Bí ẩn hàng loạt vụ trộm cổ vật ở đền thờ Chử Đồng Tử – Tiên Dung

Theo dõi VGT trên

Lưu giữ nhiều cổ vật quý nên đền chính Đa Hòa ( huyện Khoái Châu, Hưng Yên) bị những kẻ trộm cắp nhòm ngó. Nhiều vụ đột nhập đánh cắp cổ vật đã xảy ra ở ngôi đền ven sông Hồng này.

Theo văn bia dựng ở ngay lối vào đền chính Đa Hòa (xã Bình Minh, huyện Khoái Châu, Hưng Yên), năm 1894, Tiến sĩ Chu Mạnh Trinh đã khởi xướng tu sửa lại đền trên nền ngôi đền cũ thành một quần thể kiến trúc độc đáo, hoành tráng như ngày nay. Đền rộng khoảng 2ha, nằm trên bãi Tự Nhiên ven sông Hồng, thờ Đức Thánh Chử Đồng Tử (một trong tứ bất tử của dân tộc) cùng nhị vị phu nhân là Tiên Dung và Tây Sa công chúa.

Dẫn chúng tôi đi một vòng quanh đền thờ, ông Hoàng Văn Quyết (83 tuổi, thủ từ của đền) cho biết, hiện đền a Hoà còn lưu giữ được nhiều cổ vật quý. Do đó những kẻ trộm cắp thường xuyên nhòm ngó, từng lấy đi một số đồ quý giá.

Bí ẩn hàng loạt vụ trộm cổ vật ở đền thờ Chử Đồng Tử - Tiên Dung - Hình 1

Ông Quyết giới thiệu về chiếc vạc đồng bị trộm mất nắp

Ông Quyết kể, đền có đôi lọ Bách Thọ là gốm cổ thời nhà Lý rất độc đáo với nhiều màu sắc, vân hoa nổi 100 chữ “Thọ”, mỗi chữ một nét khác nhau. Năm 1987, kẻ gian dỡ mái ngói hậu cung đột nhập vào lấy trộm mất một chiếc. Bị truy lung gắt gao, chúng phải đem trả nhưng nhận lại chỉ còn là những mảnh vỡ trong chiếc bao đay. “Một người dân đã phải chẻ tre đan thành khung hình chiếc lọ và dính từng miếng một như cũ. Nhưng không lâu sau, chính chiếc lọ này lại bị trộm mất. Chiếc còn lại phải đem đi cất giấu”, ông Quyết kể.

Bí ẩn hàng loạt vụ trộm cổ vật ở đền thờ Chử Đồng Tử - Tiên Dung - Hình 2

Cận cảnh chiếc vạc đồng có hoa văn tinh xảo

Không chỉ bị mất chiếc lọ quý, đền Đa Hòa còn bị mất đôi hạc và nắp chiếc vạc làm bằng đồng đặt ở giữa tòa Thiên Hương vào năm 2006. Theo ông Quyết, trong cuộc đấu xảo ở Hà Nội năm 1902, ông Dương Cử Trạc là người tổng Mễ Sở, đã đấu giá thành công đôi hạc và chiếc vạc đồng có hai rồng cuốn hai bên, thiết kế rất tinh xảo. “Ông Trạc đã cung tiến vào đền. Đề phòng bị trộm cắp, ban quản lý di tích đã cho đá vào trong chiếc vạc và đậy nắp lại. Do quá nặng nên bọn chúng không thể bê được chiếc vạc, chỉ lấy được chiếc nắp và đôi vạc đồng”, ông Quyết nói và cho biết một thời gian sau đó, kẻ trộm đã quay lại kéo chiếc vạc ra ngoài, định lấy đi nhưng không được. Ngoài ra, chiếc lư cổ bằng đồng khắc 4 chữ “Đa Hòa chính từ” trên ban thờ nhà đại tế cũng bị bọn trộm nhòm ngó nhưng không thể bê đi được do đã được khóa dây chặt vào ban thờ.

Bí ẩn hàng loạt vụ trộm cổ vật ở đền thờ Chử Đồng Tử - Tiên Dung - Hình 3

Đôi hạc và nắp chiếc vạc đồng đã bị lấy cắp, phải thay thế đồ mới

Lý giải 6 pho tượng phối thờ 3 vị thánh

Hiện quanh đền lắp đặt 25 chiếc camera an ninh và ban quản lý đền thờ cắt cử người trông coi ngày đêm để bảo vệ di tích và vật quý trong đền tránh bị trộm cắp xâm nhập.

