Bí ẩn ‘gió quỷ’ giết người ở hồ Na Hang
“Gió hang” là gió ở các hang núi phun ra, khiến sóng nước dâng cao, thuyền bè bị lật, nhấn chìm, khó thoát khỏi cái chết.
Mới đây, nghe thông tin anh Nông Văn Huy, người Tày, ở xã Thượng Bình (huyện Lâm Bình, Tuyên Quang) bị mất mạng ở hồ Na Hang, tôi thực sự bàng hoàng. Anh Huy là nhân vật xuất hiện trong nhiều phóng sự của tôi ở Báo điện tử VTC News.
Trong suốt 3 năm, từ 2015 đến 2017, tôi có nhiều dịp lên huyện Lâm Bình thậm xa xôi, vùng đất cuối cùng của tỉnh Tuyên Quang, để theo chân anh Huy, người đàn ông hiền lành người Tày của vùng đất xó rừng, khám phá đủ các ngóc ngách núi non điệp trùng.
Anh Nông Văn Huy vốn là thợ săn. Suốt những năm tháng tuổi trẻ của anh gắn với đại ngàn nghiến, theo chân thú hoang, giết hại không biết bao nhiêu thú rừng. Thế nhưng, anh không dám ngắm bắn bọn khỉ, voọc, loài vật mà các nhà khoa học tin rằng, chúng gần gũi với tổ tiên của loài người.
Anh Nông Văn Huy (trái) cùng tác giả trong một chuyến đi rừng tìm dấu chân hổ
Như cơ duyên, một tổ chức quốc tế bảo tồn những loài voọc quý, đã tìm lên Lâm Bình, để bảo tồn những cá thể quý hiếm cuối cùng của thế giới còn sót lại ở Tuyên Quang. Anh Huy xung phong làm nhiệm vụ canh giữ giấc ngủ cho chúng. Anh lĩnh mấy đồng trợ cấp thất thường, rồi ngày ngày vác ống nhòm, máy ảnh vào rừng, đếm từng con một, trông nom cho chúng như đàn con của mình.
Tôi đã có nhiều ngày cùng “người rừng” Trần Ngọc Lâm theo anh Huy đi rừng, tìm dấu chân loài hổ. Thật khó tin, khi ở rừng Lâm Bình vẫn còn mấy con hổ.
Cả nước Việt Nam chẳng biết có còn con hổ hoang dã nào không, vì chẳng có tấm ảnh nào chứng nhận cả, ấy thế nhưng, anh Nông Văn Huy, thợ săn lão luyện, từng bắn hạ nhiều hổ, thì khẳng định liên tục gặp dấu chân hổ.
Nhiều người đi hồ cũng thi thoảng thấy chúng ra hồ Na Hang uống nước. Những ngày đi tìm hổ cùng anh Huy, thứ tôi tìm được cũng chỉ là những dấu chân.
Đàn voọc do anh Huy chụp.
Anh Huy chỉ nơi voọc ở.
Anh dẫn tôi cuốc bộ miên man trong rừng thẳm, đến tận đỉnh Giang Chí cao hơn 2.000m, nóc nhà của tỉnh Tuyên Quang, để xem những chiếc tổ ong bằng cái mẹt, treo lủng liểng trên vách núi, không ai dám lấy mật. Nhóm người sống như bộ tộc, bộ lạc giữa rừng hoang đó tin rằng, có thần ong ngự, nên sợ chẳng dám đến gần.
Tôi khao khát được nghe tiếng loài vượn đen tuyền cất tiếng huýt như tiếng ma nữ hát vang giữa rừng chiều buồn thảm. Trong khung cảnh chiều tà liêu trai xanh thẫm ấy, tiếng vượn đen huýt lên da diết gọi bầy, khiến lòng người nôn nao.
Nhưng, con người tàn ác quá, vượn đen đi ngày một xa, lẩn tránh loài người. Lúc chúng ở rừng Lâm Bình, lúc chạy sang Bắc Mê (Hà Giang), rồi trốn ở đại ngàn nghiến Phong Quang không dấu chân người.
Theo nghiên cứu, cả thế giới chỉ còn vài chục con, lúc ở rừng Cao Bằng, lúc chúng sang Trung Quốc. Thật bất ngờ khi ở rừng Lâm Bình cũng có vượn đen tuyền, độ vài chục cá thể.
Tiếc rằng, chưa được nghe tiếng vượn đen tuyền cất tiếng hót, thì chẳng còn được gặp anh Nông Văn Huy nữa.
Bến đò trên hồ Na Hang thuộc địa phận xã Thượng Lâm.
