Bí ẩn “hậu cung” ở Việt Nam
“Hậu cung” là nơi thờ thánh Mẫu, thường nằm ở phía bên trong cùng của những ngồi đền, đình hay chùa. Đó được coi là nơi kín đáo nhất, linh thiêng nhất mà người bình thường không thể bước vào.
Việc xây dựng Đình, chùa gắn liền với tín ngưỡng đặc trưng bắt nguồn từ đời sống tâm linh của người Việt. Vào những ngày Rằm hay mùng 1 người Việt thường có quan niệm đi đến các đình chùa để cầu bình an, để thỏa mãn phần tâm linh của mình.
Theo khảo sát và thu thập nhiều tài liệu liên quan chúng tôi được biết, đa phần những ngôi đình, đền chùa lớn ở Việt Nam bao giờ cũng có thờ thánh Mẫu (hậu cung). Khu vực thờ thánh Mẫu được giữ gìn một cách rất cẩn trọng, chỉ những người nào có một độ tin cậy, một sự hiểu biết nhất định, một sự tôn kính mới được bước vào.
Khu vực “hậu cung” nằm phía bên trong cùng
Thông thường, người Việt, đến các đình chùa chiêm bái lễ phật họ chỉ đứng bên ngoài bái vọng. Khu vực bên trong không được vào lễ vì đó là nơi ở của thánh Mẫu. Hai phía hai bên thờ Phật được che chắn bằng hai hàng rào gỗ, khu vực bên trong chỉ một mình cụ từ được bước vào. Qua khảo sát một số chùa ngôi chùa ở Hà Nội như Chùa Thánh Chúa, Chùa Hà, Am mỵ Châu, Đền Đô, Đền Trần, chùa Tháp Phổ Minh ( Nam Định) khu vực “hậu cung” đều có người trông coi, quản lý chặt chẽ.
Du khách chỉ có thể làm lễ phía bên ngoài
Chùa Thánh Chúa nằm giữa khuôn viên trường Đại học Quốc gia và Đại học Sư phạm I thuộc xã Dịch Vọng, Từ Liêm, Hà Nội là một trong những di tích lịch sử gắn bó sâu sắc với triều đại nhà Lý. Chùa là nơi Nguyên Phi Ỷ Lan và các vị vua nhà Lý thường lui tới để nghiên cứu phật pháp. Chùa gồm nhiều hạng mục công trình như cổng tam quan gác chuông, tòa nhà tam đảo, điện thờ Nguyên Phi Ỷ Lan.
Video đang HOT
Chùa Thánh Chúa ở Hà Nội
Theo quan sát, trong chùa Thánh Chúa có một chỗ để thờ phía trước là thờ Phật nằm ở chính giữa, bên cạnh là phật tam thế ở 3 tòa. Phía bên trái là hộ pháp, bên phải là bát bộ kim cương. Khu vực “hậu cung” nằm sâu bên trong cùng.
Sư thầy Thích Đàm Xuyên, trụ trì Chùa Thánh Chúa cho biết: “Hậu cung” là chỗ kín đáo cực kỳ linh thiêng, không phải là chỗ phơi bày ra trước tất cả con mắt của mọi người”.
Tại Am Mỵ Châu ở Đông Anh, Hà Nội, toàn bộ khu vực bên ngoài du khách và người đến dâng hương đều có thể thăm quan, chạm tay được khắp nơi, nhưng bên trong cùng “hậu cung” được phủ một lớp vải đỏ,và hai cánh của khép kín.
Theo như các cụ thờ tự tại đây lý giải, chỉ có những đoàn khách có giấy đặc biệt, hay những mối quan hệ đặc biệt, lúc ấy người trông coi nơi thờ thờ tự mới mở cánh cửa. Khi khách vào đó phải giữ mình rất sạch sẽ, phụ nữ những ngày “có tháng” không được phép bước vào chỗ linh thiêng đó. Vì họ quan niệm chạm tay vào pho tượng đá làm chạm vào chính cơ thể của Mỵ Châu. Ở đó, có sự liên kết giữa trần tục và chốn linh thiêng.
Hay tại Đền Đô ở Thị xã Từ Sơn, Bắc Ninh. Ở giữa thờ phật, 2 bên thờ quan văn, quan võ. Phía trong cùng “hậu cung” không được đến gần. Những nơi thờ tự, như vua Đinh, vua Lê, vua Trần cũng tương tự. Bình thường du khách thập phương chỉ đứng ngoài quan sát.
Nơi thờ Vua Trần
Phía trong cùng là bài vị (hậu cung)
Có thể thấy, phía “hậu cung” linh thiêng ấy, bản thân người bước vào cũng cảm thấy rợn ngợp. Và đó vẫn còn là một điều bí ẩn cho đến ngày nay.
Theo Dantri
Quá ế, thực phẩm giảm giá
Sau những ngày neo giá đắt đỏ đầu năm, đến nay thực phẩm tại các chợ đang có xu hướng hạ nhiệt, các loại rau, củ, quả tiếp đà giảm giá do nguồn cung dồi dào.
Tại các chợ đầu mối Phùng Khoang, Dịch Vọng... vào sáng ngày 27/2, giá các loại rau, củ, quả đang có xu hương giảm rất mạnh, có loại giá giảm chỉ còn bằng 1/3 giá khoảng một tuần trước đó.
