Bí ẩn loài cây duy nhất trên thế giới có thể ‘đi bộ’
Cây Socratea exorrhiza, thuộc loài cọ sống ở Ecuador và là loài thực vật duy nhất trên thế giới có khả năng ‘đi bộ.
Bộ rễ của Socratea exorrhiza ăn sâu xuống đất và có thể vươn ra những vùng đất mới để tìm kiếm thức ăn. Cứ chậm rãi như thế, loài cây di động này có thể di chuyển 20m trong một năm.
Theo một số báo cáo, loài cọ này có thể di chuyển 20 m trong một năm
Nhà báo của BBC, Karl Gruber cho rằng, Socratea exorrhiza cho ra rễ mới tạo điều kiện cho cây di chuyển đến các vùng đất khác trong rừng.
Không giống những loài cây khác vốn có bộ rễ nằm hoàn toàn dưới đất, loài cọ này lại có bộ rễ nổi một phần lên m ặt đất, gốc thân cây nằm trên không trung.
Liệu bộ rễ khác thường này có giúp nó di chuyển được không?
Tán cây của loài cọ này được miêu tả không khác gì chiếc chổi ngược. Khi đất xói mòn làm một số nhánh rễ bị chết đi, những nhánh rễ mới sẽ nhanh chóng mọc ra thay thế giúp cây trụ vững.
Nguyễn Ly
Theo VTC News
Câu chuyện của "Bến xe bus số 7": Chiếc đĩa bay khổng lồ bị lãng quên ở thủ đô Ukraine
Ở vùng ngoại ô phía Đông thủ đô Kiev, có một di tích hùng vĩ với kiến trúc sáng tạo bậc nhất thời Liên Xô nằm lẩn khuất sau rừng thông tươi tốt của huyện Darnytsia.
Từ trên cao, tòa nhà chính trông giống một chiếc đĩa bay khổng lồ trong "Star Trek" đang hạ cánh khẩn cấp xuống giữa khu dân cư. Giống như tên gọi, "Bến xe bus số 7" đơn giản là bến đỗ xe bus khổng lồ. Tuy nhiên, nó lại sở hữu những đường nét thiết kế kỳ lạ do ảnh hưởng bởi tư tưởng đổi mới sau năm 1970.
Video đang HOT
Bến xe bus khổng lồ bị bỏ hoang ở ngoại ô Kiev. Ảnh: CNN
Kiến trúc đến từ tương lai
Chỉ cần nhìn vào quy mô, bạn cũng có thể đoán được tầm quan trọng của tòa nhà trong quá khứ. Mở cửa năm 1973, Bến xe bus số 7 từng được coi như công trình huyết mạch, kết nối các tuyến đường nội địa, quốc tế và tất cả tuyến xe bus ở Kiev. Nơi đây đã cung cấp việc làm cho 1.400 nhân công và 400 xe bus hoạt động mỗi ngày.
Kiến trúc khác thường này là tác phẩm của nhà thiết kế V.Zinkevic có văn phòng tại Moscow. Bến xe bus số 7 giúp Ukraine trở thành quốc gia duy nhất trong Liên bang các nước xã hội chủ nghĩa Xô Viết có công trình xây dựng theo kiểu "rạp xiếc" (hình nấm). Cũng nhờ lối thiết kế độc đáo này, người dân địa phương có thể tránh được cái lạnh và gió tuyết mùa đông ở Ukraine, đồng thời tạo điều kiện tối đa cho việc bảo trì (các ga-ra sửa chữa bố trí ngay gần đó).
Ảnh: CNN
"Quá trình xây dựng kéo dài suốt 8 năm", một cựu nhân viên lâu năm tại Bến xe bus số 7 cho biết. "Vào thời điểm đó, nó là bến xe bus đẹp nhất ở Ukraine và Châu Âu".
