Bí ẩn kim tự tháp… cong tại Ai Cập
Phần đáy kim tự tháp nghiêng góc 54 độ nhưng nửa trên chỉ nghiêng 43 độ khiến kim tự tháp khổng lồ có hình dáng cong cong độc đáo.
Tại Dahshur, nằm cách 40km về phía nam thủ đô Cairo, Ai Cập, có một kim tự tháp bất thường từ thời Ai cập cổ đại. Trước năm 1996, đây là doanh trại quân đội nên các nhà khoa học không được phép tiếp cận. Kể từ sau này, khi dần mở cửa, nơi đây trở thành điểm tham quan du lịch nổi tiếng.
Kim tự tháp Bent ấn tượng bởi hai phần nghiêng hai góc khác nhau. Trong khi phần đuôi nghiêng tới 54 độ thì nửa thân trên chỉ nghiêng 43 độ. Các nhà khoa học cho rằng, có thể góc 54 độ quá nghiêng dễ gây sụp đổ nên người Ai Cập đã phải điều chỉnh lại.
Các chuyên gia cho rằng, kim tự tháp Bent là kim tự tháp Ai Cập mặt nhẵn được xây dựng đầu tiên và là “thí điểm” cho những công trình vĩ đại sau này. Những kim tự tháp đầu tiên được xây dựng trước sau đó mới phủ một lớp vỏ mịn bên ngoài. Còn kim tự tháp Bent thì ngược lại, đá vôi được đánh bóng từ bên ngoài trước nên kim tự tháp này có thiết kế đẹp hơn rất nhiều.
Kim tự tháp cong “mềm mại” khác biệt tại Dahshur, Ai Cập.
Nhiều kim tự tháp Ai Cập, trong đó có cả kim tự tháp Giza, ban đầu đều có lớp đá vôi trắng có độ bóng cao bên ngoài. Khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, kim tự tháp tỏa ánh sáng rực rỡ. Nhưng việc mở cửa du lịch cùng với sự tác động nghiên cứu khiến lớp vỏ bên ngoài gần như bị hư hỏng hết. Phần đá chúng ta thấy hiện nay đều là lớp đá lõi.
Còn tại kim tự tháp cong, lớp vỏ bóng bên ngoài vẫn tồn tại, dù một phần của nó đã bị hư hỏng theo thời gian.
Kim tự tháp Bent được cho là nơi chôn cất Sneferu, cha của vua Khufu, chủ nhân kim tự tháp Giza. Ban đầu, Kim tự tháp của Sneferu được xây dựng tại Meidum. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng kim tự tháp Meidum đã sụp đổ và sau đó bị bỏ hoang. Còn Vua Sneferu chuyển về Dahshur để xây lăng mộ cho mình.
Ngoài ra, vua Snefery còn xây dựng kim tự tháp thứ 3 có tên Kim tự tháp Đỏ hay Kim tự tháp phương Bắc và là cái lớn nhất. Sau sai sót từ Kim tự tháp Bent, kim tự tháp Đỏ được xây dựng hoàn toàn nghiêng góc 43 độ.
Video đang HOT
Phần chân Kim tự tháp nghiêng góc 54 độ, còn phần trên chỉ nghiêng 43 độ khiến Kim tự tháp không thẳng.
Mặt ngoài Kim tự tháp vẫn còn những viên đá bóng có thể tỏa sáng khi có ánh nắng mặt trời.
Chủ nhân Kim tự tháp là vua Sneferu.
Kim tự tháp Meidum do vua Sneferu làm chủ, được xây dựng trước Kim tự tháp Bent nhưng bị sập.
Còn Kim tự tháp Đỏ, xây sau và không hề bị cong vì đã rút kinh nghiệm.
Theo Vân Anh / Trí Thức Trẻ
Đi tìm căn phòng bí mật của Nữ hoàng Nefertiti
Hầm mộ của huyền thoại sắc đẹp Ai Cập Nefertiti từ lâu vẫn là một ẩn số với giới khảo cổ thế giới. Và khoảnh khắc lịch sử để các nhà khảo cổ học tìm thấy hầm mộ của bà có vẻ như đang đến rất gần.
Bên trong hầm mộ của Tutankhamun. (Ảnh: AFP)
Đứng trước những bức tranh màu hoàng thổ và trắng tại lăng mộ của Pharaoh Tutankhamun, nhà khảo cổ học người Anh Nicholas Reeves đã có bài thuyết trình đầy cảm xúc để bảo vệ một giả thuyết táo bạo: Nefertiti - vị Nữ hoàng nổi tiếng của Ai Cập biến mất không để lại một dấu vết vào 3.000 năm trước - được chôn cất ngay tại đây, bên trong một trong hai căn phòng bí mật.
Các nhà khảo cổ học chưa bao giờ tìm thấy xác ướp của huyền thoại sắc đẹp Ai Cập Nefertiti, người phụ nữ từng nắm giữ một vai trò nổi bật trong đời sống chính trị và tôn giáo của đất nước kim tự tháp vào thế kỉ 14 trước công nguyên. Bà là vị nữ hoàng đã chủ động ủng hộ chồng là đưa Ai Cập cổ đại từ hệ thống thờ đa thần sang hệ thống thờ một thần, mặc dù những nỗ lực này sau đó cũng sớm lụi tàn sau sự ra đi của Akhenaten.
