Bí ẩn hàng loạt ngôi mộ liên tiếp bị xâm phạm ở Bắc Giang
Người dân xã Kiên Lao, Lục Ngạn, Bắc Giang xôn xao trước hiện tượng các ngôi mộ, trong đó có cả mộ của nguyên Bí thư Đảng ủy xã bị xâm phạm.
Khu vực nghĩa địa thôn Cống, nơi xảy ra vụ việc
Từ những vụ việc trên, nhiều lời đồn đoán, thêu dệt, nghi ngờ lẫn nhau xuất hiện gây mất đoàn kết, an ninh trật tự tại địa phương.
Đóng đinh, chôn chất bẩn lên mộ
Đến xã Kiên Lao những ngày này, câu chuyện kỳ bí liên quan đến việc hàng loạt ngôi mộ bị xâm phạm bất thường được người dân bàn tán xôn xao với sự hoang mang, lo lắng.
Theo quy định tại Bộ luật Hình sự, người nào đào, phá mồ mả, chiếm đoạt những đồ vật để ở trong mộ, trên mộ hoặc có hành vi khác xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm.
Nếu phạm tội mà gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; vì động cơ đê hèn hoặc chiếm đoạt bộ phận thi thể, hài cốt thì bị phạt tù từ 2 năm đến 7 năm.
Gặp PV Báo Giao thông trong lúc đang chuẩn bị dụng cụ ra đồng canh tác, anh Lý Văn Thái, 45 tuổi, một người dân thôn Cấm Vải, xã Kiên Lao thông tin, theo phong tục địa phương vào ngày 3/3 (Âm lịch) năm nay, anh cùng một số người thân trong gia đình đến khu vực nghĩa địa của thôn tảo mộ ông bà, tổ tiên thì vô cùng bàng hoàng, bức xúc khi phát hiện cả 3 ngôi mộ của gia đình đều bị kẻ gian đập phá bát hương và tường xây, mái mộ.
Cuối năm trước, tình trạng tương tự cũng xảy ra tại nhiều ngôi mộ khác trên địa bàn khiến người dân lo lắng trình báo sự việc đến chính quyền và lực lượng công an. Tuy vậy, khi những thông tin liên quan vẫn chưa được cơ quan chức năng làm rõ, thì ngày 21/5/2019 vừa qua, người dân thôn Cống, xã Kiên Lao lại bàng hoàng trước thông tin ngôi mộ chưa cải táng của ông Lý Hồng Phương, nguyên Bí thư Đảng ủy xã Kiên Lao được chôn cất tại nghĩa địa thôn Cống bị kẻ gian xâm phạm.
Đáng ngại hơn, không chỉ đào bới, người dân còn phát hiện trên đỉnh mộ ông Lý Hồng Phương có 2 cây sắt vuông, dài khoảng 1m được đóng sâu xuống mộ. Việc làm này khá kín đáo khi đầu các cọc sắt đều ẩn sâu dưới lớp cỏ mọc trùm trên đỉnh mộ. Ngoài ra, sau khi kiểm tra kỹ, nhiều người còn sửng sốt hơn khi phát hiện dưới lớp đất trên đỉnh mộ có một hố chôn chất bẩn gồm hàng chục băng vệ sinh, tã lót phụ nữ đã qua sử dụng được vùi sâu dưới đất, lấp kín cỏ. Trước đó, nhiều người cũng phát hiện ngôi mộ này từng bị đóng 2 chiếc cọc gỗ.
Anh Phạm Văn Đợi, chủ quán ăn tại trung tâm xã Kiên Lao cho hay: “Khách hàng đến quán đều bàn tán về những câu chuyện trên, mong cơ quan chức năng điều tra, làm rõ kẻ xâm phạm, phá hoại mồ mả để người dân không hoang mang, lo lắng”.