Trước khi xuống thuyền máy lướt trên hồ Na Hang để đi tắt đến những cánh rừng nguyên sinh, anh Huy hay nhìn trời nhìn đất, để xem gió máy. Anh bảo, ở hồ Na Hang hay có “gió hang”, là thứ gió “quỷ ám” rất ghê rợn, đã giết nhiều người. Quả thực, tôi không tin lắm, vì khó lý giải bằng khoa học, nhưng không chỉ mỗi mình anh Huy kể.
Lần nào lên thẳng Lâm Bình gặp anh Huy, thì cứ thuê thuyền máy mà đi. Đến giờ hẹn, ra khỏi rừng, thì thuyền máy chờ sẵn đón về. Thế nhưng, nếu vào huyện làm việc, thì lại không được đi thuyền máy của dân nữa.
Mấy lần gặp lãnh đạo huyện Lâm Bình, anh Nguyễn Văn Dưng, Chủ tịch UBND huyện Lâm Bình, nếu biết tôi phải vào rừng theo đường hồ Na Hang, anh đều nhất quyết không cho tôi đi thuyền máy.
Đơn giản, là theo anh “không an toàn cho tính mạng nhà báo”. Và rồi, anh lại điều cả cảnh sát giao thông, với trang bị an toàn đầy đủ, ngồi trên chiếc ca nô hiện đại, phóng như bay trên mặt nước tĩnh lặng, xanh biếc. Tôi có cảm giác không thoải mái, vì phải làm phiền đến các đồng chí cảnh sát giao thông.
Tác giả trong lần được cảnh sát giao thông Lâm Bình hộ tống đi trên hồ Na Hang.
Chuyện “gió hang” như gió quỷ ám ở hồ Na Hang, chính miệng các đồng chí cảnh sát giao thông áp tải tôi mấy lần trên hồ, thuộc địa phận huyện Lâm Bình cũng kể, và khẳng định là có thật. Bản thân các đồng chí cũng từng có vài lần đi tìm kiếm xác người bị gió thổi lật thuyền, mất tích dưới lòng hồ.
Theo anh Nông Văn Huy, thì “gió hang” thường xuất hiện ở khu vực núi Phủng, thuộc xã Khuôn Hà, Lâm Bình. Mỗi năm, “gió hang” xuất hiện vài lần, tàn phá cây cối, hoa màu, thổi bay cả nhà dân.
Khi thủy điện Na Hang xây dựng, nước ngập, khu vực thung lũng chịu tác động của “gió hang” bị ngập nước, dân cư di chuyển đi nơi khác, thì tai họa lại liên tiếp ập đến, cướp đi tính mạng người đi thuyền.
Từ bến thuyền xã Thượng Lâm, phải chạy thuyền máy hơn 1 giờ đồng hồ, mới đến được khu vực núi Phủng. Địa điểm này không có sóng điện thoại, radio, không có người ở. Nó như “khu vực chết chóc”.
Theo mô tả của những người lái thuyền, thì “gió hang” là gió ở các hang núi phun ra, khiến sóng nước dân cao vài mét, khiến thuyền bè bị lật, nhấn chìm, khó thoát khỏi cái chết.
Một góc hồ Na Hang thuộc xã Thượng Lâm.
Hồ Na Hang sâu cả trăm mét, dưới đáy toàn cây mục, nên xác người chìm xuống, bị mắc vào, phải vài ngày sau mới nổi lên, mới tìm thấy được. Có trường hợp mắc kẹt mạnh quá, mà chết mất xác luôn.
Anh Nông Văn Huy kể với tôi rằng, thời điểm gần nhất là năm 2016, có một cặp vợ chồng, nghe nói từ phía Na Hang lái thuyền lên phía Bắc Mê. Tuyến đường thủy họ đi buộc phải qua khu vực xã Khuôn Hà. Con thuyền của họ đã lạc vào vùng “gió hang”, và mãi mãi không tìm thấy xác họ. Cả con thuyền máy cũng mất tích.
Tôi đã có nhiều ngày đi trên hồ Na Hang, thậm chí, nhiều khi hứng chí bơi ra giữa hồ nước trong xanh lặng như tờ, và thật khó tin, khi hồ nước khá hẹp, uốn lượn quanh co giữa những vách núi dựng đứng, xanh thẫm, lại có thể tạo sóng mà nhấn chìm được thuyền.
Chẳng lẽ, những dải núi đá vôi rỗng, dựng đứng, đã dồn gió hoặc không khí đối lưu lại, nén thật mạnh rồi phả một nhát ra hồ với tốc độ tên bắn, khiến thuyền lật, người kinh hãi, mà chìm nghỉm dưới lòng hồ? Hay gió thốc vào các hang núi, nén lại, thoát ra từ đáy hồ, mà tạo sóng thổi lật thuyền?
Anh Nông Văn Huy
Chuyện “gió hang” là có thật, nhiều người chết vì gió là có thật, cả lãnh đạo huyện nói, dân nói, cảnh sát giao thông đường thủy cũng nói, nhưng tôi không tin lắm, vì thực sự thiếu cơ sở khoa học. Những lý giải về nén khí nghe khá hoang đường.
