Bí ẩn: Khúc gỗ thần bí biết tìm đường về nhà
Người dân Yên Lạc coi khúc gỗ đen này như một báu vật của quá khứ, gắn liền với cuộc sống hiện tại.
Dù bị lũ cuốn trôi bao xa, khúc gỗ đen ấy cũng biết… tìm đường quay về. Bao nhiêu người tham lam muốn chiếm nó làm của riêng đều gặp những chuyện không may…
Câu chuyện nửa thực, nửa hư về khúc gỗ đen nơi làng Yên Lạc (Cần Kiệm, Thạch Thất, Hà Tây) đến bây giờ vẫn được người dân tự hào kể cho nhau nghe khiến không ít người tò mò.
Khúc gỗ ‘kỳ bí’ hiện nay vẫn đang ở bến sông Tích
Khúc gỗ đen nằm trên bến nước sông Tích ngay trước cửa đình, nơi cây đa cổ thụ 9 gốc toả bóng mát. Khúc gỗ có từ bao giờ không ai rõ.
Ngay cả những bậc bô lão lớn tuổi nhất trong làng còn bảo rằng, từ ngày bé, họ đã được ông cha kể cho nghe những câu chuyện về nó.
Chuyện kể rằng, khoảng năm 1452 gì đó khi dân làng làm đình, còn thừa một khúc gỗ thông, mọi người đem ra bến nước làm cái bàn giặt.
Trước đây, khúc gỗ to và rất chắc. Qua bao nhiêu năm dập vùi sóng nước, nó mòn đi và trở nên đen kịt như bây giờ.
Cụ Từ trông đình năm nay đã ngoại bát tuần, râu tóc bạc phơ kể cứ khi nước dâng lên cao, khúc gỗ bị cuốn trôi theo dòng nước, nhưng sau một thời gian, dân làng lại thấy nó ở nguyên chỗ cũ!
Cụ Từ trông đình vui vẻ kể chuyện về khúc gỗ ‘kỳ bí’
Video đang HOT
Còn một lão chài năm nay đã 87 tuổi thì kể rằng, đêm khuya, lão đi thả lưới về, thỉnh thoảng lại bắt gặp hai nàng tiên nữ mặc áo trắng xoá đang ngồi chơi trên khúc gỗ (?).
Mọi người còn truyền tai nhau câu chuyện về những người tham, mang khúc gỗ về làm của riêng, người thì bị tâm thần, người làm ăn thất bát đi tha hương nơi khác, phải mang trả khúc gỗ về lại bến sông.
Anh Kiều Quang Long thì kể về mấy người bạn anh ở xã bên, hơn 20 năm trước, họ lấy khúc gỗ về định xẻ ra làm cánh tủ. Nhưng xẻ ba lần không được, lần nào cũng gặp tai nạn.
Người dân Yên Lạc vẫn truyền miệng nhau những câu chuyện nửa thực nửa hư ấy và vẫn tin bằng một niềm tin tâm linh không cần lời giải thích.
Nhiều người cố gắng lý giải cho sự ‘kỳ bí’ của khúc gỗ. Người thì cho rằng đó là ‘khúc gỗ thần’; rồi nó được lấy từ trong đình ra, được các Thánh đã ‘yểm bùa’, không ai được phạm…
Tất cả những lời giải thích ấy thực chất chỉ mang nhiều màu sắc tưởng tượng và không có tính khoa học.
Có lẽ thuyết phục nhất là sự giải thích của ông Nguyễn Văn Dậu, Trưởng Ban quản lý khu di tích làng Yên Lạc.
Theo ông Dậu, khúc gỗ ấy là gỗ thông, một loại gỗ có khối lượng riêng vào loại trung bình. Khi thả xuống nước, nó không chìm hẳn, cũng không nổi hẳn, chỉ là là mặt đất, mặt nước.
Hơn nữa, bến sông bên này lại thoai thoải vì là bên bồi. Chính những điều đó khiến cho khúc gỗ lên xuống cùng dòng nước.
Trẻ con vẫn vô tư trêu đùa ‘ông kỳ bí’
Câu chuyện về khúc gỗ vẫn được lưu giữ và kể lại không phải để nuôi dưỡng sự mê tín dị đoan mà để dạy con cháu trong làng biết trọng quá khứ, không nên tham lam, lấy của chung đem về làm của riêng.
Bao đời nay, người dân Yên Lạc đã quen với sự hiện diện của khúc gỗ đen ấy, gắn bó với nó như một thứ không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày. Các mẹ, các chị vẫn dùng nó làm bàn giặt quần áo.
Liệu rằng khúc gỗ đen cùng những câu chuyện kỳ bí có còn ’sống’ được trong cái ồn ã của cuộc sống thành thị đang ập đến?
Theo Datviet
Trộm chó phải trả giá bằng nhiều mạng người
Đa phần những đối tượng trộm chó bị nhân dân bắt được đều bị đánh đến chết hoặc trọng thương. Đây là do tâm lý bức xúc của người dân. Hơn nữa, việc xử lý các đối tượng trộm chó theo pháp luật hiện hành cũng làm cho nhân dân chưa hài lòng.
Trộm chó, bị chết đuối khi bỏ chạy
Theo thống kê của Phòng CSĐT tội phạm về TTXH, CA tỉnh Thanh Hóa cho biết từ năm 2011 đến nay, trên địa bàn tỉnh đã có 7 vụ trộm chó bị quần chúng nhân dân, vây bắt đánh đến chết, nhưng tình trạng trộm chó vẫn diễn biến vô cùng phức tạp. Các đối tượng trộm chố rất liều lĩnh và sẵn sàng mang hung khí để chống trả khi bị truy đuổi.
