Bí ẩn hoa hướng dương trong tranh Van Gogh
Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy những bằng chứng cho thấy đây là hình ảnh của những bông hoa hướng dương bị đột biến
Vẻ ngoài lạ lùng của một số bông hoa hướng dương trong các bức tranh của Vincent Van Gogh không phải là hệ quả của chứng bệnh tâm thần. Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy những bằng chứng cho thấy đây là hình ảnh của những bông hoa hướng dương bị đột biến.
Hoa hướng dương trong tranh Van Gogh
Theo Live Science, hoa hướng dương điển hình thường có phần tâm có những hạt hướng dương màu nâu, một vòng cánh hoa màu vàng nhưng hoa hướng dương đột biến thì dường như có số lượng cánh hoa tăng gấp đôi với cánh hoa mảnh, dài và phần tâm được thu nhỏ. Một trong số giống hoa đột biến này được gọi là Teddy Bear, một loài hoa hướng dương nhưng lại trông không khác gì một cây bồ công anh khổng lồ.
Các nhà nghiên cứu cũng đã tìm thấy một đột biến di truyền “phải chịu trách nhiệm” cho những khác biệt này. Ngoài ra, nhà nghiên cứu John Burke, tại Đại học Georgia, cho rằng phát hiện này, ngoài việc đem lại những nét thú vị từ góc độ lịch sử, còn có thể đem lại những lợi ích kinh tế khi phát triển những hoa hướng dương đột biến.
Video đang HOT
Hoa hướng dương Teddy Bear
Những người làm vườn vừa có thể giữ lại những giống hoa có nét đẹp độc đáo, vừa có thể cung cấp những bông hoa này cho các nghệ sĩ. Điều may mắn là, có nhiều giống hoa hướng dương đột biến không quá khó để gây trồng.
Để hiểu được cơ sở di truyền của khác biệt này, Burke và các đồng nghiệp của ông đã bắt đầu bằng cách pha trộn các giống hoa hướng dương phổ biến và các giống hoa hướng dương hoang dã. Kết quả họ thu được từ các mô hình này đã cho thấy có một gen trội duy nhất “chịu trách nhiệm”, được gọi là gen HaCYC2c.
Burke không thể giải thích chính xác sự kết hợp nào có thể dẫn tới bản sao của gen đột biến đã tạo những bông hoa có phần nhị màu xanh lá cây trong seri tranh nổi tiếng của Van Gogn, nhưng ông khẳng định gen HaCYC2c đóng một vai trò lớn.
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí PLos Genetics.
Theo BĐVN
Kỷ lục Việt Nam: Tháp Quan Âm cao nhất
Tòa tháp thờ Quan Âm - "Bảo Cát Quan Âm" - cao 41,50m theo mẫu Bồ Đề Đạo Tràng (Ấn Độ) gồm bảy tầng (không kể tầng trệt và tầng nóc) đặt thờ nhiều vị Phật, Bồ tát được tạc bằng đá quý ở Thanh Hóa.
Tòa tháp thờ Quan Âm, còn gọi "Bảo cát Quan Âm", cao 41,5m theo mẫu Bồ đề Đạo Tràng (Ấn Độ) gồm bảy tầng (không kể tầng trệt và tầng nóc) đặt thờ nhiều vị Phật, Bồ tát được tạc bằng đá quý ở Thanh Hóa.
Chùa Vạn Linh thuộc xã An Hảo, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang nằm ở độ cao 535m so với mặt biển, dưới chân Vồ Bồ Hông (đỉnh của núi Cấm, cao 705m). Năm 1927, sau mùa An Cư, Hòa thượng khai sơn Thượng Thiện Hạ Quang húy Hồng Xưng xin với Tổ Phi Lai lên núi ẩn tu được Tổ chấp thuận. Ngài lên núi dạo xem khắp nơi, lập am tranh tu hành.
Năm 1937, Hòa thượng Vạn Đức đã đủ nhân duyên xuất gia tu học với Hòa thượng Thượng Thiện Hạ Quang. Từ cái nôi đó, Ngài đã tinh cần tu học trở thành bậc Danh Tăng và đã đem trí huệ của mình làm cho giáo nghĩa kinh điển Đại Thừa được lưu thông, khiến cho đại chúng vô cùng lợi ích.
Năm 1943, Hòa thượng Vạn Đức khởi công trùng tu chánh điện khang trang, mái lợp ngói. Nhưng do thời gian và chiến tranh, chùa bị tàn phá. Sau chiến tranh, vào năm 1976, một ngôi chùa nhỏ được dựng lên, người dân quen gọi là chùa Lá. Năm 1995, chính quyền đã cấp giấy phép xây dựng một chùa mới quy mô trên diện tích khoảng 6ha gần bên nền chùa cũ. Vị trí của chùa nằm trên một sườn đồi thoai thoải, bốn bề lộng gió, thanh bình, trời quang thanh khiết.
Sau 10 năm xây dựng, chùa Vạn Linh đã hoàn thành, cùng với việc xây dựng chánh điện, nhà tổ, bảo tháp, trai đường, lầu chuông, tháp Tổ..., chùa xây dựng một công trình kiến trúc đặc biệt. Đó là, tòa tháp thờ Quan Âm - "Bảo Cát Quan Âm" - cao 41,50m theo mẫu Bồ Đề Đạo Tràng (Ấn Độ) gồm bảy tầng (không kể tầng trệt và tầng nóc) đặt thờ nhiều vị Phật, Bồ tát được tạc bằng đá quý ở Thanh Hóa.
Tầng 7 thờ Xá lợi đức Phật Thích Ca tượng trưng đại hùng, đại lực, đại từ bi; tầng 6 thờ Bồ tát Quán Thế Âm tượng trưng đại bi; tầng 5 thờ Bồ tát Đại Thế Chí tượng trưng đại lực; tầng 4 thờ Bồ tát Văn Thù tượng trưng đại trí; tầng 3 thờ Bồ tát Phổ Hiền tượng trưng đại hạnh; tầng 2 thờ Bồ tát Địa Tạng tượng trưng đại nguyện; tầng 1 thờ Bồ tát Di Lặc tượng trưng đại từ; tầng trệt thờ Bồ tát Quán Thế Âm.
Tượng Bồ tát Quán Thế Âm bằng đá ở tầng trệt được tạc rất đẹp, thể hiện tính từ bi cứu độ của Ngài, là nơi tập trung lễ bái và lưu ảnh kỷ niệm của nhiều du khách, Phật tử. Tượng nặng nhất là Bồ tát Di Lặc 2,6 tấn, tượng nhẹ nhất là Bồ tát Văn Thù 1,6 tấn. Công trình tạc tượng do nghệ nhân Mai Đình Hữu thực hiện. Bảo các được khởi công vào ngày vía Bồ tát Quán Thế Âm 19 tháng 2 năm Canh Thìn (24-3- 2000) và An vị các bảo tượng vào ngày vía Bồ tát Quán Thế Âm 19 tháng 2 năm Quý Mùi (năm 2003).
Theo BĐVN
Rợn người "bẫy tử thần" thiên nhiên Những chiếc cây "đá" bị mưa xói mòn tạo thành những chiếc gai sắc nhọn tạo nên khung cảnh hùng vĩ và cả cảm giác rợn người khi được tận mắt chứng kiến. Những chiếc cây "đá" bị mưa xói mòn tạo thành những chiếc gai sắc nhọn Bị cô lập trong thời tiết khắc nghiệt, những tảng đá bị mưa xói mòn...