Bí ẩn hàng loạt vụ trộm cổ vật ở đền thờ Chử Đồng Tử - Tiên Dung - Hình 4

3 pho tượng đồng thờ Đức Thánh Chử Đồng Tử và nhị vị phu nhân trong hậu cung

Trong số các cổ vật tại đền chính Đa Hòa phải kể đến 6 pho tượng thờ Chử Đồng Tử, Tiên Dung và Tây Sa công chúa. 3 pho làm bằng gỗ mít thờ ở nhà đệ nhị và 3 pho làm bằng đồng đặt trong hậu cung theo trật tự ở giữa là tượng Chử Đồng Tử, đầu đội mũ có chữ Vương, nét mặt thông minh, thuần phác. Hai bên là nhị vị phu nhân, bên tay trái Đức thánh Chử là Tiên Dung công chúa, bên tay phải là Tây Sa công chúa. 2 bà đầu đội mũ nữ hoàng, khuôn mặt nhân hậu, hiền thục

Ông Quyết giải thích sự xuất hiện của 6 pho tượng bằng gỗ, đồng này liên quan đến một sự kiện lịch sử được dân làng lưu truyền từ đời này sang đời khác.

Bí ẩn hàng loạt vụ trộm cổ vật ở đền thờ Chử Đồng Tử - Tiên Dung - Hình 5

3 pho tượng gỗ thờ Đức Thánh Chử Đồng Tử và nhị vị phu nhân trong nhà đệ nhị

Video đang HOT

Vào thế kỷ 17 – 18 đất nước ta rối ren nhiễu nhương nhất. Nông dân nhiều nơi khởi nghĩa. Cống Chỉnh (Nguyễn Hữu Chỉnh đỗ hương cống nên thiên hạ gọi là Cống Chỉnh) sau khi giúp anh em Tây Sơn kéo quân ra Bắc diệt Trịnh quay ra làm phản, muốn lập cõi riêng nên bị Nguyễn Huệ sai Vũ Văn Nhậm ra giết chết.

“Theo các cụ già tổng Mễ Sở kể lại thì để chuẩn bị chống quân Tây Sơn, Cống Chỉnh cho lính đi khắp nơi vét sạch các thứ đồ đồng trong đó có cả ba pho tượng đồng ở đền Đa Hòa về đúc súng. Vì ba pho tượng “rất thiêng” nên chúng thổi lửa ba ngày ba đêm đồng không chảy. Quân Cống Chỉnh sợ hãi bỏ chạy. Trong khi đó dân trong vùng lại làm ba pho tượng mới bằng gỗ mít, rồi làm lễ hô thần nhập tượng đưa lên thờ. Khi vua Quang Trung dẹp xong giặc Mãn Thanh, có cho các nơi biết làng nào có ba pho tượng đồng thì lên nhận đem về. Nhiều nơi nhận tranh không được. Chỉ khi dân làng 8 xã của tổng Mễ Sở kéo lên mô tả đúng 3 pho tượng nên được rước về thờ”, ông Quyết kể.

Khi đến với di tích này, mọi người không khỏi choáng ngợp, cuốn hút vì tổng thể kiến trúc ngôi đền đi từ ngoài vào trong giống như đang được người xưa dẫn dắt, kể chuyện Chử Đồng Tử hiếu thảo với cha mẹ, cũng như thiên tình sử của ông với nàng công chúa Tiên Dung. 18 nóc nhà lớn nhỏ trong đền mang hàm ý nàng Tiên Dung vừa tròn 18 tuổi, đời vua Hùng Vương thứ 18. Các mái đều hình thuyền, mũi cong. Từ dưới sông nhìn lên, từ trên đê nhìn xuống đều thấy các mái đền nối tiếp nhau như một đoàn thuyền đang nhấp nhô ẩn hiện.

Tại đây vẫn còn lưu nhiều bút tích của tiến sĩ Chu Mạnh Trinh thông qua hàng chục bức hoành phi, câu đối và đặc biệt ấn tượng là bức tường viết 2 chữ “bồng”, “lai” theo nét thư pháp ở 2 bên tòa Thiên Hương. Ông được coi là thần hộ đền, trên ban thờ vẫn còn dựng cây đàn thập lục sinh thời ông từng gảy.

