Bí ẩn kho vàng, ngọc trong lăng mộ 2.000 năm của vua Nam Việt
Vào tháng 8.1980, trong quá trình san lấp quả đồi Tượng Cương (Quảng Châu, Trung Quốc) để xây cao ốc, khi đào sâu vào núi đá khoảng 20m, đã phát hiện lăng mộ khổng lồ. Người nằm trong mộ là Triệu Văn Vương (Triệu Muội, Triệu Mạt, hoặc Triệu Hồ, lên ngôi 137 TCN), là cháu gọi bằng ông của Triệu Vũ Đế (Triệu Đà), đời vua thứ 2 của nhà Triệu nước Nam Việt.
Theo tường thuật, thì hôm đó, chiếc máy múc xúc đất sâu vào núi, tạo ra lỗ thủng lớn. Dưới lỗ thủng là những phiến đá khổng lồ, máy múc không phá nổi. Doanh nghiệp đã dừng công việc, báo cáo chính quyền.
Khi điều tra, các nhà khảo cổ khẳng định đây là ngôi mộ đá, được tạc vào trong lòng núi. Như vậy, chắc chắn phải có lối vào. Mở rộng khai quật, các nhà khảo cổ đã phát hiện một lối vào, sâu đến 20 m. Lối vào đã bị lấp bởi những tảng đá lớn. Ngôi mộ nằm sâu trong núi đá, nên đã được bảo quản toàn vẹn suốt hơn 2.000 năm.
Quan tài gỗ và bộ quần áo được dệt bằng hàng ngàn mảnh ngọc
Vét hết lớp đất mịn, lộ ra quan tài gỗ và bộ quần áo được dệt bằng hàng ngàn mảnh ngọc, kết bởi sợi vàng. Bên trong bộ quần áo là dấu vết xương cốt đã mủn hết. Trong quan tài có 10 thanh kiếm khảm vàng. Xung quanh chủ nhân ngôi mộ là vố số vật dụng bằng vàng, ngọc cực kỳ tinh xảo
Ngay lập tức, công tác khai quật bắt đầu. Các nhà khoa học đã gặp nhiều khó khăn khi tìm đường vào ngôi mộ, bởi lối vào được bố trí bởi các cơ quan bí mật. Phía sau cánh cửa đá có một bộ phận, mà khi đóng cửa, bộ phận đó tuột ra, làm vòm cửa đóng xuống. Khi cửa được đóng lại, thì ngôi mộ vĩnh viễn chìm vào quên lãng, không ai vào ra được nữa. Các nhà khoa học đã phải phá đá mới vào được bên trong.
Phần chính lăng mộ có diện tích 100 mét vuông, gồm 7 gian phòng, tường ốp đá xanh, trần được lắp ghép bằng những phiến đá lớn, dày, nặng cả chục tấn.
Các nhà khoa học đã kinh ngạc khi phát hiện tất cả các gian phòng đều chứa ăm ắp cổ vật, toàn vũ khí, vật dụng và châu báu.
Vét hết lớp đất mịn, lộ ra quan tài gỗ và bộ quần áo được dệt bằng hàng ngàn mảnh ngọc, kết bởi sợi vàng. Bên trong bộ quần áo là dấu vết xương cốt đã mủn hết. Trong quan tài có 10 thanh kiếm khảm vàng. Xung quanh chủ nhân ngôi mộ là vố số vật dụng bằng vàng, ngọc cực kỳ tinh xảo.
Video đang HOT
Bộ quần áo bằng vàng và ngọc
Tiếp tục bới lớp đất phủ ở phần ngực, thì phát hiện chiếc ấn vàng, núm rồng cuộn. Đáy ấn vàng khắc chữ “Văn ế Hành Tỷ”, theo lối tiểu triện.
Qua chiếc ấn này, các nhà nghiên cứu đã xác định người nằm trong mộ chính là Triệu Văn Vương (Triệu Muội, Triệu Mạt, hoặc Triệu Hồ, lên ngôi 137 TCN), là cháu gọi bằng ông của Triệu Vũ Đế (Triệu Đà), đời vua thứ 2 của nhà Triệu nước Nam Việt.
Trong sử sách, thời Tam Quốc, Tôn Quyền biết trong lăng mộ của nhà Triệu có rất nhiều châu báu, bảo vật, nên sai các tướng xua quân xuống Giang Đông tìm kiếm nhiều năm ròng. Tuy nhiên, quân Ngô chỉ tìm được mộ của Anh Tề, cháu gọi Triệu Đà bằng ông cố. Mặc dù vậy, quân Ngô cũng lấy được vô số vật báu, toàn là vàng, ngọc. Tuy nhiên, lăng mộ Triệu Đà, Triệu Muội ở đâu không ai biết, mặc dù giới khảo cổ, giới trộm cổ vật săn lùng ráo riết suốt hơn 2.000 năm qua.