Tại chợ Dịch Vọng (Cầu Giấy), hiện cải ngọt có giá còn 5.000 đồng/kg giảm 3.000 đồng/kg, bắp cải 4.000 đồng/kg giảm còn 1.000 đồng/kg, đỗ xanh 10.000 đồng/kg giảm còn 4.000 đồng/kg, cà chua 7.000 đồng/kg giảm 2.000 đồng/kg, cải xoong giảm một nửa xuống còn 2.000 đồng/mớ, rau ngót 2.000 đồng/mớ giảm 1.000 đồng/mớ, cải mơ giá 1.000 đồng/mớ giảm 5.000 đồng/mớ...
Một số loại rau giá vẫn giữ nguyên như: cải cúc giá 1.000 đồng/mớ, rau su su giá 10.000 đồng/mớ, cải thảo 5.000 đồng/kg, súp lơ 4.000 - 5.000 đồng/mớ...
Chị Nguyễn Thu Hằng, tiểu thương bán rau tại chợ Dịch Vọng, cho biết, thời tiết thuận lợi, rau củ phát triển tốt, nguồn cung phong phú nên giá rau tại chợ đang giảm rất mạnh. Đợt này, giá phần lớn loại rau giảm chỉ còn một nửa so với trước đó, thậm chí có loại giá còn giảm chỉ bằng 1/3 so với giá khoảng một tuần trước đó.
Đơn cử như su hào, những ngày sau tết giá khoảng 12.000 đồng/củ sau đó mấy ngày sau giảm xuống 3.000 đồng/củ và bây giờ giá chỉ còn 1.000 đồng/củ, loại ngon, đẹp mới bán được giá 1.500 đồng/củ.
"Với mức giá các loại rau củ quả bây giờ thì như kiểu vừa bán hàng vừa cho, nhiều người đi mua thấy giá rẻ còn chẳng thèm mặc cả, bảo 5.000 đồng/4 củ su hào họ còn lấy có 3 nhưng vẫn trả 5.000 đồng vì không ăn hết", chị Hằng cho biết.
Trong khi các loại rau củ quả liên tiếp giảm giá mạnh những ngày qua thì các loại thực phẩm tươi sống cũng bắt đầu rục rịch giảm dần, không còn neo giá như hồi trước và sau tết.
Tại các chợ đầu mối, các loại thịt lợn giảm 10.000 đồng/kg: thịt mông, vai, ba chỉ giá hiện tại chỉ còn 80.000 đồng/kg, nạc thăn giá 90.000 đồng/kg, sườn lợn giảm 20.000 đồng/kg xuống còn 90.000 đồng/kg.
Các loại thịt bò cũng đã giảm khoảng 10.000 - 20.000 đồng/kg xuống còn 220.000 đồng/kg thăn bò, các loại thịt bò khác giá chỉ còn từ 180.000 - 200.000 đồng/kg tùy loại. Theo xu hướng chung, thịt gà hiện cũng đang ổn định ở mức 70.000 đồng/kg cánh gà công nghiệp, lườn gà giá 40.000 đồng/kg, đùi gà giá 45.000 đồng/kg, gà công nghiệp nguyên con giá 45.000 - 50.000 đồng, gà thải loại giá 100.000 đồng/kg...
Đặc biệt, với các loại trứng gia cầm, giá vẫn tiếp tục giảm xuống sau tết. Tại chợ Phùng Khoang, trứng gà đỏ giảm 2.000 đồng/chục xuống còn 24.000 đồng/chục quả loại to, loại nhỏ giá 20.000 đồng/chục quả; trứng gà ta giảm 3.000 đồng/chục quả xuống còn 30.000 đồng/chục quả; trứng vịt giảm 2.000 - 3.000 đồng/chục quả xuống còn 30.000 đồng/chục trứng loại to, loại vừa giá còn 27.000 đồng/chục quả và loại nhỏ giá 20.000 đồng/chục quả.
Với các loại thủy, hải sản tươi sống sau thời gian "sốt" giá hồi đầu năm, nhất là vào những ngày mùng 2, 3 tết, đến nay, giá cũng giảm về mức cũ. Khảo sát tại chợ đầu mối Dịch Vọng, ngao giảm còn 18.000 đồng/kg, cá rô phi còn 25.000 đồng/kg, các chép còn 50.000 đồng/kg loại to, loại nhỏ giá 40.000 đồng/kg, cá trắm 70.000 đồng/kg...
Theo các tiểu thương tại các chợ, giá thực phẩm tươi sống tại chợ giảm như thế này là do nguồn cung tại chợ đã phong phú, không còn khan hàng, đặc biệt, sau thời gian nghỉ tết, các tiểu thương đã quay lại chợ bán hàng, chợ họp đông không còn èo uột vài người mua bán như trước. Ngoài ra, với một số loại thực phẩm như thủy hải sản tươi sống nhu cầu sử dụng của người dân cũng đã giảm đi so với mấy ngày sau tết nên không còn neo giá mà đã quay trở về mức cũ.
Theo Dantri
"Nóng" trước giờ khai ấn đền Trần Chưa đến giờ khai ấn, nhưng hàng vạn người từ khắp nơi đã nườm nượp kéo về đền Trần dâng hương cầu lộc, cầu tài. Các bãi trông xe máy, xe ôtô gần như chật kín. Theo ghi nhận của PV Dân trí, bắt đầu từ 15h hôm nay số lượng khách thập phương đổ về đền Trần đã tăng đột biến, con...