"Chúng tôi đã phục vụ nhiều đoàn khách quốc tế đến từ Tiệp Khắc, Moldova, Đức và Ba Lan", ông Oleg Totskiy - nhà sáng lập công ty Live View có trụ sở ở Kiev nói. Ông Totskiy là một trong những người tiên phong phát triển hoạt động du lịch tại Bến xe bus số 7 kể từ năm 2014.
"Kiến trúc "rạp xiếc" thực sự gây ấn tượng cho tôi", ông nói. "Bạn sẽ không thể cảm nhận hết sự hoành tráng của công trình này từ bên ngoài".
Thành tựu kỹ thuật
Theo ông Totskiy, Bến xe bus số 7 là công trình duy nhất từng được xây dựng theo cấu trúc treo, bao gồm 180 dây cáp bằng thép gia cố cho phần mái đặt trên cột đỡ trung tâm khổng lồ hình trụ.
Tòa nhà hình nấm này được coi là công trình sáng tạo bậc nhát khi khai trương vào năm 1973. Ảnh: CNN
Trong thảm họa hạt nhân Chernobyl vào tháng 4/1986, khoảng 70 chiếc xe bus đỗ tại đây đã được huy động để tham gia vào chiến dịch giải cứu người dân thị trấn Pripyat gần nhà máy điện. Một cựu công nhân tại Bến xe bus số 7 tiết lộ một vài chiếc xe đã bị bỏ trong Khu vực Xa lánh Chernobyl vì hấp thụ quá nhiều phóng xạ. Phần còn lại đã quay về phục vụ nhân dân sau quá trình khử nhiễm.
Năm 1991, Liên Xô tan rã đã báo hiệu cho cái kết buồn của Bến xe bus số 7. Ban đầu, tất cả các tuyến đi quốc tế đã bị hủy bỏ. Tiếp đến, cuộc khủng hoảng kinh tế ở Ukraine kéo dài trong cả thập niên 90. Việc thiếu kinh phí để nâng cấp khiến hệ thống xe bus ngày càng xuống cấp.
Tất cả các tuyến đi nội địa đã ngừng hoạt động vào năm 2005, dẫn tới sự suy giảm hoạt động nghiêm trọng. Mặc dù chính quyền Kiev đã cố gắng trì hoãn nhưng điều gì đến cũng phải đến, Bến xe bus số 7 buộc phải đóng cửa vào năm 2015.
Ảnh: CNN
Theo thời gian, Bến xe bus số 7 dần rơi vào quên lãng. Hiện nay, bạn có thể thấy vô số cành cây dại mọc lên bên ngoài tòa nhà. Bên trong ga-ra, nơi từng không ngớt tiếng động cơ, giờ chỉ còn các bộ phận xe bus rỉ sét và cỏ dại. Tuy nhiên, bến xe vẫn còn đó, sừng sững như một biểu tượng của Liên Xô cũ (1955-1991).
Tất nhiên, Bến xe bus số 7 có thể gây ấn tượng với du khách ở mọi góc độ. Nhưng sẽ thực sự ngoạn mục nếu bạn quan sát toàn bộ tòa nhà từ trên cao. Tầng 16 của một tòa chung cư đối diện là vị trí hoàn hảo nhất để bạn chiêm ngưỡng công trình vĩ đại này.
Khát vọng vươn tới vũ trụ
Nội thất ngoạn mục bên trong Bến xe bus số 7 là tác phẩm của nhà thiết kế V.Zinkevic. Ảnh: CNN
Ở thời điểm Bến xe bus số 7 bắt đầu đi vào vận hành, "cơn sốt" du hành vũ trụ tại Liên Xô đã lên tới mức đỉnh điểm, sau khi Yuri Gagarin trở thành người đầu tiên vượt qua bầu khí quyển vào năm 1961. Cùng vào năm đó, nhà văn người Ba Lan Stanislaw Lem xuất bản cuốn tiểu thuyết khoa học viễn tưởng ăn khách mang tên "Hành tinh bí ẩn" (Solaris).