Thế nhưng, khi còn đang đặt những câu hỏi nghi vấn, khi còn đang sắp xếp để trở lại Lâm Bình, tìm hiểu kỹ hơn về thứ gió “quỷ ám” đó, thì tôi nhận được thông tin: Anh Nông Văn Huy, người đồng hành trong những chuyến đi rừng, đã mất mạng trên hồ Na Hang. Là người ăn rừng ngủ thác, hồ nước bơi qua, thế mà anh mất mạng dưới đáy hồ, thì thật là khó tin nổi.
Anh Huy xuất hiện trong nhiều phóng sự của tôi, như tấm gương về bảo vệ rừng, nên được sự quan tâm rất lớn từ chính quyền xã, huyện. Suốt mấy ngày trời, hàng trăm cán bộ, nhân dân, với lượng lớn phương tiện căng sức tìm kiếm, mới tìm thấy xác anh.
Mong anh an nghỉ với núi rừng, chiều chiều nghe tiếng vượn đen tuyền cất tiếng hót lảnh lót từ núi cao.
Theo thông tin một lãnh đạo (xin giấu tên) của huyện Lâm Bình: Gió hang ở khu vực Lâm Bình là có thật, tuy nhiên, mỗi năm nó chỉ xuất hiện một vài lần, và ở khu vực núi Phủng vào chiều tối và ban đêm, chứ ban ngày không thấy xuất hiện. Gió đột ngột giật cấp 7, cấp 8, thậm chí cấp 9, tạo ra sóng nước cao chỉ độ nửa mét.
Vì thế, những con thuyền quá nhỏ, không an toàn, mới bị lật. Tất cả người lái đò máy chở khách du lịch, đều được quản lý chặt chẽ, an toàn tuyệt đối. Lái đò qua khu vực núi Phủng, đều đi vào sát vách núi, nên dù có xuất hiện gió hang cũng không ảnh hưởng gì.
Chưa từng ghi nhận có vụ tai nạn cho khách du lịch liên quan đến gió hang. Chính vì thế, khách du lịch hoàn toàn yên tâm khi đi thuyền thưởng ngoạn thắng cảnh hồ Na Hang thuộc địa phận huyện Lâm Bình.
Phạm Dương Ngọc
Theo VTC News
Khám phá "vịnh Hạ Long" trên cạn
Hồ Na Hang (Na Hang, Tuyên Quang) được ví như một bức tranh thủy mặc làm say đắm biết bao trái tim của du khách đến đây.
Tên gọi na hang nghĩa là'ruộng cuôi', lòng hồ được bao quanh bởi 99 ngọn núi nhấp nhô trùng điệp, tô điểm vào đó là những dòng thác tuôn đổ trắng xóa giữa đại ngàn xanh thẳm được ví như vịnh Hạ Long giữa đại ngàn.
Nói đến Na Hang phải kể đến núi Pắc Tạ (trong tiếng Tày có nghĩa là "vú của trời") hay còn gọi là núi Voi. Pắc Tạ là ngọn núi cao nhất huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang, có dáng hình chú voiđứng bên nậm rượu
Cảnh vật thiên nhiên nơi đây từ lâu đã là nguồn cảm hứng cho các văn nghệ sỹ, du khách sáng tác thơ ca, hội họa và nhiếp ảnh. Quang cảnh núi non điệp trùng ở Na Hang được ví nh"Hạ Long cạn giữa đại ngàn"
Hồ Na Hang nay vẫn còn vẹn nguyên vẻ hoang sơ của một miền sơn cước
Du khách sẽ được dungoạn trên hồ NaHang là nơi hội tụcủa hai dòng sôngtrên khu vực là sôngGâm và sông Năngvô cùng thơ mộng
Thác Khuổi Nhi có cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ và vô cùng ấn tượngbạn cũng không nên bỏ qua khi đến đây
Những thảm rừng nguyên sinh trải dài ven hồ tạo nên cảnh sắcthiên nhiên thơ mộng, kỳ thú, hình thành nên những tour, tuyếndu lịch dã ngoại, ngắm cảnh thiên nhiên bằng du thuyền đầy thúvị của du khách khi đến đây
Lam Thanh
Theo anninhthudo.vn
Mê mẩn làng Giáng sinh Bắc Âu ngay gần Thủ đô Cách trung tâm Hà Nội không xa, Công viên Hồ Thiên Nga nơi có ngôi làng Bắc Âu xinh lung linh tràn ngập không khí Giáng sinh với tuyết rơi và cây thông thật cao 7m. Không gian của một ngôi làm Bắc Âu với những bông tuyết được tái hiện trong ngày Noel. Một ngôi làng Bắc Âu như bước ra từ...