Bí ẩn hàng loạt vụ trộm cổ vật ở đền thờ Chử Đồng Tử - Tiên Dung - Hình 3

Chiếc lư hương khắc 4 chữ “Đa Hòa chính từ” suýt bị trộm lấy đi

Bí ẩn hàng loạt vụ trộm cổ vật ở đền thờ Chử Đồng Tử - Tiên Dung - Hình 7

Tòa Thiên Hương có kiến trúc 2 tầng 8 mái độc đáo. Tên gọi này có nghĩa là “hương trời”

Bí ẩn hàng loạt vụ trộm cổ vật ở đền thờ Chử Đồng Tử - Tiên Dung - Hình 8

Hiện đền Đa Hòa còn lưu giữ nhiều hoành phi, câu đối chạm khắc tinh xảo. Trong ảnh là 2 bức đại tự ở nhà đại tế, bức trên viết 4 chữ: “Trạch Quốc Tam Thanh”; bức dưới viết 4 chữ “Chí Hiếu Động Thiên”

Bí ẩn hàng loạt vụ trộm cổ vật ở đền thờ Chử Đồng Tử - Tiên Dung - Hình 9

Bí ẩn hàng loạt vụ trộm cổ vật ở đền thờ Chử Đồng Tử - Tiên Dung - Hình 10

2 chữ “Bồng” (trên) và “Lai” (dưới) do Tiến sĩ Chu Mạnh Trinh viết theo lối thư pháp trên tường ở 2 bên tòa Thiên Hương

Bí ẩn hàng loạt vụ trộm cổ vật ở đền thờ Chử Đồng Tử - Tiên Dung - Hình 11

Hiện đền Đa Hòa lắp nhiều camera an ninh chống trộm cắp cổ vật

Theo Danviet

Người đàn ông nửa đời "tắm rửa" cho hài cốt

Làm nghề "bốc mộ" đến nay đã nửa đời người, đã "tắm rửa" cho hàng ngàn bộ hài cốt ở khắp các nơi, từ người giàu sang cho tới kẻ nghèo hèn, ông Chiến cho biết cái nghiệp này tự dính vào và trở thành "nghề" của ông khi nào không hay.

Công việc vốn dĩ ít ai dám làm bởi những ám ảnh tâm linh do con người tự nghĩ ra, nhưng trong mắt người đàn ông này, vốn dĩ chẳng có gì đáng sợ...

Sinh ra trong một gia đình nghèo khó, sống lay lắt qua ngày trên bãi bồi sông Hồng, từ năm 12 tuổi, ông Lê Văn Chiến (54 tuổi, quê quán tại xã Tân Châu, huyện Khoái Châu, Hưng Yên) đã phải theo cha mẹ bôn ba khắp nơi để làm việc, kiếm kế sinh nhai. Đến nay, ông vẫn nhớ như in quãng thời gian lang thang khắp các tỉnh thành, vào Nam ra Bắc, thậm chí còn sang cả bên kia biên giới để làm những công việc ít ai dám làm.

Người đàn ông nửa đời tắm rửa cho hài cốt - Hình 1

Ông Lê Văn Chiến.

Theo lời ông Chiến kể, tuổi trẻ của ông là những năm tháng đi đốn gỗ trong những cánh rừng hoang sơ từ vùng Tây Bắc cho đến tận Tây Nguyên. Rồi tiếp đó là những buổi săn bắt, tìm kiếm những sản vật quý hiếm chỉ có ở trong rừng già.

"Đi nhiều, làm nhiều, toàn là những công việc nguy hiểm trong khu rừng thiêng nước độc ít ai dám nhận nhưng cuộc sống của gia đình tôi cũng chẳng bớt khó khăn được bao nhiêu. Tôi vẫn còn nhớ, quãng thời gian đó, các anh em trong gia đình chả mấy khi được no đủ" ông Chiến chia sẻ.

"Ăn của rừng rưng rưng nước mắt", câu nói đó dường như chẳng bao giờ phai nhạt trong tâm trí của người đàn ông đã đi đến gần cuối cuộc đời này. Trong những năm tháng đi rừng ấy, 3 trong số 9 anh em của ông Chiến đã nằm lại ở các nẻo núi rừng.

Đến năm ông Chiến 18 tuổi, bố mẹ ông quyết định quay về quê hương sinh sống. Nhưng cuộc sống vốn dĩ khó khăn, gia đình đông con lại trăm bề thiếu thốn, cả nhà ông Chiến vẫn phải thường xuyên đối mặt với cái đói, cái khổ.