Việc phát hiện lăng mộ Triệu Văn Vương vào thời kỳ đó, khiến các nhà khảo cổ Việt Nam quan tâm đặc biệt. Theo sử Việt, Triệu Đà được coi là một triều đại của Việt Nam trước công nguyên. Ông cùng với tướng Lữ Gia đã quật cường chống lại sự xâm lược của nhà Hán.
Theo sử Việt, Triệu Đà sống tới 121 tuổi, ở ngôi gần 70 năm. Vì sống thọ, nên truyền ngôi cho cháu là Triệu Văn Đế, chứ không truyền cho con.
Lăng mộ có kiến trúc tiền triều hậu tẩm, tức phía trước là triều đình, phía sau là cung điện, nơi vua ở. Tổng cộng có 7 căn phòng.
Tiền thất không có cổ vật, mà chỉ có những biểu tượng văn hóa. Nhưng từ căn phòng này, có 4 cửa thông sang các phòng bên.
Hai phòng phía đông và tây, bên hông mộ, gọi là nhĩ thất, chứa nhiều món đồ đồng, gồm chuông, nhạc nhí, binh khí và vô số món ngọc.
Kho chứa vàng, ngọc khổng lồ
Đằng sau phòng chính, tức địa cung, nơi đặt quan tài, là một căn phòng làm kho chứa. Đây là nơi chứa hàng ngàn cổ vật, là vật dụng vua dùng, toàn bằng vàng hoặc nạm vàng, đồ ngọc, đồ sứ, sành, đồng, sắt.
Các nhà khoa học đã lấy được tới hơn 200 món ngọc khí. Tất cả các món ngọc đều được chạm khắc tinh xảo, khiến các nhà điêu khắc ngày nay cũng phải kinh ngạc bởi sự sáng tạo, cầu kỳ.
Hơn 500 món đồng gồm đủ các loại, từ vật dụng đến binh khí. Phần lớn các món đồng đều nạm vàng. Đặc biệt quý là bộ áo bằng ngọc khâu bằng tơ vàng, gọi là ti lũ ngọc y. Đây là ti lũ ngọc y sớm nhất được tìm thấy ở Trung Hoa.
Trong mộ, quý nhất là 23 chiếc ấn, toàn bằng ngọc và vàng, một số ít bằng đồng mạ vàng. Như đã nói ở trên chiếc ấn Văn Đế Hành Tỷ là ấn vàng lớn nhất tìm thấy ở đời Hán. Hành Tỷ lớn, bằng vàng, lại núm rồng, chứng tỏ Triệu Vũ Đế, đến Triệu Văn Vương, dù thần phục nhà Hán, nhưng vẫn coi mình là vua, xã hội Nam Việt hoàn toàn độc lập với Trung Hoa.
Ngoài ra, còn có 36 đỉnh đồng, khắc chữ Phiên Ngung. Vô số vật dụng có nguồn gốc từ Trung Đông, Châu Phi. Những vật dụng phương Tây này chủ yếu là trang sức vàng, hạt châu, hộp bạc, hộp vàng, ngà voi.
Có 9 chiếc bình đồng khảm vàng lấp lánh tuyệt đẹp. 9 cái thạp đồng, với những hoa văn thuyền, người đội mũ lông chim, đi chân đất… là thứ đặc trưng của người Việt, giống hệt hoa văn trên các trống đồng, thạp đồng ở Việt Nam. Điều khiến các nhà sử học Việt quan tâm, là rất nhiều món đồ tinh xảo bằng đồng như nữu chung, gương đồng, bình hương liệu… có nguồn gốc từ Lĩnh Nam, gồm cả phần miền bắc Việt Nam và nam Trung Quốc bây giờ. Nhiều món đồ đến từ miền trung của Việt Nam.
Cung phi, nhạc công tuẫn tang theo
Điều đáng lưu tâm nữa trong lăng mộ Triệu Văn Vương, là có tới 15 người bị chôn sống. Những người bị tuẫn táng gồm người gác cửa, nhạc công, 4 cung phi và 7 người trong nhà bếp cùng các vật dụng, để phục vụ việc ăn uống. Ngoài ra còn có 2 người ở cạnh mộ chủ, có thể là vệ sĩ. Tục chôn sống theo người chết phổ biến thời phong kiến cổ đại, từ đời Tần về trước. Đến thời Hán, tục này không còn, nhưng rõ ràng vẫn duy trì ở Nam Việt.