Video đang HOT
Cơ quan công an vào cuộc
Ông Ninh Văn Đích, Trưởng Công an xã Kiên Lao lục lại thông tin các vụ việc xâm phạm mồ mả xảy ra trên địa bàn
Liên quan đến sự việc này, ông Ninh Văn Đích, Trưởng Công an xã Kiên Lao xác nhận: Việc các ngôi mộ bị xâm phạm, đóng cọc, chôn chất bẩn là chính xác. Ngay khi nhận được thông tin trình báo của người dân, Công an xã Kiên Lao đã kịp thời báo cáo Công an huyện Lục Ngạn. Sau đó, một tổ công tác đã được Công an huyện cử đến khám nghiệm hiện trường, điều tra, xác lập hồ sơ vụ việc. “Hiện vụ việc đang được cơ quan Công an điều tra, làm rõ. Mong người dân không đồn đoán, thêu dệt, nghi kỵ lẫn nhau làm mất đoàn kết, an ninh trật tự trên địa bàn”, ông Đích nhìn nhận.
Theo số liệu quản lý nhân khẩu trên địa bàn xã, ông Lý Hồng Phương nguyên là Bí thư Đảng ủy xã Kiên Lao, đã nghỉ hưu. Năm 2016, ông Phương mất vì căn bệnh ung thư gan. Theo phong tục địa phương, đến nay ngôi mộ vẫn chưa được cải táng. Theo ghi nhận của Công an xã Kiên Lao và nhiều người dân, khi còn đương chức, sinh sống tại địa phương, vị nguyên Bí thư Đảng ủy xã này được cho là có uy tín, không mâu thuẫn với ai… Đặc biệt, 2 trong số 3 người con của ông hiện cũng đang giữ chức Bí thư Đảng ủy và cán bộ lao động, thương binh và xã hội xã Kiên Lao, người còn lại làm nông nghiệp tại địa phương. Theo nhận xét của nhiều người, đây cũng là những cán bộ, lãnh đạo có năng lực, uy tín, hòa đồng với mọi người, không có mâu thuẫn lớn.
Hồng Nguyên
Theo baogiaothong
Những người không ngủ, thức xuyên đêm vặt lá, bẻ vải ở Lục Ngạn
Mỗi năm khi vụ vải đến thời điểm chín rộ, người dân tại huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang lại thức xuyên đêm vặt lá vải, đi bẻ vải cho kịp thời vụ.
Ghi nhận tại xã Kim Thành, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang, dù đã hơn 10h đêm nhưng chỉ cần đi dạo một vòng quanh xã vào những ngày này sẽ không quá khó để bắt gặp cảnh những hộ gia đình quây quần bên đống vải thiều lớn nhỏ được tập kết lại, để vặt lá xuyên đêm.
Dù đã hơn 10 giờ đêm nhưng một số hộ gia đình tại xã Kiên Lao, huyện Lục Ngạn vẫn tấp nập làm vải.
Do các thương lái chỉ thu mua vải buổi sáng, chiều sẽ đóng hàng và vận chuyển đi các tỉnh thành trong nước và vận chuyển đi ngoài nước để xuất khẩu nên đa số các hộ gia đình có nhiều vải thiều sẽ làm đêm, chuẩn bị sẵn hàng để sáng sớm hôm sau đi bán.
Trao đổi với chúng tôi, ông Đặng Văn Chiến, (48 tuổi, thôn Đãi Bàng, xã Kiên Thành, huyện Lục Ngạn, Bắc Giang) cho biết: "Ở Lục Ngạn mỗi khi mùa vải chín rộ, hầu hết nhà nào cũng phải tranh thủ làm đêm cho kịp thời vụ. Nếu không thức đêm vặt lá thì sáng mai sẽ không có hàng đi bán, thức vặt đếm tầm hơn 11 giờ sẽ tranh thủ đi ngủ, sáng hôm sau khoảng 3 giờ sáng sẽ dậy bẻ vải tiếp".
Do các thương lái chỉ thu mua vải vào buổi sáng nên người dân phải thu hoạch vải vào ban đêm để sáng hôm sau đi bán sớm.