Cũng vì lí do đó, chỉ mấy năm sau, khi hai cô em gái đi lấy chồng, ba người em trai còn lại cũng bỏ lại ông Chiến một mình trơ trọi mà đi sang bên kia thế giới.

Mất đi người thân, không có nghề nghiệp lại chẳng có nổi một mảnh đất cắm dùi, nhưng những điều đó không đánh gục được chàng trai đang ở tuổi đôi mươi, từng sống sót sau nhiều năm bôn ba núi rừng.

Người đàn ông nửa đời tắm rửa cho hài cốt - Hình 2

Bên cạnh nhà ông Chiến là một nghĩa trang.

Để kiếm kế sinh nhai, ông Chiến nhận làm mọi việc mà người khác thuê, từ cuốc đất cho đến dọn cỏ, đào mương, khơi rãnh. Vốn có kinh nghiệm leo cây đốn gỗ nhiều năm trong rừng, quay về bãi bồi thì khả năng này của ông càng trở nên đặc biệt vì không mấy ai làm được.

Ông Chiến nói: "Vào mùa hái nhãn, hái quả hay đốn tre, đốn xoan thì công việc nhiều vô kể, làm không hết. Tôi cứ ở nhà là hết người này đến người khác gọi đi làm bởi cũng chẳng có mấy ai nhiều kinh nghiệm như mình. Thế nhưng, mùa vụ như vậy một năm cũng không nhiều nên cuộc sống vẫn không khá lên được mấy".

Và rồi, như ông Chiến khẳng định, may mắn lớn nhất của cuộc đời mình là ngày ông gặp được bà Nguyễn Thị Quyết. Bà Quyết vốn là người làng bên, cùng sống trên một bãi bồi, gia cảnh cũng không khác ông Chiến là bao. Thông cảm với hoàn cảnh của nhau, năm 1992, hai ông bà quyết định về sống chung một nhà để nương tựa, đỡ đần lẫn nhau.

"Thương ông ấy thì mình chấp nhận về cùng một nhà chứ cũng chẳng nghĩ đến gì cao sang. Hai vợ chồng cùng nghèo, nhà thì ít đất nên chủ yếu làm thuê làm mướn quanh năm. Gia đình ông ấy vốn có nhiều anh em mà giờ chỉ còn độc một mình ông ấy, cuộc sống vất vả trăm bề, nghĩ đến mình cũng thương", bà Quyết chia sẻ.

Nói về cái nghề đã gắn với mình nửa đời người, ông Chiến giải thích, theo phong tục tập quán của Việt Nam, sau khi một người qua đời, người thân sẽ làm lễ chôn cất lần đầu gọi là "hung táng".

Ba năm sau, khi mãn tang lại một lần nữa thực hiện nghi thức "cải táng" hay còn gọi là sang cát. Quy trình của việc "cải táng" đôi khi khá là rùng rợn nên đòi hỏi người làm phải gan dạ và có nhiều kinh nghiệm. Cũng vì lý do đó mà công việc này ít người biết làm và dám làm.

Sau khi giải thích sơ qua về nguồn gốc của công việc, ông Chiến châm lửa hút vội điếu thuốc, có lẽ ông muốn mượn làn khói trắng ấy để giấu đi ngấn nước đang trực trào ra từ trong khóe mắt đã in dấu thời gian của mình.

Bởi lẽ, cái nghề này đến với ông một cách vô tình và cũng đầy đau thương, ông Chiến Bùi ngùi nói: "Như tôi vừa kể ở trên, năm đó tôi chưa đầy 20 tuổi, những đứa em lần lượt mang bệnh rồi chết yểu. Gia đình khó khăn, việc làm tang lễ cho các em cũng sơ sài thì đến lúc cải táng cũng làm gì có điều kiện mà thuê người làm cho cẩn thận. Thương các em, tôi đánh liều tự mình làm mà chẳng cần ai hỗ trợ. Em mình chứ ai đâu mà mình phải sợ".

Nói là vậy, tuy nhiên nếu không có những năm tháng lặn lội trong rừng thẳm, làm những công việc nguy hiểm, sẵn sàng đối mặt với cái chết thì cũng chẳng có mấy ai dám tự làm công việc này như ông Chiến. Chính ông Chiến có lẽ cũng không ngờ rằng, chỉ sau vài lần nhặt xương, rửa cốt cho ba đứa em trai, cái nghiệp này dường như đã gắn vào người cho đến hàng chục năm sau đó.