Có lẽ cho đến giờ người dân xã Vĩnh Ninh (Vĩnh Lộc- Thanh Hóa) vẫn chưa hết bàng hoàng khi nhớ lại chuyện hai "cẩu tặc" chết đuối khi bị người dân vây bắt. Đó là vào khoảng 12h30' ngày 15/7, tại thôn Yên Lạc 2, hai đối tượng gồm Lê Văn Thành (SN 1996) và Ngô Văn Ngọc (SN 1994, đều ngụ huyện Yên Định), đến nhà anh Nguyễn Văn Nhiên, ở thôn Yên Lạc 2 để trộm chó. Bị người dân phát hiện và vây đánh, 2 đối tượng đã nhảy xuống sông Mã để thoát thân thì bị chết đuối.
Một đối tượng trộm chó bị người dân xã Hoằng Hà (huyện Hoằng Hóa) đánh nhập viện vào cuối năm 2012
Ngoài vụ 2 "cẩu tặc" nhảy sông chết đuối gây rúng động, thì gần đây nhất, ngày 12/8, công an huyện Hậu Lộc (Thanh Hóa) cho biết trên địa bàn cũng vừa xảy ra vụ 2 đối tượng trộm chó bị người dân thôn La Mát, xã Văn Lộc, huyện Hậu Lộc, đánh tập thể bị thương phải nhập viện trong tình trạng nguy kịch.
Tuy nhiên, cũng có những vụ trộm chó mà người dân bị tấn công lại khi truy đuổi đối tượng. Như ngày 8/3/2013, đối tượng Phạm Ngọc Sơn (SN 1970, ngụ xã Hoằng Giang, huyện Hoằng Hóa), đến địa bàn xa Định Bình, huyện Yên Định, bắt trộm chó. Khi bị phát hiện, Sơn quay trở lại tấn công. Đối tượng này cuối cùng cũng bị nhân dân đánh đến chết.
Hay như trước đó vào tháng 8/2012 hai tên trộm chó là Lê Tiến Lý (SN 1978, ngụ xã Thiệu Vũ, huyện Thiệu Hóa) và Vũ Nguyên Dũng (SN 1976, ngụ xã Vĩnh Long, huyện Vĩnh Lộc) đã tới xã Định Thành, huyện Yên Định câu được 3 con chó. Bị nhân dân phát hiện và truy bắt, cả 2 đối tượng này dùng bột ớt, chai bia, súng cao su bắn vào đoàn người truy đuổi. Khi bị bắt, do quá bức xúc trước hành động của Lý và Dũng, nhân dân đã đánh cả 2 trọng thương phải đi cấp cứu. Do vết thương quá nặng Dũng đã tử vong ngay sau đó tại bệnh viện.
Trộm chó vẫn không hề thuyên giảm
Trong năm 2012 và đến tháng 7/2013, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã có 8 đối tượng trộm chó bị người dân đánh chết, hoặc chạy trốn dẫn đến tử vong, thế nhưng tình trạng trộm chó vẫn diễn ra ngày càng phức tạp và không có chiều hướng thuyên giảm.
Ông Vũ Trong Sử, thôn La Mát, xã Văn lộc, huyện Hậu Lộc bức xúc: "Tôi đang ăn cơm thì thấy con chó chạy vào nhà kêu ăng ẳng sùi cả bọt mép, tôi liền chạy ra cổng thì thấy một nắm bả chó vứt dưới đất. Gần đó có 2 đối tượng lạ mặt đang dựng xe máy bên đường, tôi liền chạy đến giật lấy chiếc chìa khóa, nhưng bị một đối tượng rút kim tiêm dọa tôi".
Chiếc xe máy của đối tượng trộm chó bị dân đốt cháy
Đại úy Nguyễn Hữu Thịnh, Đội trưởng đội ĐT tội phạm về TTXH, công an tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Tình hình trộm chó ngày một gia tăng và diễn biến hết sức phức tạp. Đa phần những đối tượng trộm chó bị nhân dân bắt được đều bị đánh đến chết và trọng thương. Đây là do tâm lý bức xúc của người dân. Hơn nữa, việc xử lý các đối tượng trộm chó theo pháp luật hiện hành cũng làm cho nhân dân chưa hài lòng. Quá trình điều tra, đối tượng đánh chết người cũng gặp rất nhiều khó khăn, do nhân dân thường bắt được trộm vào buổi tối và đánh hội đồng nên rất khó xác định đối tượng đánh chết người".
"Chúng tôi đang kiến nghị với cấp trên, nếu phát hiện các đối tượng trộm chó, bị người dân truy bắt, nếu chống trả hay dùng hung khí nguy hiểm thì sẽ quy vào tội cướp tài sản để truy tố hình sự theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, các cấp chính quyền cũng phải thường xuyên tuyên truyền, vận động cho nhân dân để người dân hiểu hơn về pháp luật, để có cách xử lý đúng hơn khi bắt được trộm chó" - đại úy Thịnh cho biết thêm.
Xác hai "cẩu tặc" chết đuối ở Vĩnh Lộc đang được người nhà mang về mai táng
Nguyễn Thùy
Theo Dantri
Nhà nhà đi canh đê, đắp đập chống lũ lớn 127 ha lúa bị ngập nặng, khoảng 31 ha có nguy cơ mất trắng. Ở thôn Đinh Xá, xã Nguyệt Đức, huyện Yên Lạc (Vĩnh Phúc), nhà nhà người người đang đi canh đê đắp đập, hàng chục máy bơm dã chiến hoạt động 24/24h, tinh thân chông lũ luôn ở mức cao nhât. Tuy bão số 6 không đổ bộ trực tiếp...