Theo giả thuyết của nhà khảo cổ học Reeves, Nữ hoàng Nefertiti được chôn cất trong một căn phòng bí mật liền kề với hầm mộ của Tutankhamun, con trai của Akhenaten, vị vua trẻ băng hà vào năm 1324 trước công nguyên chỉ sau 9 năm ngồi trên ngai vàng.
Tại Thung lũng của các vị Vua vào ngày 29/11/1922, nhà Ai Cập học người Anh, Howard Carter đã khám phá ra hầm mộ của pharaoh Tutankhamun.
Nhà khảo cổ học người Anh lập luận, kéo theo việc chôn cất ông diễn ra một cách vội vã trong một phòng an táng dưới lòng đất vốn ban đầu không dành cho vị pharaoh này. Điều này có vẻ phù hợp với việc lăng mộ của Tutankhamun bấy lâu vẫn khiến các học giả rối trí bởi không có kích thước như lăng mộ của các pharaoh.
Bên cạnh đó, nhà khảo cổ học Reeves cũng tin rằng hầm mộ này không phải là thứ duy nhất được "tiện tay dùng tạm" trong sự kiện hoàng gia này. Ngay cả mặt nạ bên ngoài xác ướp của Tutankhamun cùng những vật an táng khác cũng có thể vốn không được thiết kế dành cho vị vua trẻ, mà là dành cho Nữ hoàng Nefertiti. Ông cho rằng, trên mặt nạ có những dấu vết cho thấy người mang mặt nạ có dùng khuyên tai. Trong khi đó, khuyên tai không phải là thứ trang sức được đàn ông trẻ tuổi trong thời đại của Tutankhamun sử dụng.
Bên trong hầm mộ của Tutankhamun tại Thung lũng các vị Vua ở Luxor, miền nam Ấn Độ, nhà khảo cổ học Reeves cho rằng cái chết của Tutankhamun có thể đã buộc các thầy tế phải mở cửa trở lại hầm mộ của Nữ hoàng Nefertiti 10 năm sau ngày bà băng hà bởi hầm mộ của vị pharaoh trẻ tuổi vẫn chưa được xây dựng.
"Đây là một giả thuyết rất tốt nhưng điều này không có nghĩa nó là sự thật bởi không phải lúc nào các giả thuyết cũng đúng... Nhưng tôi nghĩ việc này hoàn toàn đáng để thử bởi chúng ta có thể dễ dàng kiểm tra mà không gây ra hư hỏng gì", nhà khảo cổ học người Anh cho biết.
Công cụ cho phép ông làm điều này là một loại máy radar của Nhật Bản được sử dụng để tìm ra các khoảng rỗng nếu có. Công việc dự kiến sẽ bắt đầu vào cuối tháng 11 sau khi đội ngũ các chuyên gia được cấp phép nhằm bảo đảm máy radar có thể quét các bức tường "mà không gây ra hư hại".
Như nhiều nhà khảo cổ học khác lẫn các quan chức từ Bộ cổ vật Ấn Độ hiện diện trong hầm mộ của Tutankhamun, Bộ trưởng Cổ vật Mamduh al-Damati lắng nghe một cách chăm chú những tuyên bố của chuyên gia đến từ trường đại học Arizona (Mỹ) về khả năng những bức tranh trong căn phòng an táng này đang che đậy hai cánh cửa bí mật. Một trong số đó có khả năng dẫn đến câu trả lời cho một trong những câu hỏi lâu đời nhất về một trong những nền văn minh cổ xưa nhất của loài người: Nefertiti!
Hai vị trí được phỏng đoán có căn phòng bí mật.
"Tôi chắc chắn 70% rằng chúng ta sẽ tìm ra điều gì đó", Bộ trưởng Damati nói khi bước ra ngoài hầm mộ. Tuy vậy, theo ông Damati, cũng không loại trừ khả năng hầm mộ của Nữ hoàng Nefertiti sẽ không phải là kết quả của cuộc tìm kiếm. Các nhà khoa học có thể sẽ tìm thấy hầm mộ của Kiya, một trong những người vợ của pharaoh Akhenaten hoặc thậm chí đó sẽ là hầm mộ của một thành viên hoàng tộc được mở rộng để làm nơi an nghỉ cho Pharaoh Tutankhamun.
"Dù là một cánh khác của hầm mộ này hay một hầm mộ khác lâu đời hơn được tìm thấy, đó cũng sẽ là một khám phá lớn", Bộ trưởng Cổ vật Ai Cập kết luận.
Theo Anh Tiếu (tổng hợp)
baotintuc.vn
Những trò bịp vĩ đại nhất lịch sử hay chiêu trò câu khách của truyền thông? Xưa nay, xã hội vẫn chứng kiến và ghi nhận những chuyện lạ lùng mà khoa học chưa thể giải thích được, chẳng hạn như người Ai Cập cổ đại làm cách nào để xây Kim tự tháp trong lúc hàng trăm kilômét xung quanh kỳ quan này lại không hề có một mỏ đá nào có thể dùng làm vật liệu? ......