Qua giám định pháp y, thấy rằng, những người này đều bị đánh mạnh vào ngực cho chết rồi mới chôn theo.
Qua nghiên cứu những di vật trong ngôi mộ này, nhiều nhà nghiên cứu khẳng định rằng, từ hơn 2.000 năm trước, vùng Lĩnh Nam đã phát triển rực rỡ cả về kinh tế lẫn văn hóa. Vùng đất này không bị lệ thuộc vào Trung Nguyên. Các nền văn hóa tồn tại song hành, giao lưu, trao đổi với nhau, ảnh hưởng lẫn nhau, chứ không phải một chiều từ phương bắc đi xuống như người phương Bắc vẫn tuyên truyền.
Những vật dụng ở vùng Lĩnh Nam có niên đại trước thời Nam Việt, cũng đã khẳng định nền văn minh rực rỡ từng tồn tại ở vùng đất này. Nhiều vấn đề lịch sử cần được tiếp tục nghiên cứu và nhìn nhận lại từ lăng mộ Triệu Văn Vương.
Theo VTC
Đề xuất nổ mìn để tìm 'kho vàng núi Tàu'
Ngày 22.6, ông Nguyễn Ngọc Hạnh, Phó giám đốc Sở VH-TT-DL Bình Thuận, cho biết Tổ công tác giám sát việc tìm kiếm "kho vàng 4.000 tấn" của cụ Trần Văn Tiệp đã đi kiểm tra thực địa trên núi Tàu (xã Phước Thể, H.Tuy Phong, Bình Thuận). Tổ công tác gồm đại diện các sở: VH-TT-DL, TN-MT, Công thương, Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh và UBND H.Tuy Phong.
Cụ Tiệp chỉ vị trí cửa hang vào kho vàng cần nổ mìn để bóc lớp đá - Ảnh: Quế Hà
Theo ông Hạnh, mục đích của đợt kiểm tra là giám sát quá trình tìm kiếm và thăm dò "kho vàng" của cụ Tiệp. Đây cũng là lần thị sát phương án mà cụ Tiệp và các cộng sự muốn dùng thuốc nổ để bóc tách lớp đá ngay vị trí thăm dò. Cũng theo ông Hạnh, muốn được nổ mìn, cụ Tiệp phải có giấy phép của các cơ quan có thẩm quyền và đáp ứng một số yêu cầu theo quy định. Theo thông tin từ tổ công tác, hiện trường trên núi Tàu vẫn chưa có gì thay đổi kể từ khi giấy phép được gia hạn cách đây nửa năm.
Trong khi đó, anh Trần Phương Hồng (con trai út của Cụ Tiệp, người được ủy quyền thực hiện) cho biết "đã giao cho Công ty Nam Trung bộ (TP.HCM) lên phương án nổ mìn từng đợt". Cũng theo anh Hồng, bên cạnh việc nổ mìn thì hình thức khoan thăm dò vẫn được tiến hành. Tuy nhiên, anh Hồng thừa nhận "vẫn chưa tiến hành bất cứ công việc gì trên núi Tàu" kể từ khi có giấy phép gia hạn. Lý do là có sự thay đổi về phương án khoan thăm dò. Hiện nay anh Hồng và đơn vị trực tiếp nổ mìn vẫn chưa ấn định được thời gian cụ thể để bóc tách lớp đá ngay tại vị trí dẫn vào "cửa hang" mà cụ Tiệp đã xác định từ cuối năm 2013. Trong một lần gặp gỡ PV Thanh Niên mới đây, đích thân cụ Tiệp khẳng định có một sự dịch chuyển nhỏ về "vị trí cửa hang" cho nên các mũi khoan và các vị trí đặt mìn sẽ được xác định lại cho chính xác. "Chính vì vậy mà việc tiến hành bị chậm lại" - cụ Tiệp khẳng định.
Theo TNO
Cầm cố sổ đỏ lấy tiền đào "kho vàng" dưới nền nhà? Những ngày qua, dư luận xôn xao trước thông tin gia đình ông Nguyên Thanh Lượng (thôn Vĩnh Thượng, xã Khai Thái, huyện Phú Xuyên, TP. Hà Nội) đi xem bói rồi đùng đùng mang sổ đỏ đi thế chấp ngân hàng để lấy tiền khai quật "kho vàng" dưới nền nhà. Thế nhưng, vàng đâu chẳng thấy, chỉ thấy ngôi nhà trở...