"Vải thiều tại Bắc Giang năm nay không đạt sản lượng cao nhưng cũng không hẳn là mất mùa hoàn toàn, nhà nào mất thì mất hết, nhà nào được thì vẫn được quả, chỉ là không sai đồng đều như mọi năm nên người dân vẫn phải thức đêm thu hoạch nếu không quả sẽ quá vụ, rụng hết", bà Lê Thị Nguyệt (40 tuổi, thôn Đãi Bàng, xã Kiên Thành) nói.
Ông Đặng Văn Chiến cùng gia đình thu hoạch vải trong đêm.
Việc thức đêm làm vải đã không còn xa lạ với những người dân tại huyện Lục Ngạn. Buổi chiều, người dân sẽ bẻ sẵn vải rồi tập kết lại trong nhà để đêm xuống sẽ vặt lá, bó lại thành bó rồi hôm sau đem bán. 3 người vặt lá một đêm sẽ được khoảng 2 tạ vải để bán vào sáng hôm sau.
Ông Triệu Văn Dìn cắt sẵn cuống vải để sẵn sàng bán vào sáng sớm hôm sau.
"Năm nay vải không có nhiều nên đa số các hộ gia đình chỉ vặt lá vải đến khoảng 11 giờ đêm rồi thức dậy vào khoảng 2 - 3 giờ sáng hôm sau để đi bẻ vải. Dù vất vả nhưng giá vải cao thì chúng tôi cũng phấn khởi, những năm vải được mùa sẽ phải thuê nhân công bẻ vải và vặt lá xuyên đêm thì mới kịp vụ", ông Triệu Văn Dìn (59 tuổi, thôn Khuôn Thần, xã Kiên Lao, huyện Lục Ngạn) nói.
Dù vải không đạt sản lượng cao nhưng người dân tại huyện Lục Ngạn rất phấn khởi do giá vải giữ ở mức cao. Cụ thể, giá vải thiều hiện được bán từ 30.000 - 40.000 đồng/kg.
Những năm vải được mùa, người dân phải thuê nhân công làm vải xuyên đêm mới kịp thời vụ.
Ghi nhận tại xã Hồng Giang, người dân cũng tấp nập vặt lá vải trong đêm. Chia sẻ với chúng tôi, chị Bảo Trang (24 tuổi, xã Hồng Giang, huyện Lục Ngạn) nói: "Mình là công nhân đi làm công ty nhưng mỗi năm vụ vải đến mình thường vẫn phải về để phụ giúp thu hoạch vải. Thường thì chiều sẽ bẻ sẵn để vặt lá đến đêm, những năm vải được mùa sẽ phải làm đến 12 giờ hoặc 1 giờ sáng rồi ngủ đến 3 giờ lại thức dậy bẻ sớm".
Những năm trước, việc chặt cuống vải rất khó khăn do cành vải có thể bắn vào mắt hoặc chặt vào tay gây nguy hiểm. Hiện nay người dân đã sử dụng dao chuyên cắt cuống vải đảm bảo an toàn hơn.
"Buổi chiều thường sẽ không làm vì thời tiết nắng nóng làm ảnh hưởng đến chất lượng, mẫu mã quả vải. Thương lái cũng không thu mua vải vào buổi chiều", chị Trang cho biết thêm.
Đèn pin là dụng cụ chủ yếu để người dân bẻ vải đêm.
Những chùm vải sẽ được bó gọn và tưới nước giữ độ tươi để bán vào sáng hôm sau.
Theo lãnh đạo UBND huyện Lục Ngạn, sản lượng vải thiều tại Lục Ngạn năm nay không đạt sản lượng cao so với năm đỉnh điểm (2018). Tuy nhiên, so với sản lượng trung bình hàng năm thì không thua kém. Giá vải thiều hiện vẫn giữ ở mức từ 30.000 - 40.000 đồng/kg.
Theo Bế Long (Tri Thức Trẻ)
Bắc Giang: Đổi mới 6 tháng, công ty lâm nghiệp đã tăng lãi tiền tỷ Ngày 25/7, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Công Tuấn dẫn đầu đoàn công tác liên ngành làm việc với UBND tỉnh Bắc Giang về sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp theo Nghị quyết số 30-NQ/TW ngày 12/3/2014 của Bộ Chính trị và Nghị định...