Bí ẩn hòn đảo có thật trong bộ phim bom tấn “Star wars”
Trong cảnh cuối cùng của phim bom tấn Star Wars phần mới nhất The force Awaken, nữ anh hùng Rey (Daisy Ridley) đã hạ cánh xuống một hòn đảo đẹp và gồ ghề trên một hành tinh xa xôi và đó là hòn đảo có thật ngoài đời.
Nếu Star Wars luôn nổi tiếng với những cảnh quay sử dụng các khung cảnh được vẽ bằng máy tính thì trong phần mới nhất của loạt phim, đạo diễn JJ Abrams đã sử dụng bối cảnh thật cho trường đoạn cuối của bộ phim, đó là hòn đảo mang tên Skellig Michael ngoài khơi Ireland giữa Đại Tây Dương (cách đảo Valentia, hạt Kerry khoảng 12km về phía Tây Nam).
Hòn đảo Skellig Michael được dự báo sẽ sớm “thức dậy” sau khi Star Wars phần mới nhất ra mắt và sự quan tâm của truyền thông.
Những mũi đá nhọn trên đảo Skellig Michael vươn mình đầy thách thức
Hòn đảo đã được Unesco công nhận là di sản thế giới (năm 1996) nhờ vào vẻ đẹp kì vĩ và tu viện Thiên Chúa Giáo tọa lạc trên con dốc đứng từ hơn 1.400 năm trước. Các nhà tu hành đã rời bỏ khỏi xã hội và dừng chân tại hòn đảo này để dâng hiến bản thân mình cho niềm tin tôn giáo bất diệt (cũng là một phần lý do tại sao nhà sản xuất của The Force Awaken đã chọn nơi đây làm điểm trốn tránh của Luke Skywalker – nhân vật trong phim). Vào thế kỉ 13, cộng đồng tu viện có vẻ như đã trở về đất liền nhưng hòn đảo vẫn còn nguyên giá trị như một nơi hành hương linh thiêng trong nhiều thế kỉ sau đó. Đến thế kỉ 19, hai ngọn hải đăng được cho xây dựng trên Skellig Michael mở ra trang mới trong lịch sử hàng hải của Ireland.
Bán đảo Iveragh nơi nhìn ra ngoài khơi xa có thể thấy Skellig Michael đang chìm dần trong ánh hoàn hôn
Hòn đảo nằm khá trơ trọi và khó tiếp cận đồng nghĩa với việc không có nhiều du khách đến nơi đây, điều này tạo điều kiện cho việc bảo vệ không gian tự nhiên xung quanh.
Video đang HOT
Đây là 1 trong 2 di sản thế giới tại Ireland. Di sản còn lại là Brú na Bóinne, khu mộ cổ thời tiền sử. Hòn đảo cũng là nơi tuyệt vời để ngắm các loại chim biển phong phú về số lượng và chủng loại.
Unesco đã đưa Skellig Michael vào danh sách di sản thế giới với những giá trị lịch sử của Thiên Chúa Giáo Ireland.
Những túp lều hình tổ ong bằng đá vẫn còn tồn tại đến ngày nay ghi dấu một trong những cộng đồng tôn giáo xa xôi nhất châu Âu.
Skellig Experience là trung tâm thông tin nằm trên đất liền tại Valentia nơi du khách có thể tìm hiểu nhiều hơn về hòn đảo và đặt những tour đi thuyền quanh hòn đảo oai nghiêm ngày. Bạn có thể đi thuyền đến đảo từ Knightstown (Valentia), Portmagee, Ballinskelligs và Caherdaniel với hành trình đi về, lên thăm đảo kéo dài khoảng 5 tiếng. Khi đã lên đảo, dịch vụ hướng dẫn có thể được yêu cầu ngay tại khu trại nền của tu viện cổ.
Hình ảnh chụp từ đảo Skellig Michael nhìn ra phía xa là đảo Skellig nhỏ đang bị mây và sương mù vây quanh.
Đã từ rất lâu trước khi người Jedis đến, Skellig Michael đã là nơi cư trú của các tu sỹ Thiên Chúa Giáo từ thế kỉ thứ 6.
Vì địa hình khá khó khăn, hành trình thường không dành cho các du khách gặp các vấn đề về xương khớp và trẻ em nhỏ. Những vách đá dựng đứng, lối đi khá trơn trượt và mặt đá lởm chởm có thể là thách thức đồng thời là điểm kích thích với nhiều du khách mê khám phá. Vẻ đẹp của hòn đảo đã được nhà soạn kịch, nhà phê bình và hoạt động xã hội nổi tiếng George Bernard Shaw đến thăm năm 1910 mô tả với những cụm từ: “khó tin, bất khả thi, một nơi thật điên rồ và là một phần của thế giới mộng mơ”.
Vị trí đảo Skellig Michael (chấm đỏ) trên bản đồ của Google Map.
Việc ra mắt phần mới nhất của Star Wars dự báo sẽ làm thu hút du khách đến với Skellig Michael để có thể phần nào sống trong không phí hùng tráng của bộ phim đồng thời tiếp cận một trong những điểm đến có giá trị về lịch sử và phong cảnh.
Theo 24h
Hòn đảo cuối phim 'Star Wars 7' thành điểm nóng
Sau khi xuất hiện trong cảnh kết phim, hòn đảo Skellig Michael ở Ireland thoắt trở thành một điểm hút khách.
Cảnh cuối cùng trong Star Wars: The Force Awakens diễn ra trên một hòn đảo ngoạn mục, khi Rey (Daisy Ridley) trao lại gươm ánh sáng cho Luke Skywalker (Mark Hamill).
Hòn đảo cô lập nằm trên vùng cấm địa lênh đênh giữa đại dương vốn không phải là nơi hấp dẫn du khách trước đây, nhưng các nhà chức trách hy vọng nơi này sẽ đổi đời
Bức ảnh được chụp từ đảo Skellig Michael nhìn ra hòn đảo Little Skellig mờ ảo trong màn sương. Cả 2 đảo lởm chởm này nằm cách bán đảo Iveragh, quận Kerry của Ireland 12 km về phía tây.
Skellig Michael từng là tu viện của một nhóm các mục sư Thiên chúa giáo thế kỷ thứ 6.
Bước lên 600 bậc đá, du khách sẽ đặt chân đến những túp lều xây kiểu tổ ong từng là nơi ở của cộng đồng tôn giáo xa xôi nhất châu Âu.
Skellig Michael được UNESCO vinh danh là Di sản thế giới năm 1996.
Bán đảo Iveragh là một trong những cảnh đẹp nổi tiếng nhất của Ireland với phong cảnh ngoạn mục, những bãi biển cát trắng và các di tích cổ xưa.
Theo Zing News
8 lý do khiến Colombia là quốc gia hạnh phúc nhất thế giới Kết quả khảo sát của WIN/Gallup International mới đây công bố Colombia là quốc gia hạnh phúc nhất thế giới. Cuộc khảo sát được thực hiện với sự tham gia của 66.040 người từ 68 quốc gia trên thế giới trong khoảng từ tháng 9 đến tháng 12/2015. Câu hỏi đặt ra: Bạn cảm thấy thế nào về cuộc sống của mình và...