Vốn dĩ chẳng mấy ai dám làm công việc này nên khi chuyện ông Chiến tự "cải táng" cho các em trai được lan truyền, nhiều người đã tìm đến ông để xin giúp đỡ, không đi không được.

Ban đầu là những người trong họ hàng, những người nghèo khó, rồi sau đó ông Chiến nhận "cải táng" cho nhiều người ở khắp nơi trong vùng. Dần dần, ông Chiến cũng quen với công việc này và nó trở thành một cái nghề của ông khi nào không hay.

Người đàn ông nửa đời tắm rửa cho hài cốt - Hình 3

Bãi bồi nơi nhiều gia đình sinh sống.

"Cái nghề này ai nghe đến cũng hãi, chẳng có gì hay ho cả. Nhiều nhà họ không có điều kiện mời người ở xa về làm vì quá tốn kém thì họ lại qua nhờ mình. Hoàn cảnh của một số nhà cũng chẳng khác gì nhà mình, thấy vậy tôi lại nhớ lúc mình cải táng cho các em, cũng chỉ vì nghèo quá mà phải làm liều. Nên thành ra mình cũng thương mà giúp đỡ cho họ. Rồi không hiểu sao, người ta truyền tai nhau và đến nhờ vả liên tục", ông Chiến nói.

Theo như chia sẻ của ông Chiến, ngày còn trẻ, khi không có ai nhờ "cải táng", ông Chiến lại theo tốp thợ xây trong vùng đi lên thành phố làm thuê, đến gần cuối năm mới về. Thế nhưng, đi đến đâu, người ta biết ông Chiến có "nghề" lại nhờ nên đi đến đâu ông cũng có việc để làm.

Chia sẻ về nghề, ông Chiến nói: "Tính đến bây giờ tôi đã "tắm rửa" cho xấp xỉ cả ngàn bộ hài cốt, nam phụ lão ấu có cả. Mình làm cũng coi như làm phúc cho người ta, công cán thì gia chủ cho sao lấy vậy chứ tôi không đòi hỏi. Bình quân mỗi lần như vậy tôi được trả 2 đến 3 triệu đồng.

Công việc cải táng thường tập trung vào ba tháng cuối năm, có đêm nhiều nhất vợ chồng tôi làm đến 5 ngôi mộ. Chập tối thì bắt đầu xách đồ đi ra nghĩa địa, rạng sáng lại về".

Sau hơn 30 năm làm nghề, trải qua biết bao nhiêu tình huống "rùng mình", phức tạp khác nhau, ông Chiến dường như đã quá chai sạn với nỗi sợ hãi của công việc chẳng mấy ai dám làm này.

Ông kể, có những lần gặp phải thi hài chưa phân hủy hết, mùi tử khí bốc lên nồng nặc không thể thở nổi mặc dù đã dùng rất nhiều dầu gió và đổ rượu. Tuy nhiên, ông Chiến vẫn phải xắn tay vào làm cho đúng giờ, đúng yêu cầu của gia chủ. Tự tay ông phải dùng dao làm sạch sẽ hài cốt rồi bắt đầu tắm rửa, sắp xếp cho cẩn thận.

Ông nói: "Mình đã nhận việc thì mình phải làm đến nơi đến chốn, không được nề hà. Làm nghề này phải làm với cái tâm của mình, để người ta dù có chết rồi cũng được yên ổn, người sống cũng nhờ đó mà thanh thản hơn".

Trong mỗi buổi cải táng, hai vợ chồng ông Chiến sẽ ra mộ từ sớm để cuốc đất trước, khi đến gần nắp áo quan thì đánh dấu lại rồi trở về nhà, đến tối mới quay lại làm công việc "cải táng".

Khi ông Chiến đang làm việc, bà Quyết sẽ về nhà, chuẩn bị bữa ăn khuya, nấu nước tắm để cho chồng có thể tắm gội sau một đêm vất vả.

"Làm nghề này giờ giấc mình phải theo ý gia chủ, những chuyện kiêng khem mình cũng phải cẩn thận cho cả họ cả mình. Cái nghề độc hại lắm, người ta bệnh gì mình không biết được, rồi lại hít phải tử khí nên cũng chẳng rõ sẽ ốm bao giờ", bà Quyết nói.

