Bí ẩn hóa thạch lông khủng long cổ nhất hơn 1,5 thế kỷ chưa có lời giải
Hóa thạch lông vũ sớm nhất từng được tìm thấy đã bị mắc kẹt trên mặt đất khoảng 150 triệu năm. Kể từ khi được phát hiện hơn 1,5 thế kỷ trước, hầu hết mọi thứ về nó vẫn chưa được giải quyết.
Hoá thạch lông vũ cổ nhất đến nay vẫn còn rất nhiều bí ẩn chưa được giải đáp.
Trong nhiều năm qua đã có nhiều cuộc tranh luận. Mới nhất vào năm 2019 nhiều tranh cãi đã nổ ra khi một nhóm các nhà nghiên cứu lập luận rằng hóa thạch không thuộc về loài khủng long giống chim Archaeopteryx lithographica.
Tuy nhiên nghiên cứu mới nhất lại khẳng định chiếc lông vũ độc lập thực sự có hình dạng giống như những chiếc lông chính của Archaeopteryx. Hơn nữa, chiếc lông vũ được tìm thấy tại cùng một địa điểm hóa thạch với bốn bộ xương Archaeopteryx.
Các nhà nghiên cứu giải thích: “Giả thuyết phân loại thay thế của nghiên cứu năm 2019 là một loài khủng long chưa được mô tả theo giả thuyết”.
So sánh chiếc lông vũ với nhiều mẫu vật Archaeopteryx, một số trong số đó đến từ cùng một địa điểm hóa thạch, các nhà nghiên cứu mới lập luận rằng chiếc lông vũ cổ đại trên thực tế có thể vừa với một chiếc cánh Archaeopteryx.
Theo họ, cả về kích thước và hình dạng, phạm vi của nó giống với những chiếc lông bên ngoài giúp luồng không khí trôi chảy qua cánh và đuôi của các loài Archaeopteryx khác.
Video đang HOT
“Đã có nhiều cuộc tranh luận trong 159 năm qua về việc liệu chiếc lông vũ này có thuộc cùng loài với bộ xương Archaeopteryx hay không, cũng như nơi xuất phát trên cơ thể và màu sắc ban đầu của nó. Thông qua công việc nghiên cứu khoa học kết hợp các kỹ thuật mới với các hóa thạch tham chiếu, chúng tôi cuối cùng có thể giải đáp những bí ẩn hàng thế kỷ này”, Ryan Carney từ Đại học South cho biết.
Nghiên cứu trước đây dự đoán lông có thể có màu đen. Việc phân tích lại mô hình của các sắc tố mà hóa thạch thu được đã củng cố những giải thích này, đồng thời quan sát thấy nó không chắc có màu rất óng ánh hay bóng.
Chưa có bằng chứng khẳng định chắc chắn hoá thạch lông vũ là của Archaeopteryx lithographica.
Một trong những phần gây tranh cãi nhất của hóa thạch này gọi là đường nối tâm đã biến mất kể từ khi được phát hiện.
Trong nghiên cứu được công bố vào năm ngoái, các nhà nghiên cứu cho rằng độ cong của lông vũ là không phù hợp đối với Archaeopteryx.
Tuy nhiên, báo cáo mới lập luận rằng đường cong của lông thay đổi giữa các loài, đặc biệt là ở cánh trên. Bên cạnh đó, các tác giả nói thêm, đường cong mà nhóm nghiên cứu cuối cùng đưa ra là không chính xác.
Trước những thông tin mới, khó có thể kết thúc cuộc tranh luận. Trong khi hầu hết các nghiên cứu mới về chiếc lông vũ này đều tuyên bố đã giải quyết được vấn đề.
Trong khi trong suốt 150 năm, chúng ta tiếp tục tìm hiểu ngày càng nhiều hơn về hóa thạch Archaeopteryx, bao gồm các hình dạng, màu sắc và chức năng khác nhau của lông vũ.
Bất chấp những phản biện mới nhất, Michael Pittman, một trong những tác giả của nghiên cứu năm 2019, vẫn kiên định với những phát hiện của mình. Nhà cổ sinh vật học động vật có xương sống này nói rằng mặc dù chiếc lông vũ hóa thạch này có thể ở đâu đó trên Archaeopteryx, nhưng không thể loại trừ nó có khả năng là của một loài chim khác.
'Quái thú' biến hình dang dở giữa 2 loài làm khoa học bối rối
Một hóa thạch được các nhà cổ sinh vật học gọi là bằng chứng choáng ngợp đã vén màn bí ẩn về quái thú Archaeopteryx đã gây tranh cãi suốt 159 năm.
Nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí khoa học Scientific Reports đã "trình làng" hóa thạch một chiếc lông vũ nguyên vẹn, giúp tái hiện lại "quái thú" huyền thoại Archaeopteryx, loài khủng long khiến giới khoa học bối rối suốt gần 159 năm qua.
"Quái thú" này sống vào kỷ Jura, với vẻ ngoài được tái hiện giống... một con chim màu xanh - đen tuyệt đẹp hơn là khủng long.
2 hóa thạch kỳ thú đã được liên kết với nhau, đem đến câu trả lời bất ngờ - Ảnh do nhóm nghiên cứu cung cấp
Phó giáo sư Ryan Carney, tác giả chính của nghiên cứu tiết lộ rằng chiếc lông hóa thạch nguyên vẹn này đã được tìm thấy rất lâu trước đó, làm dấy nên cuộc tranh luận kéo dài suốt 159 rằng chiếc lông có thuộc về Archaeopteryx hay không, và cụ thể sinh vật bí ẩn này trông như thế nào khi nó tồn tại.
Ảnh đồ họa mô tả "quái thú" kỳ dị như đang sống dậy từ hóa thạch - Ảnh do nhóm nghiên cứu cung cấp
Nghiên cứu của ông và các đồng nghiệp đã áp dụng những kỹ thuật mới trong phân tích hóa thạch và xác định 2 mẫu vật - xương và lông - đều của cùng một loài.
Ngoài ra, họ còn tìm thấy các melanosome, là cấu trúc sắc tố cực nhỏ trong chiếc lông. Phát hiện này cho thấy con vật thật ra có màu đen mờ toàn thân, với xác suất chính xác 90%.
Hình ảnh phục dựng trước đó của con khủng long hóa chim kỳ dị. Nhưng nay, nghiên cứu mới xác định lông nó chỉ màu đen - Ảnh do nhóm nghiên cứu cung cấp
Bằng chứng mới đã khẳng định "quái thú" gây tranh cãi này thực sự là sinh vật chuyển tiếp giữa loài khủng long và chim, và có thể là loài bò sát đầu tiên phát triển lông vũ một cách hoàn chỉnh.
Trước đó, có những nghiên cứu nghi ngờ rằng thằn lằn có cánh Ptetosaurs (dực long) mới là loài chuyển tiếp giữa khủng long và chim, nhưng một nghiên cứu mới đây của Anh đã bác bỏ giả thuyết đó khi chứng minh loài khủng long này hoàn toàn trần trụi
Hóa thạch lông vũ gây tranh cãi của loài khủng long 'lai chim' Một nghiên cứu mới đây chỉ ra, chiếc lông vũ được phát hiện vào những năm 1800 thuộc về loài khủng long giống chim. Năm 1861, nhà cổ sinh vật học người Đức Hermann von Meyer phát hiện một hóa thạch lông vũ ở lớp đá vôi gần Solnhofen, Đức. Do không có bất cứ dấu vết được tìm thấy cùng hóa thạch...