Bí ẩn hoa tre- loài hoa trăm năm nở một lần không phải ai cũng biết
Hầu hết mọi người đều không biết rằng cây tre có thể ra hoa và thậm chí là kết trái.
Tre trúc là loại cây trồng phát triển nhanh nhất trên Trái đất. Một cây tre điển hình có thể phát triển lên đến 10 cm trong một ngày. Một số loài tre có thể tăng lên một mét trong cùng một thời điểm, hoặc cứ hai phút lại tăng lên khoảng 1mm.
Bạn thực sự có thể nhìn thấy cây tre mọc lên trước mắt bạn. Hầu hết các loài tre đều đạt độ tuổi trưởng thành chỉ trong 5 đến 8 năm. So sánh điều này với các loại gỗ cứng phổ biến khác trên thế giới thường chỉ tăng 2cm trong một tuần, cây tre hẳn có sức phát triển nhanh chóng hơn. Những loại cây như cây sồi có thể mất đến 120 năm mới đạt được độ trưởng thành. Nhưng khi nói đến ra hoa thì tre trúc có lẽ là một trong những loài thực vật chậm nhất trên thế giới.
Sự ra hoa của tre là một hiện tượng hấp dẫn, bởi vì nó chỉ xuất hiện duy nhất một lần và rất hiếm hoi trong vương quốc thực vật. Phải mất đến 60 đến 130 năm, cây tre mới ra hoa một lần. Khoảng cách ra hoa kéo dài của cây tre đến nay vẫn là một bí ẩn đối với nhiều nhà thực vật học.
Du khách đi dưới một rặng hoa tre.
Việc nở hoa chậm này còn cho thấy một điều lạ lùng nữa – tất cả những cây tre sẽ nở hoa cùng một lúc trên khắp thế giới, bất kể vị trí địa lý và khí hậu, miễn là chúng có nguồn gốc từ cùng một cây mẹ.
Video đang HOT
Thật khó tin nhưng sự thật là hầu hết các cây tre “anh em” này đều ra hoa chính xác vào cùng một thời điểm. Mặc dù các cá thể tre thuộc những khu vực địa lý khác nhau, chúng vẫn mang cùng một bộ gen từ một mẹ. Chính vì vậy, một cây tre ở Bắc Mỹ cũng có thể ra hoa cùng lúc với cây tre anh em của nó ở châu Á. Điều này giống như cây tre có một đồng hồ sinh học bên trong mình, có sẵn báo thức để bừng nở cùng một lúc. Hiện tượng ra hoa hàng loạt này được gọi ra hoa theo quần thể.
Hoa của loài tre Fargesia nitida cứ 120 năm mới nở một lần.
Theo một giả thuyết, việc ra hoa hàng loạt làm tăng tỷ lệ sống sót của quần thể tre. Giả thuyết cho rằng khi xảy ra lũ lụt hay có những loài động vật tiêu diệt, việc ra hoa, kết trái sẽ đảm bảo có hạt giống truyền lại.
Hoa tre rất thu hút loài gặm nhấm, chính vì vậy khi tre nở hoa sẽ làm gia tăng những loài này trong khu vực. Chu kỳ ra hoa của tre lâu hơn tuổi thọ của loài động vật gặm nhấm nên tre có thể điều chỉnh quần thể động vật gặm nhấm bằng cách kéo dài khoảng thời gian ra hoa. Tuy nhiên giả thuyết này vẫn không giải thích tại sao chu kỳ ra hoa của tre dài hơn tuổi thọ của loài gặm nhấm gấp 10 lần.
Đây chính là quả của cây tre.
Một khi các loài tre đã đạt đến tuổi thọ nhất định, đã ra hoa và sản sinh hạt giống thì cây sẽ chết và thậm chí cả một cánh rừng tre rộng lớn cũng có thể chết theo trong một vài năm. Một giả thuyết cho rằng việc sản sinh hạt giống đòi hỏi một năng lượng khổng lồ khiến cây tre kiệt quệ. Một lý thuyết khác cho thấy cây tre mẹ chết để có chỗ cho cây con.
Việc tre ra hoa hàng loạt cũng thu hút một số lượng lớn động vật, chủ yếu là loài gặm nhấm. Sự sẵn có đột ngột của thức ăn với số lượng lớn trong rừng đã thu hút hàng loạt con chuột đói ăn, và chúng tăng trưởng một cách báo động theo cấp số nhân. Sau khi ăn trái cây tre, chuột bắt đầu ăn cả cây trồng khác – cả những cây lương thực trên đồng ruộng gần đó.
Theo Minh Hồng (Tri thức trẻ)
Mỹ rút khỏi WTO: "Vắng cô thì chợ vẫn đông"
Tổng thống Mỹ, ông Donal Trump có vẻ như đang muốn "bẻ gãy" những thành quả mà nhiều đời tổng thống Mỹ trước đây đã dày công xây dựng bởi tuyên ngôn "Nước Mỹ trước tiên" của mình.
Ông Donal Trump muốn đưa nước Mỹ rời khỏi WTO cũng không phải chuyện dễ dàng
Sau khi từ chối tham gia Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), gần đây yêu cầu đàm phán lại Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA), ông Trump tiếp tục "tuyên chiến" với Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) nếu tổ chức này không nhượng bộ và xem xét lại các "luật chơi" mà ông Trump và chính quyền của ông cho rằng "bất công" với Mỹ.