Khi hỏi về chuyện tâm linh đã gặp phải trong suốt nửa đời người làm nghề "cải táng", ông Chiến khẳng định rằng mình chưa bao giờ gặp phải và ông cũng không tin lắm vào những chuyện ma mãnh.

Điều mà ông Chiến và vợ cảm thấy buồn khi làm nghề này không phải sự ám ảnh của người chết mà chính là cái nhìn của người sống. Có những người họ nài nỉ, nhờ vả ông làm nhưng sau đó, cái ông nhận được là những ánh mắt xa lánh, kì thị.

Có lẽ với họ, người đàn ông thường xuyên tiếp xúc với tử khí có điều gì đó xui xẻo, không tốt. Cho dù đó là người vừa giúp đỡ họ, làm công việc mà có cho bao nhiêu tiền họ cũng không dám xắn tay vào làm.

Ông Chiến nói, đó là nghề và cũng là cái nghiệp nên chẳng khi nào ông để bụng hay trách cứ người khác. Công việc này đối với ông Chiến, ngoài lý do mưu sinh thì cũng là một cách để giúp các gia đình thực hiện nốt nghĩa vụ với người đã khuất.

Dù có hay không lời cảm ơn, cuộc sống của hai vợ chồng ông Chiến vẫn cứ lặng lẽ trôi bên trong căn nhà nhỏ, bên cạnh nghĩa trang và một vườn chuối bạt ngàn. Khung cảnh ấy mang một nét buồn, cũng giống như cuộc đời đầy thăng trầm và khổ đau của ông Chiến.

Theo Phong Hiền (Cảnh sát toàn cầu)

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Siêu bão Man-yi hướng vào Biển Đông, khả năng gặp 'bức tường' không khí lạnh
20:56:53 16/11/2024
Siêu bão Man-yi giật cấp 17 hướng vào Biển Đông và miền Trung nước ta
17:39:57 16/11/2024
Siêu bão Man-yi di chuyển theo hướng Tây Bắc, tốc độ 20 km/h
15:05:34 17/11/2024
Phó Thủ tướng: 10 tháng có hơn 9.000 người vĩnh viễn không thể trở về nhà
07:15:49 18/11/2024
Đàn cá heo mắc cạn ở cửa biển Cái Cùng, Bạc Liêu
17:40:30 16/11/2024
Bão Man-yi vào Biển Đông, hướng vào vùng biển Trung Trung Bộ
10:58:59 18/11/2024
Bão số 9 giật cấp 14 tiến vào vùng biển miền Trung
13:02:04 18/11/2024
Phát hiện thi thể nam giới lõa thể dưới kênh nước ở TPHCM
20:01:12 16/11/2024

Tin đang nóng

NSƯT Kim Tiểu Long đau buồn báo tin con gái qua đời
13:14:49 18/11/2024
Sao nam hạng A có hơn 18000 tỷ đồng bỏ mặc chị gái sống như ăn mày?
10:24:29 18/11/2024
Cặp đôi Vbiz để lộ bằng chứng hẹn hò bí mật, bị phát hiện "đánh lẻ" du lịch nước ngoài
09:44:27 18/11/2024
Hoa hậu Quốc tế Thanh Thủy về nước: Visual xinh bất bại qua cam thường, ghi điểm cực lớn bởi 1 chi tiết
13:24:49 18/11/2024
Hoạt động của Thanh Thủy sau khi đăng quang Miss International
12:46:03 18/11/2024
Hoài Linh: "Anh không vừa lòng thì xé hợp đồng, mẹ tôi tôi không bỏ được"
13:16:57 18/11/2024
Hi hữu nhưng đã xảy ra: Cô gái gặp được chú mèo có vết bớt trên mặt giống hệt mình, đem về nuôi và nhận được điều kì diệu
12:09:52 18/11/2024
Shipper giao hàng nhưng chủ không có nhà, hành động của chú chó gây choáng: "Sao khôn dữ vậy"
11:25:09 18/11/2024

Tin mới nhất

NÓNG: Đang cưỡng chế thu hồi 38.800 m2 đất Bãi Sau, TP Vũng Tàu

12:58:53 18/11/2024
Hơn 38.800m2 đất cuối cùng của Bãi Sau đang được TP Vũng Tàu cưỡng chế thu hồi để thực hiện dự án chỉnh trang.

