Bí ẩn khối đá hơn 10.000 năm tuổi bị cắt đôi hoàn hảo
Nằm ở ốc đảo Tayma, Arab Saudi, Al Naslaa là khối đá hơn 10.000 tuổi bị chia làm hai với đường cắt thẳng như sử dụng máy móc, công nghệ hiện đại. Đây là bí ẩn lớn mà giới khoa học chưa thể tìm ra lời giải.
Khối đá Al Naslaa nằm ở ốc đảo Tayma, Arab Saudi là một bí ẩn lớn đối với giới khoa học trong suốt nhiều năm nay. Nguyên do là bởi khối đá hơn 10.000 tuổi bị chia làm hai một cách hoàn hảo đến khó tin.
Cụ thể, khối đá Al Naslaa được Charles Huver phát hiện vào năm 1883.
Mỗi nửa của khối đá cao khoảng 7 m và đứng cân bằng trên một tảng đá nhỏ ở phía dưới.
Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, khối đá Al Naslaa đứng vững mà không bị đổ.
Khối đá cổ xưa này được cho là nặng hàng trăm tấn. Nó khiến nhiều người tò mò bởi đường cắt chia đôi tảng đá có bề mặt phẳng, nhẵn đến khó tin.
Nhiều chuyên gia, nhà khoa học tò mò không biết đường cắt chia đôi khối đá Al Naslaa có từ bao giờ. Liệu tảng đá này bị chia làm hai là do tự nhiên hay do bàn tay con người?
Nếu do con người làm ra thì người xưa đã sử dụng công cụ gì để có thể chia đôi tảng đá Al Naslaa một cách hoàn hảo giống như dùng máy móc công nghệ cao ngày nay như tia laser.
Các chuyên gia phát hiện nhiều hình vẽ, chữ tượng hình và ký tự bí ẩn trên bề mặt khối đá Al Naslaa.
Việc giải mã những ký tự trên gặp nhiều khó khăn bởi giới khoa học chưa thể tìm ra nó thuộc nền văn minh nào.
Vì vậy, các nhà khoa học cũng chưa thể lý giải khối đá Al Naslaa bị chia tách làm đôi như thế nào.
Mời độc giả xem video: Mua hòn đá 50.000 đồng, về sau được trả giá hàng tỷ đồng. Nguồn: VTC14.
Những điều kỳ lạ xảy ra xung quanh nhà thờ bí ẩn 800 năm tuổi
Người ta gọi nhà thờ này là 'nhà thờ đẽo đá', bởi nó được tạo ra bằng cách khoét ở giữa một tảng đá khổng lồ màu đỏ.
Có rất nhiều địa điểm kỳ lạ trên thế giới gắn liền với những bí ẩn không thể giải thích được. Một trong số đó là một nhà thờ có tuổi đời lên tới 800 năm ở Ethiopia. Những du khách đến đây không chỉ thích thú với cảnh quan cổ xưa còn sót lại mà còn hiếu kì trước những tin đồn xoay quanh.
Nhà thờ Lalibela tại thành phố Lalibela ở Ethiopia được xây dựng từ thế kỷ 12 đến thế kỷ 13, bởi một vị vua có tên là Lalibela (1181-1221), thuộc triều đại Jagwe cai trị ở Lalibela trong hơn một thế kỷ. Thành phố ở đây cũng đặt theo tên của vị vua này.
Người ta nói rằng vua Lalibele muốn biến nơi này thành "Jerusalem của châu Phi" bằng cách xây dựng nhiều nhà thờ. Jerusalem là một trung tâm hành hương linh thiêng của đạo Kitô giáo chính thống ở Trung Đông. Và thành phố này được gọi là nơi làm việc của Chúa Giesu Kitô. Ngoài ra có khoảng 150 nhà thờ tại đây.
Ước tính mất khoảng 20 năm để xây dựng xong những nhà thờ này. Trong số 150 nhà thờ thì có khoảng 11 nơi được làm bằng cách cắt đá. Người ta nói rằng những tảng đá màu đỏ và màu cam được hình thành từ dung nham núi lửa phun trào. Đá được cắt ra bằng những công cụ thô sơ như búa và đục.
Các tòa nhà đều là đá nguyên khối, được chạm khắc từ một khối đá có độ dốc của núi lửa, được lót bởi đá bazan màu xám đen. Mỗi khu vực được kết nối với nhau bằng một mê cung đường hầm, lối đi với các khe hở trong hang động và hầm mộ.
Một số ngôi đền nổi bật với các đặc điểm cổ xưa và bắt chước các yếu tố kiến trúc từ thời kỳ trước, nhưng chúng khác nhau về thiết kế lẫn kiểu dáng.
Trong số 11 nhà thờ làm từ cách cắt đá thì nhà thờ Bet Aba Libanos nổi tiếng nhất về mặt kiến trúc nhất. Nó được tạo ra từ việc cắt một khối đá khổng lồ gần bờ biển.
Khi đi về phía nhà thờ này, người ta chỉ thấy mái nhà hình chữ thập làm gián đoạn một vách đá phẳng. Gần hơn, nó trở nên rõ ràng rằng nhà thờ đối xứng, nằm giữa một tảng đá đỏ lớn. Vào thời điểm đó, người ta cảm thấy nơi này này xứng đáng với danh hiệu "Kỳ quan thứ 8 của thế giới".
Người dân tin rằng để hoàn thành được những nhà thờ làm từ đá là do các thiên thần từ thiên đường thực hiện. Những người lao động ở Lalibela làm việc vào ban ngày và ngủ vào ban đêm, sau đó các thiên thần sẽ tạo ra hình dáng cho nhà thờ. Năm 1978, 11 nhà thờ đá đỏ tại đây được UNESCO đưa vào danh sách Di sản Thế giới.
Hiện nay, hiện tượng xói mòn chủ yếu do thời tiết đang làm hỏng bề mặt đá của tất cả các nhà thờ, do đó việc phục hồi là một vấn đề cấp bách. Các đồ vật tôn giáo như cây thánh giá, bản thảo và bàn thờ bằng gỗ, phải bằng mọi giá phải được bảo tồn.
UNESCO và Cộng đồng châu Âu đã tổ chức một cuộc thi quốc tế nhằm xây dựng nơi trú ẩn tạm thời để bảo vệ các di tích khỏi những cơn mưa. Ngay khi có thể về mặt kỹ thuật, các nhà thờ sẽ được khôi phục.
Phan Hằng
Khó giải cái chết của pharaoh trẻ nhất lịch sử Ai Cập cổ đại Tutankhamun lên ngôi khi 9 tuổi trở thành pharaoh trẻ nhất lịch sử Ai Cập cổ đại. Ông hoàng này cai trị trong 10 năm rồi băng hà. Nguyên nhân tử vong của ông là một trong những bí ẩn lớn nhất lịch sử mà giới khoa học nỗ lực tìm kiếm lời giải. Pharaoh trẻ nhất lịch sử Ai Cập cổ đại...