Bí ẩn lãnh cung trong Tử Cấm Thành
Hai từ “ lãnh cung” hiện vẫn chứa nhiều bí ẩn. Thực chất, nó nằm ở đâu trong Tử Cấm Thành và những tuyệt sắc mỹ nhân nào từng bị giam cầm ở nơi quạnh quẽ, đơn côi ấy?
Trong xã hội Trung Quốc cổ đại, cách nói: Hoàng đế sở hữu “ Tam cung lục viện thất thập nhị phi tần” từng rất phổ biến. Trước hết, cần hiểu chính xác khái niệm “tam cung lục viện”.
Lãnh cung cho tới nay vẫn còn là bí ẩn. (Ảnh minh họa)
Vào thời Minh, Thanh, các cung Càn Thanh, điện Giao Thái và cung Khôn Ninh được gọi là “tam cung”. “Tam cung” này nằm ngay trục giữa của Cố Cung. Riêng “lục viện” bao gồm những cung ở phía đông: Trai Cung, Cảnh Nhân Cung, Thừa Càn Cung, Chung Túy Cung, Cảnh Dương Cung và Vĩnh Hòa Cung. “Thấp thập nhị phi” hay “Phấn đại tam thiên” dùng để chỉ số lượng thê thiếp nhiều không kể xiết của hoàng đế.
Cuốn “Lễ ký” chép rằng, nhà Chu duy trì chế độ: “Thiên tử hậu lục cung, tam phu nhân, cửu tần, nhị thập thất thế phụ, bát thập nhất ngự thê”. Điều đó cho thấy, số lượng thê thiếp của bậc đế vương là cực lớn và được phân thành nhiều cấp bậc khác nhau: từ phu nhân, tới phi thần, thế phụ, ngự thê…
Video đang HOT
Nắm trọn thiên hạ trong tay, các hoàng đế xưa có thể tùy ý tuyển chọn mỹ nữ, từ những người đẹp xuất thân quyền quý cao sang, tới những thôn nữ dân dã tuyệt sắc nhân gian làm vợ.
Đã dấn thân vào chốn hậu cung, nữ nhi nào cũng ao ước được vua sủng ái. Nhưng, chiếm trọn trái tim ông hoàng không có nghĩa suốt đời sẽ sống trong ngọc ngà nhung gấm. Chỉ cần làm bậc thiên tử phật lòng, hay vì những lý do khác nhau mà phạm điều cấm kỵ, dù là chính cung hoàng hậu hay phi tần đều có nguy cơ bị thất sủng và giam cầm trong cấm thất chờ chết. Nơi ấy được gọi là “lãnh cung”.
Vậy, “lãnh cung” trong Tử Cấm Thành thực chất nằm ở đâu?
Về vấn đề này, có học giả cho rằng, lãnh cung thực chất là một nơi không cố định, dùng làm nơi giam cầm các Vương phi, hoàng tử. Lại có quan điểm cho rằng, cung Càn Thanh và cung Trường Xuân chính là chốn bí ẩn này.
Những sử liệu triều Minh, Thanh cho thấy, trên thực tế, không bức hoành phi nào trong Tử Cấm Thành đề hai chữ “lãnh cung”, cũng có nghĩa, tên gọi này không được dùng để đặt cho một cung thất cụ thể. Chỉ một vài nơi được sử dụng như lãnh cung thực sự trong hai triều Minh, Thanh xưa.
Vào cuối triều Minh, Thành Phi Lý thị – một “bóng hồng” của Thiên Khải hoàng đế vì đắc tội với thái giám “quái thai” Ngụy Trung Hiền nên bị đuổi từ cung Trường Xuân sang cung Càn Tây tại phía Tây Ngự Hoa Viên. Bà phải chịu kiếp đơn côi, tủi nhục trong suốt bốn năm tại đây. Ngoài Lý thị, còn có ba người nữa như Định Phi, Khác Tần… cũng bị giam cầm tại nơi này. Vì vậy, Càn Tây chính là “lãnh cung” thời bấy giờ.