Cứu bé 7 tuổi bị cửa cuốn kẹp cổ, ngừng tuần hoàn

11:01:50 18/11/2024
Hiện tại, bệnh nhi được hỗ trợ thở máy, glasgow 12 điểm. Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ đang hội chẩn với Bệnh viện Nhi Trung ương để định hướng điều trị tiếp theo.

Khả năng xuất hiện thêm 1 đợt mưa lớn diện rộng

16:36:43 17/11/2024
Vùng nguy hiểm trong 24 giờ tới từ Vĩ tuyến 14,0-19,0 độ Vĩ Bắc, phía Đông Kinh tuyến 118,0 độ Kinh Đông; trong 48 giờ tới từ Vĩ tuyến 15,0-21,0 độ Vĩ Bắc, phía Đông Kinh tuyến 113,5 độ Kinh Đông.

Người dân lo lắng vì sạt lở bờ sông Kiến Giang ngày càng nghiêm trọng

15:01:43 17/11/2024
Song một phần là do các cơ quan chức năng tỉnh Quảng Bình đã cấp phép khai thác cát sỏi trên đoạn sông qua xã Trường Thủy trong nhiều năm qua.

TP Hồ Chí Minh tổ chức lễ tưởng niệm người tử vong do tai nạn giao thông

14:55:47 17/11/2024
Thông qua hoạt động này, ban tổ chức kêu gọi sự giúp đỡ, chia sẻ từ cộng đồng đối với những tổn thất, mất mát, khó khăn của các nạn nhân và gia đình nạn nhân do tai nạn giao thông gây ra.

Vụ đập thủy lợi Ia Ring bị thủng: 5 xã vùng hạ du thiệt hại gần 500 triệu đồng

14:51:36 17/11/2024
Về thiệt hại do xả lũ qua tràn thủy lợi Ia Ring, Ban chỉ huy PCTT và TKCN huyện Chư Sê xác định năm xã vùng hạ du, gồm Ia Tiêm, Dun, Ia Glai, Chư Pơng và Ia Pal bị thiệt hại hơn 490 triệu đồng.

Quảng Nam: Nhóm học sinh lớp 7 tắm sông, 1 em tử vong, 1 em mất tích

08:29:02 17/11/2024
Một nhóm học sinh lớp 7 ở Quảng Nam đi tắm sông thì không may 3 em học sinh bị đuối nước khiến 1 em tử vong, 1 em mất tích.

Xác định danh tính tài xế vượt ẩu trên cầu phao Phong Châu

19:59:00 16/11/2024
Ngày 16/11, Công an tỉnh Phú Thọ cho biết, Công an huyện Tam Nông vừa lập biên bản xử phạt ông H. về hành vi vượt xe trong những trường hợp không được vượt.

Xử lý hơn 42.000 thanh thiếu niên chưa đủ tuổi điều khiển xe máy

13:38:46 16/11/2024
Trong 6 tháng đầu năm, lực lượng chức năng đã xử lý 42.520 thanh thiếu niên chưa đủ lái xe máy và 17.253 trường hợp giao xe cho người không đủ điều kiện tham gia giao thông.

Liên tiếp 2 cơn bão 'lạ thường', bão Man-yi cấp 15 khả năng vào Biển Đông

13:19:25 16/11/2024
Bão Man-yi đã mạnh lên cấp 15, giật trên cấp 17, di chuyển rất nhanh, dự báo vào Biển Đông khoảng ngày 18/11. Bão Usagi đang đi dọc theo kinh tuyến 120, chưa ghi nhận thành bão số 9.

Cô gái trẻ xinh đẹp, cao 1,78m mất tích lúc nửa đêm

13:09:03 16/11/2024
Trước đó, Công an huyện Đăk Glei nhận được tin báo của ông Lê Đình Tuân (42 tuổi) về việc con gái Lê Hồ Thanh Mai bỏ nhà đi từ khoảng 23h30 ngày 9/11, đến nay chưa về.

Vụ đòi nợ gây ầm ĩ ở Hà Nội: Chủ nhà nhập viện, hàng xóm 'nhức đầu'

13:05:21 16/11/2024
Thượng tá Nguyễn Thành Tín, Phó trưởng Công an quận Hai Bà Trưng xác nhận có vụ việc gây mất trật tự và đang tiến hành xác minh, làm rõ nguyên nhân vụ việc.