Kiến trúc độc đáo của Bến xe bus số 7 đã phản ánh tư tưởng tiến bộ trong thời kỳ này. Kiev cũng như nhiều thành phố của các quốc gia thuộc Liên Xô được coi như miền đất hứa để kiến trúc sư thử nghiệm ý tưởng mới, sáng tạo ra những công trình kiểu "gigantomania" (to lớn và điên rồ) với điểm đặc trưng là kích thước đồ sộ, sảnh rộng và ô cửa sổ hình tròn.
Thực tế, Bến xe bus số 7 chỉ là một trong hàng chục tòa nhà mang âm hưởng thời đại không gian ở thủ đô Ukraine. Mái của Viện Thông tin, Kỹ thuật Chuyên môn và Thông tin Ukraine trước đây có hình dáng một chiếc đĩa bay; trong khi Khách sạn Salute với lối thiết kế dị được ví như "quả lựu đạn".
Ảnh: CNN
Nhưng khác với Khách sạn Salute, Bến xe bus số 7 sầm uất ngày nào giờ chỉ còn tồn tại trong ký ức của số ít người dân địa phương. Từng là nơi tập trung hàng trăm phương tiện, bến xe giờ trông giống "nghĩa địa" xe bus với vô số chiếc LAZ, Volvo và Ikarus hỏng nằm ngổn ngang chỉ chờ được tháo giỡ. Lần cuối người ta còn nhắc tới công trình này là trong bản kiến nghị gửi tới Hội đồng thành phố Kiev, đề xuất biến nó thành bảo tàng giao thông công cộng.
Chiến dịch giải cứu bất thành
Chính quyền thành phố vẫn im lặng bất chấp bản kiến nghị đã thu thập được 10.000 chữ ký cần thiết, "Bảo tàng là ý tưởng tuyệt vời để hồi sinh Bến xe bus số 7", ông Totskiy nhận định. "Nhưng cấu trúc đang xuống cấp và chưa có kết quả kiểm định, thật khó để nói tòa nhà này có thể được giữ lại hay không".
Năm 2018, Bến xe bus số 7 đã được trao khoảnh khắc hiếm hoi quay trở lại ánh đèn sân khấu, khi ban nhạc nam nổi tiếng Hàn Quốc, NCT U tới thực hiện MV tại đây. Hơn 80 triệu người đã xem đoạn video ca nhạc đó nhưng ít ai chú ý đến ngoại cảnh hoang tàng phía sau.
Nỗ lực biến Bến xe bus số 7 thành bảo tàng giao thông công cộng chưa nhận được sự quan tâm của chính quyền địa phương. Ảnh: CNN
Khi các tán cây trên tầng thượng tòa nhà phát triển cao hơn thì cơ hội hồi sinh của Bến xe bus số 7 lại càng mong manh. Trên thực tế, công tác bảo tồn các di sản thời Liên Xô là chủ đề gây tranh cãi tại quốc gia Đông Âu này. Nhiều người muốn loại bỏ hoàn toàn dấu vết của tòa nhà, số khác muốn bảo vệ di tích văn hóa hiện đại như vậy, còn lại hầu hết không hề quan tâm.
Điều này có nghĩa một trong những "ngôi sao" từng tỏa sáng rực rỡ trên bản đồ Liên Xô sẽ sớm lụi tàn và bị bỏ lại bởi phần lớn cư dân tại đất nước mà nó từng phục vụ. Và khi mái nhà cuối cùng của Bến xe bus số 7 sụp xuống, nó sẽ mang cả giấc mơ "retro" lãng mạng và khao khát thám hiểm vũ trụ cháy bỏng một thời lùi vào quá khứ.
Theo viettimes.vn
Thử thách mạo hiểm 'đi trên không trung' tại Mexico Môn thể thao mạo hiểm đi trên 13 cây cầu treo lơ lửng giữa không trung tại Mexico là sự lựa chọn hoàn hảo cho những du khách thích tìm kiếm cảm giác mạnh. An Ngọc Theo Live The Adventure