Theo lời kể của thái giám, vào những năm Quang Tự triều Thanh, trước khi bị Từ Hy thái hậu đẩy xuống giếng sâu, Trân Phi đã bị Lão Phật Gia giam cầm tại Bắc Tam Sở, phía Bắc Cảnh Kỳ Các. Nơi này hiện đã bị sụp đổ và chính là khu vực nằm trong Sơn Môn, phía Tây giếng Trân Phi ngày nay. Nếu những lời kể trên của hoạn quan là thực, thì Bắc Tam Sở cũng được xem là “lãnh cung” trong Thanh triều.
Theo Vietnamnet
Trung Quốc phát hiện cung điện cạnh lăng mộ Tần Thủy Hoàng
Báo chí nhà nước Trung Quốc hôm nay 1/12 cho biết các nhà khảo cổ nước này đã tìm thấy tàn tích của một cung điện cổ gần lăng mộ của vị hoàng đế Trung Hoa đầu tiên, nổi tiếng với những chiến binh đất nung.
Các chiến binh đất nung tại lăng mộ Tần Thủy Hoàng trong đợt phát hiện vào tháng 6 năm ngoái.
Đây là phát hiện mới nhất tại lăng tẩm có từ hơn 2 thiên niên kỷ trước và trở thành một trong những phát hiện khảo cổ hiện đại lớn nhất sau khi một nông dân đào giếng vô tình phát hiện ra các chiến binh bằng đất nung có kích cỡ bằng người thật vào năm 1974.
Cung điện "là một cấu trúc phức tạp nhất từ trước tới nay từng được tìm thấy ở lăng tẩm", Tân Hoa xã dẫn lời nhà nghiên cứu Sun Weigang, tại Viện đại thái cổ của tỉnh Thiểm Tây, nơi lăng mộ được xây dựng, cho biết.
Tần Thủy Hoàng, hoàng đế dưới triều đại nhà Tần (221-207 trước Công nguyên) đã hợp nhất Trung Hoa và tự tuyên bố là hoàng đế đầu tiên của Trung Hoa.
Dựa vào nền móng, cung điện được xem là trải rộng 690mx250m, bằng 1/4 Tử Cấm Thành tại Bắc Kinh.
Tử Cấm Thành nằm ở trung tâm Bắc Kinh là cung điện thời phong kiến cho các triều đại nhà Minh và nhà Thanh của Trung Quốc, kéo dài từ thế kỷ 14 tới đầu thế kỷ 20.
Cung điện bên cạnh lăng mộ của Tần Thủy Hoàng "đã cho thấy ước nguyện của Tần Thủy Hoàng tiếp tục sống trong giai đoạn huy hoàng của thời phong kiến thậm chí là sau khi ông qua đời", nhà nghiên cứu Sun cho hay.
Hoàng đế đầu tiên của Trung Hoa đã yêu cầu xây dựng những chiến binh đất nung xung quanh lăng mộ của mình, với hi vọng họ có thể theo ông ở thế giới bên kia.
Theo Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO), tổ chức công bố đội quân đất nung là Di sản Thế giới vào năm 1987, có tới 6.000 chiến binh được tin là đã đứng gác ở ba khu vực lăng mộ.
Hồi tháng 6 năm ngoái, các nhà khảo cổ đã đào được 110 chiến binh mới, cùng với 12 con ngựa đất, các bộ phận của xe ngựa, vũ khí và dụng cụ.
Theo Dantri
Làng giàu nhất Trung Quốc xây bản sao Tử Cấm Thành Sau bản sao những công trình nổi tiếng của thế giới, ngôi làng Hoa Tây được mệnh danh giàu nhất Trung Quốc vừa khánh thành thêm một bảo tàng lớn với bản sao của Tử Cấm Thành. Bảo tàng mới của làng Hoa Tây (Huaxi), tỉnh Giang Tô, phía đông Trung Quốc, vừa mở cửa đón du khách hôm 28/11. Bảo tàng rộng...