Có thể bạn quan tâm

Ngập tràn lời chê dành cho MV của 1 Anh Trai Say Hi: Cẩu thả từ nhạc đến lời, fan chán nản thừa nhận "flop vì thực lực"

Nhạc việt

15:24:06 18/11/2024
Được quay theo dạng visualizer lấy bối cảnh chính là sân chơi pickleball, visual điển trai của Đỗ Phú Quí cũng không cứu được hình ảnh, tạo hình quá đỗi nhàm chán, cũ kỹ.

Sân khấu đáng xem nhất Rap Việt mùa 4: Tổ hợp "Trai Họ Vũ" khoe visual cực ngầu, bắn 1 câu tiếng Thái đắt giá!

Tv show

15:16:57 18/11/2024
Phần trình diễn Trai Họ Vũ của Gill và ICY Famou$ đang khiến MXH rầm rộ không ngừng vì sân khấu chất lượng và hoành tráng nhất từ đầu chương trình tới giờ.

Australia phê duyệt vaccine tăng cường mới ngăn ngừa COVID-19

Thế giới

15:14:40 18/11/2024
Con người đã quen với việc tiêm vaccine cúm hàng năm trước mùa cúm. Tuy nhiên, khác với bệnh cúm, COVID-19 vẫn chưa ổn định theo mùa hàng năm, và dễ lây truyền hơn cúm.

Park Yoo Chun tiếp tục cuộc chiến pháp lý bất chấp phán quyết của toà án

Sao châu á

15:10:17 18/11/2024
Sau khi toà án đưa ra phán quyết bác bỏ khiếu nại của ông A - CEO của Recielo - trong vụ kiện chống lại Park Yoochun, ông A đã đệ đơn kháng cáo, từ chối chấp nhận phán quyết này.

"Cười xuyên biên giới" vượt mặt doanh thu của "Bỗng dưng trúng số"

Phim châu á

15:08:01 18/11/2024
Công chiếu chính thức từ 15/11, phim hài Cười xuyên biên giới đã thu về 32 tỷ đồng doanh thu với hơn 400.000 vé bán ra, bao gồm suất chiếu đặc biệt.

Mâu thuẫn khi ăn nhậu, 1 người đàn ông bị đâm chết ngay tại quán

Pháp luật

15:03:53 18/11/2024
Công an huyện Nhà Bè hôm nay (18/11) cho hay vừa bắt giữ được nghi can gây án và đang phối hợp cùng các phòng nghiệp vụ của Công an TPHCM để điều tra, xử lý vụ việc nói trên.

"Độc đạo" tập 34: Hồng và Diễm sắp phải nói lời chia tay

Phim việt

15:02:19 18/11/2024
Trong Độc đạo tập 34, Diễm gọi điện thoại trò chuyện với Hồng và nói rằng mình và con trai sắp phải rời khỏi bản Mây vì bị Quân già ép buộc.

Nhà một tầng thân thiện với môi trường của vợ chồng trẻ ở Phú Quốc

Netizen

14:52:53 18/11/2024
Thiết kế của ngôi nhà ở Phú Quốc (Kiên Giang) lấy cảm hứng từ đôi vợ chồng trẻ sống trên đảo. Họ lo ngại nguồn cung cấp nước ngọt không ổn định do du lịch phát triển, nguồn nước ngầm cạn kiệt.

Sao Việt 18/11: Kỳ Duyên lên tiếng sau khi trượt top 12 Miss Universe 2024

Sao việt

14:10:24 18/11/2024
Kỳ Duyên nói giấc mơ của cô đã hoàn thành trọn vẹn khi lọt top 30 Miss Universe 2024. Người đẹp tự hào về bản thân vì đã đóng góp một phần nhỏ cho đất nước Việt Nam.

Nữ sinh 19 tuổi tử vong sau khi ăn 2 miếng bánh

Sức khỏe

14:08:05 18/11/2024
Khi vào viện, các bác sĩ đã cho nữ bệnh nhân thở máy ngay để tim hoạt động trở lại khi các xét nghiệm cho thấy não của cô sưng nghiêm trọng.

Sao nam bị 150 đoàn phim từ chối vì quá xấu, giờ là bậc thầy diễn xuất đóng phim nào cũng hot điên đảo

Hậu trường phim

14:01:29 18/11/2024
Nam diễn viên từng trải qua thời kỳ khó khăn trong sự nghiệp, nhưng giờ đây anh đã đạt được những thành công không tưởng.