Bí ẩn hàng triệu xác ướp chim trong hầm mộ Ai Cập
Nghiên cứu này đã lấy mẫu DNA từ 40 xác ướp trong 6 hầm mộ khác nhau của Ai Cập.
Một nghiên cứu mới đây cho thấy người Ai Cập cổ đại đã bắt giữ, thuần hóa tạm thời các loài chim hoang dã để ướp xác chúng trong các nghi lễ thời cổ đại.
Trong nhiều hầm mộ của Ai Cập có chứa xác ướp những đàn chim, đặc biệt là những loài chim được cho là có ý nghĩa thiêng liêng của châu Phi. Những xác ướp này được đựng trong các lọ nhỏ, quan tài bé và xếp chồng lên nhau.
Với số lượng đã thu được lên đến cả triệu xác ướp chim, các học giả nghiên cứu từ lâu đã đưa ra giả thiết rằng người Ai Cập phải nuôi các loài chim như một thú nuôi được thuần dưỡng để đáp ứng nhu cầu ướp xác của mình.
Hàng triệu xác ướp chim trong các hầm mộ ẩn chứa nhiều bí ẩn
Nhưng trong một nghiên cứu mới đây, các nhà di truyền học đã cho biết giả thiết trên hoàn toàn sai lầm. Tất cả số chim trên đều được bắt ngoài tự nhiên thay vì được nuôi sinh sản.
Nếu các loài chim được nuôi dưỡng trong các trang trại thì việc lai cận huyết giữa chúng là điều khó tránh khỏi nhưng những kết quả DNA cho thấy không có điều này xảy ra.
Nhiều khả năng người Ai Cập cổ đại sau khi bắt chim từ tự nhiên chỉ nuôi dưỡng chúng trong thời gian ngắn hạn trước khi biến chúng thành các xác ướp trong nghi lễ của cộng đồng.
Nghiên cứu này đã lấy mẫu DNA từ 40 xác ướp trong 6 hầm mộ khác nhau của Ai Cập. Những xác ướp chim này có niên đại khoảng 2.500 năm trước.
Kết quả cho thấy những con chim sống trong môi trường hoang dã gặp số phận giống nhau. Các kết quả từ mẫu DNA có thể đưa ra giả thiết về nguồn gốc của các loài chim cổ đại cũng như mối liên hệ của chúng tới hiện nay.
Tuy nhiên, vẫn có những chuyên gia không đồng tình với kết quả trên khi cho rằng việc bắt cả triệu con chim để ướp xác trên khắp Ai Cập cổ đại mà chỉ dựa vào săn bắt là điều không khả thi.
Ai Cập cổ đại được ví như một nhà máy ướp xác các loài chim và vì thế cần một sự bền vững trong nguồn cung cho việc này. Chính vì thế, nuôi dưỡng chúng như gà, lợn ở thời hiện đại hợp lý hơn là chỉ săn bắt.
Việc kết quả DNA không cho thấy sự sinh sản cận huyết có thể là do có những cá thể hoang dã vào các trang trại kiếm ăn, giao phối giúp tránh việc cận huyết.
Hiện vẫn có những bàn luận xung quanh các kết quả này.
Anh Minh
Theo baodatviet.vn
Bí mật bất ngờ về người Ai Cập hé lộ qua xác ướp
Thông qua việc sử dụng các công nghệ hiện đại, giới chuyên gia đã phát hiện nhiều bí mật bất ngờ về người Ai Cập cổ đại thông qua xác ướp. Những sự thật này khiến nhiều người không khỏi bất ngờ, thậm chí là kinh ngạc.
Xác ướp pharaoh Ai Cập cổ đại Tutankhamun được đặt trong 3 lớp quan tài. Trong số này, lớp quan tài trong cùng làm từ vàng nguyên khối nặng 110 kg.
Không chỉ quan tài, Tutankhamun còn được mai táng cùng với châu báu, ngọc ngà, hàng ngàn cổ vật... cực giá trị. Điều này cho thấy nhà vua Ai Cập vô cùng giàu có.
Các chuyên gia phát hiện các xác ướp của người Ai Cập cổ đại đều không còn cơ quan nội tạng nào trong cơ thể, ngoại trừ trái tim.
Người Ai Cập tin rằng, việc loại bỏ các cơ quan nội tạng sẽ làm chậm quá trình phân hủy tử thi và giúp xác ướp nguyên vẹn với thời gian.
Kết quả nghiên cứu các xác ướp Ai Cập hé lộ sự thật bất ngờ rằng, người xưa từng mắc nhiều căn bệnh nguy hiểm như: bệnh lao, đậu mùa, dạ dày, tim mạch...
Một trong những nguyên liệu không thể thiếu trong quá trình ướp xác của người Ai Cập cổ đại là natron. Đây là một loại muối được dùng để làm khô tử thi.
Quá trình ướp xác của người Ai Cập thời cổ đại thường gồm khoảng 40 ngày. Sau khi kết thúc, xác ướp mất khoảng 75% trọng lượng so với ban đầu.
Vì vậy, trọng lượng của mỗi xác ướp rất nhẹ do nước trong cơ thể bị xử lý hoàn toàn.
Các chuyên gia cũng phát hiện xác ướp của người Ai Cập được bôi nhiều loại dầu và nhựa để ngăn côn trùng gặm nhấm thi thể.
Những người thợ ướp xác thường đồng thời đảm nhận hai vai trò là linh mục và thầy thuốc.
Tâm Anh
Theo Kienthuc.net.vn/factretriever
Khám phá chữ tượng hình của người Ai Cập cổ đại Chữ tượng hình của người Ai Cập là một trong những hệ thống chữ viết lâu đời nhất thế giới, có niên đại cách đây khoảng 5.200 năm. Người dân Ai Cập cổ đại tin rằng chữ tượng hình do thần trí tuệ Thoth tạo ra, và họ gọi nó là "ngôn ngữ của các vị thần". Chữ tượng hình của người Ai...