa học cũng tìm ra câu trả lời cho hiện tượng kỳ lạ: đá nổi trên mặt nước.
Giải thích về điều này, các nhà khoa học cho biết có thể dùng hình ảnh những con côn trùng, thằn lằn chạy trên mặt nước mà không bị chìm để làm hình ảnh so sánh đối chiếu cho câu trả lời.
Theo đó, quá trình “giam giữ” khí gas bên trong những hòn đá là sự căng bề mặt. Cụ thể, sự tương tác hóa học giữa bề mặt nước và không khí phía trên hoạt động giống như một lớp da mỏng không thấm nước. Điều này giúp những viên đá có thể nổi lềnh bềnh trên mặt biển trong thời gian dài.
Video đang HOT
Đá bọt nổi trên mặt biển sau vụ phun trào núi lửa.
Về quá trình nghiên cứu để giải mã những bí ẩn của đá bọt, Kristen E Fauria, một học viên cao học tại trường Đại học California, Berkely, Mỹ đồng thời cũng là trưởng nhóm nghiên cứu lần này, cho biết: “Câu hỏi về loại đá có thể nổi trên mặt nước đã xuất hiện từ lâu, thế nhưng từ đó đến nay nó vẫn bị bỏ ngỏ. Ban đầu người ta nghĩ những túi khí trong viên đá được bịt kín giống như một chiếc chai nhựa nổi trên mặt nước. Thế nhưng, qua quan sát chúng tôi thấy rằng những túi khí này hoàn toàn mở chứ không đóng kín”.
Để hiểu được những gì đang diễn ra bên trong các viên đá, nhóm nghiên cứu đã tiến hành bôi một loại sáp lên bề mặt những viên đá chứa những lỗ khí nhỏ như lỗ chân lông. Sau đó, họ đã sử dụng tia X-Rays để nghiên cứu nồng độ nước, khí và quá trình tương tác giữa chúng như thế nào. Từ đó có thể đưa ra kết luận.
Đá bọt với khả năng nổi trên mặt nước là một hiện tượng hiếm, việc nghiên cứu và giải mã thành công hiện tượng này đã khẳng định thêm một thành công nữa của nền khoa học Mỹ nói chung và khoa học thế giới nói riêng.
Minh Hân / Theo Trí Thức Trẻ
Có một "cánh đồng dung nham" xanh ngát xanh như ở hành tinh khác
Tưởng chừng như đã chết đi trong cái nóng như thiêu như đốt của núi lửa, nhưng cánh đồng dung nham Eldraun giờ đây lại mang một vẻ đẹp yên tĩnh và thanh bình.
Rêu là một loài thực vật vô cùng phổ biến ở Iceland, loài thực vật này sinh trưởng và phát triển vô cùng mạnh mẽ ở những khu vực có địa hình đồi núi và đã trở thành đặc điểm tự nhiên nổi bật nhất của Iceland.
Đặt chân đến cánh đồng dung nham này bạn sẽ choáng ngợp bởi màu xanh rêu phủ kín.
Đi về vùng bờ biển phía Nam, Eldraun Lava Field, một trong những cánh đồng dung nham tại Iceland, được coi là "tấm thảm" rêu phong đẹp nhất của đảo quốc xinh đẹp giữa lòng biển Greenland này.
Eldraun Lava Field được hình thành sau một trong những trận phun trào núi lửa được ghi nhận trong lịch sử nhân loại. Trong quãng thời gian kéo dài tám tháng từ năm 1783 đến 1784, vết nứt gãy Laki cùng với ngọn núi lửa Grímsvtn đã "nhả" ra một lượng dung nham rất lớn, ước tính khoảng 14km3, và những đám mây mang khí gas độc hại.
Cảnh tượng yên bình như ở thế giới cổ tích.
Vụ phun trào núi lửa quy mô lớn này đã giết chết một nửa số gia súc, ngựa và 3/4 số cừu tại đảo quốc Iceland. Năm đó, những cánh đồng của nông dân tại đây đều bị bao phủ một màu chết chóc vì không có bất cứ loài cây nào có thể sống sót, ngay cả ở những vùng biển, tàu đánh cá và ngư cụ của ngư dân đều nằm im nhìn biển chết đi từng ngày.
Thế nhưng, đó chưa phải là tất cả những gì mà Laki và Grímsvtn để lại, và cũng không chỉ Iceland mới là quốc gia phải gánh chịu hậu quả. Một vài năm sau đó, người ta đã có thể thấy được những tín hiệu xấu đi của khí hậu khu vực Bắc bán cầu.
Nước Mỹ, mùa đông năm 1784 ở phía Bắc đã trở thành mùa đông dài nhất trong lịch sử, còn ở phía Nam, một cơn bão tuyết với sức mạnh khủng khiếp đã tấn công cuộc sống của người dân nơi đâu, hơn thế, dòng Mississippi, đoạn chảy qua New Orleans đã đột ngột bị đóng băng. Ở Vịnh Mexico, các nhà khoa học đã phải đưa ra một số báo cáo về tình trạng tan chảy của những tảng băng trên biển.
Sang cả châu Á, những màn sương mù sinh ra từ vụ phun trào núi lửa ở Iceland đã bao phủ một vùng phía Đông Ấn Độ khiến gió mùa suy yếu, hạn hán xảy ra, hậu quả là mùa màng thất bát liên miên. Ở Ai Cập, Laki và Grímsvtn "cựa mình" đã gây ra nạn đói khủng khiếp vào năm 1784 cướp đi mạng sống của khoảng 1/6 dân số.
Hậu quả ở châu Âu mới là tồi tệ nhất. Mùa hè năm 1783 được coi là mùa hè nóng bức nhất trong lịch sử, bên cạnh đó, những đám mây mang khí gas độc trôi dạt khắp bầu trời châu Âu đã khiến hàng chục ngàn người thiệt mạng. Chỉ tính riêng ở Anh, con số thống kê về người chết đã là 23.000 người.
Màu xanh rêu phong cổ kính đã chôn vùi tất cả những đau thương trong quá khứ.
Rất nhiều những hậu quả và thiệt hại về tự nhiên và con người sau đó tiếp tục được ghi nhận tại châu Âu và một số quốc gia lân cận. Laki và Grímsvtn vì thế đã trở thành thảm họa thiên nhiên dữ dội và có sức tàn phá khủng khiếp nhất trong lịch sử.
Bao phủ bởi cái nóng của dòng dung nham núi lửa và một bầu không khí độc hại, Eldraun Lava Field tưởng chừng như đã trở thành một vùng đất chết, mãi mãi chôn vùi trong sự u ám.
Thế nhưng thời gian qua đi, những biến đổi về địa chất và khí hậu đã đánh thức Eldraun Lava Field để giờ nơi đây đã khoác lên mình một vẻ đẹp yên tĩnh và thanh bình. Màu xanh rêu phong cổ kính đã giấu kín tất cả những đau thương trong quá khứ.
Thu Thủy / Theo Trí Thức Trẻ
Hồ nước này đã lấy mạng 1.700 người chỉ sau một đêm mà đến nay vẫn không ai giải thích nổi Chỉ sau một đêm, hồ nước nhỏ này đã "giết chết" 1.700 người và 3.500 vật nuôi nhưng bằng cách nào thì đến nay người ta vẫn chưa tìm ra lời giải đáp. Ngày 21/8/1986, một trong những thảm họa thiên nhiên kỳ lạ nhất và bí ẩn nhất lịch sử Trái đất đã xảy ra ở hồ Lake Nyos - hồ nước...