Đàm phán song phương - vũ khí của ông Trump
Trước động thái cứng rắn của Tổng thống Donal Trump, cựu Tổng giám đốc WTO Pascal Lamy cho rằng, chủ ý của ông Trump muốn nâng cao vai trò của Mỹ để đạt tới lợi ích cao nhất (mà sự đánh đổi phải bỏ ra thấp nhất) hoặc chối bỏ những gì đã quy ước giữa các quốc gia tham gia WTO mà ở đó, Mỹ đã từng đóng vai trò vô cùng quan trọng để xây dựng thành "hình hài" như hiện nay.
Nhưng nếu điều đó xảy ra, thế giới sẽ phải thiết lập một khuôn khổ mới mà không có Mỹ để bảo vệ cơ chế kinh tế đa phương, giúp nền kinh tế thế giới tránh khỏi một cuộc chơi theo kiểu "luật rừng". Khi ấy, nước Mỹ - trở thành một thể chế nằm ngoài sự bảo hộ so với phần còn lại của thế giới, các quốc gia sẽ tự do áp đặt với hàng hóa của Mỹ. Nói cách khác, kinh tế Mỹ sẽ bị cô lập với phần còn lại của thế giới - đây thực sự sẽ là một thảm họa với nền kinh tế Mỹ.
Tuy nhiên, đó chỉ là một nguy cơ và ai cũng hiểu được đằng sau đó Mỹ đã "thủ" sẵn một thứ vũ khí vô cùng lợi hại: Muốn vào thị trường Mỹ hãy đàm phán song phương. Thị trường Mỹ là thị trường lớn nhất thế giới, tất cả các quốc gia khác đều muốn xâm nhập và bán được hàng hóa của mình trên nước Mỹ, đồng thời cũng có nhu cầu nhập khẩu số lượng lớn hàng hóa của Mỹ, chủ yếu là các loại hàng hóa có giá trị trí tuệ cao.
Và ở cuộc chơi ấy, kẻ mạnh sẽ lấn át - và chẳng ai mạnh hơn kinh tế Mỹ ở tư thế song đấu. Donal Trump biết rõ điều đó để biến nguy cơ ấy thành vũ khí của mình.
Rời bỏ WTO? Không phải chuyện dễ dàng!
Trong khi Tổng thống Mỹ mạnh mẽ lên án cơ chế bất công của WTO, Tổng giám đốc đương nhiệm của WTO ông Roberto Azevedo lại đang thể hiện một sự nhượng bộ khi cho biết đang tìm kiếm đối thoại với Mỹ để giải quyết những mâu thuẫn đang gây bức xúc. Ông Azevedo nhận định: "Nếu WTO cải thiện, đây sẽ là tín hiệu phát triển đáng mừng".
Rõ ràng, quan chức của WTO lo ngại một sự khủng hoảng kinh tế thế giới có thể diễn ra bởi Mỹ dù ở hoàn cảnh nào vẫn đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Việc Mỹ rút khỏi WTO sẽ gây ra các hệ lụy mà từ đó, có thể tạo thành hiệu ứng gãy đổ các thể chế đã được xây dựng vững chắc từ hơn 50 năm qua.
Thế nhưng, ngoài những nguy cơ mà Mỹ phải đối mặt, muốn rời WTO, chính quyền của ông Trump phải vượt qua khó khăn tại lưỡng viện ở Quốc hội Mỹ. Ý chí của ông Trump phải được Quốc hội Mỹ thông qua, trong đó, không phải nghị sĩ nào cũng ủng hộ những chính sách "kỳ quặc" của ông, kể cả các nghị sĩ thuộc Đảng Cộng hòa.
Cơ hội nới lỏng "luật chơi"
Với mục đích chỉ vì lợi ích nước Mỹ của chính quyền Trump như hiện nay và với tính cách của ông Donal Trump, việc Mỹ rút khỏi WTO là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Thế nhưng việc Mỹ rút khỏi WTO được các chuyên gia kinh tế cho rằng không phải "ngày tận thế". Thậm chí, vắng Mỹ còn có thể là cơ hội tốt để cải tổ các thỏa thuận trong WTO, giúp các nước tham gia cảm thấy "dễ thở" hơn.
TS Nguyễn Đức Thành (Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách) cho rằng thiếu Mỹ, sẽ tạo ra sự hỗn loạn trong ngắn hạn đối với nền kinh tế thế giới. Nhưng rõ ràng khi ấy, các quốc gia sẽ phải thiết lập một cơ chế - hay một "luật chơi" mới để hạn chế lối hành xử theo kiểu "luật rừng", dù cho để cơ chế ấy hoàn thiện như WTO hiện nay sẽ phải mất khá nhiều thời gian.
Trong khi đó, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan lại tin rằng, giống như TPP trước đây, WTO vẫn sẽ tồn tại dù có Mỹ hay không. Thậm chí, thiếu Mỹ, "luật chơi" sẽ dễ thở hơn cho các nước và cũng "chẳng quốc gia nào dại gì theo Mỹ rời khỏi WTO".
DUY THIÊN
Theo Laodong
Lật lại vụ đắm tàu bí ẩn thế kỷ 19: Thực sự điều khủng khiếp gì đã xảy ra với các thành viên trên tàu? Nguyên nhân gây ra cái chết cho 128 thành viên trong đoàn thám hiểm Franklin đã làm giới khảo cổ học bối rối bấy lâu nay, nhưng một nghiên cứu mới đã đưa họ tiến thêm một bước gần hơn với sự thật. Một nghiên cứu mới được công bố mới đây trên tạp chí PLOS One đã bác bỏ giả thuyết trước...