Bí ẩn giếng nước thiếu nữ uống vào đẹp da
Các thiếu nữ đua nhau uống nước giếng làng để “đẹp da”. Nhiều thiếu nữ làng khác cũng vì tin nước giếng giúp “trẻ mãi không già” mà quyết định về đây lấy chồng.
Nguồn nước giếng có sự ô nhiễm do lá cây phân hủy
Nước giếng giúp ” trẻ mãi không già”
Đến thôn Lâu Động (xã Phúc Thành, Kinh Môn, Hải Dương), chúng tôi ngỡ ngàng khi thấy thiếu nữ trong làng ai cũng xinh như mộng. Thấy sự ngạc nhiên của chúng tôi, người dân giải thích, con gái và con dâu ở đây xinh đẹp là nhờ uống nước ở giếng làng. Tưởng người dân tếu táo, nhưng khi thấy chúng tôi tỏ vẻ nghi ngờ, ông Bùi Văn Khơm, một cao niên trong làng, quả quyết đó là sự thật. Ông còn dẫn chúng tôi đến tận giếng làng (người dân nơi đây gọi là giếng Thánh Mẫu) để chứng tỏ thực hư.
Vừa dẫn chúng tôi đến giếng Thánh Mẫu, ông Bùi Văn Khơm vừa kể lại một truyền thuyết và chính từ truyền thuyết này, đến nay các thiếu nữ trong làng và những địa phương lân cận tìm về đây, uống nước giếng để… “trẻ mãi không già”.
Quang cảnh giếng làng nơi có nguồn nước làm đẹp da cho thiếu nữ
Theo lời ông Khơm, trước đây, có vị vua dẫn hoàng hậu đi qua khu vực này, gặp bão, thuyền bị lật, hoàng hậu mất tích. Sau đó, xác hoàng hậu được tìm thấy trên một dòng suối, xác nằm trên một tảng đá. “Nhà vua đã lập miếu thờ và hàng năm đến nhang khói. Dần dần, nhiều người dân đến nơi đây khấn vái, thấy dòng nước trong nên múc nước uống. Nhiều người thường xuyên dùng nước này trở lên xinh đẹp, trẻ mãi không già. Thấy vậy, nhiều người đã làm lễ tại đền xin hoàng hậu tiếp tục ban nước và xây thành giếng làng”.
Nói xong, ông Khơm kể, dù đó chỉ là truyền thuyết, nhưng từ đó đến nay giếng làng vẫn còn đó, vẫn trong xanh. Con gái trong làng và những người về làm dâu sau khi dùng nước đều trở nên xinh đẹp lạ thường.
Nhiều người dân tin vào nguồn nước làm đẹp da này
“Từ đó đến nay, ở làng này, người dân vẫn truyền tai nhau về nguồn nước thiêng có thể giúp người phụ nữ “trẻ mãi không già”. Vì thế, mặc dù kinh tế trong làng phát triển, đầy đủ nước giếng khoan, nước mưa, thậm chí nước máy, nhiều người dân vẫn giữ thói quen dùng nước giếng từ xưa để mong mình mãi luôn trẻ đẹp.
Nhưng điều khó lý giải là dù không phấn son nhưng con gái ở làng ai cũng trắng như trứng gà bóc. Điều này càng khiến nhiều người tin vào công dụng của nước giếng thần, dù chưa có cơ sở nào để chứng minh”, ông Khơm cho biết.
Đến giếng Thánh Mẫu, bên cạnh ngôi miếu nhỏ là chiếc giếng sâu khoảng 2 mét, chu vi đường kính khoảng 3 mét. Theo ông Khơm, kể cả mùa khô hạn đến đâu, dù giếng ở lưng chừng đồi nhưng chưa bao giờ cạn, múc đến đâu lại đầy ngay đến đó.
Video đang HOT
Khi ông Khơm đang trao đổi với PV những câu chuyện về giếng thiêng, thì có một số phụ nữ đến lấy nước về dùng.
“Nhà có nước máy nhưng nước giếng ở đây rất mát nên gia đình tôi vẫn dùng để sinh hoạt. Nhà có con gái lớn cũng rất thích dùng nước này, cháu bảo dùng nước rửa mặt thì da dẻ mỡ màng, trắng xinh hơn, còn lại tôi cũng không biết thực hư thế nào”, Bà Mai người dân nơi đây cho biết.
Nước giếng có dấu hiệu ô nhiễm
Mặc dù, nước giếng làng này vẫn được người dân sử dụng và sinh hoạt nhưng theo quan sát của PV, mực nước trong giếng khá thấp, có thể nhìn rõ những lớp lá rụng xếp thành tầng dưới đáy giếng. Trên mặt nước nổi lênh rác thải và lá cây.
Hơn nữa, theo lời kể của bà Lương Thị Thẹo, người dân sống gần giếng nước này cho biết, theo lời kể của các cụ, trước đây bà Lương Thị Thanh đã chết ở giếng này. Về sau những người ăn mày ăn xin cũng chết ở đây khá nhiều. Chuyện trước kia thì không ai kiểm chứng, nhưng cách đây hơn 10 năm, có cháu trai 14 tuổi lên giếng tắm cũng bị chết tại đây. Thời gian sau đó, một bé gái 15 tuổi lên đây chơi cũng chết đuối ở đây, mặc dù nước rất nông. Hồi đó, chồng tôi cũng tham gia cứu cháu bé, nhưng khi đưa đi cấp cứu thì không qua khỏi.
Bà Lương Thị Thẹo: Có nhiều người đã chết ở giếng thiêng
“Dân làng sợ bị báo oán nên mất một thời gian không ai dùng nước giếng, đồng thời lập miếu thờ. Nhưng vài năm trở lại đây, cả làng lại quay về dùng nước giếng này”, bà Thẹo cho biết.
Có mặt ở khu vực giếng, PV cũng đã chứng kiến nhiều cảnh người dân dùng tay gạt lá cây múc nước về dùng. Có người lấy về để giặt giũ, rửa rau, nhưng cũng có người lấy về ăn trực tiếp. Không biết đẹp đến đâu, nhưng nguồn nước này chắc chắn sẽ có sự ô nhiễm, bởi sự phân hủy của lá cây và rác thải.
Theo Cục trưởng Cục y tế dự phòng (Bộ Y tế) Nguyễn Huy Nga, việc người dân vì tâm linh hay vì điều gì đó, múc nước giếng để sử dụng vào việc tắm rửa, gội đầu, thậm chí uống mà không qua đun nấu như hiện nay tiềm ẩn rất nhiều nguy hại đối với sức khỏe. Về nguyên tắc, để đảm bảo vệ sinh, trước khi sử dụng vào mục đích sinh hoạt, nước sông cần phải trải qua các khâu xử lí.
Ngoài ra, khi uống thì cần phải đun sôi. Trong nước sông có chứa rất nhiều vi khuẩn và tạp chất gây hại cho người như các bệnh tiêu chảy, bệnh da liễu,… Vì vậy, cần khuyến cáo người dân không nên tin vào lời mê tín dị đoan về “nước thiêng” mà coi thường sức khỏe và sinh mạng mình.
Về vấn đề nước giếng có thật sự giúp phụ nữ đẹp da, trao đổi với PV, trưởng thôn Lâu Động, Lương Văn Vĩnh cho biết, nước giếng có khả năng làm đẹp cho phụ nữ hay không thì chưa có cơ sở khoa học để chứng minh. Nó cũng chỉ là thông tin mà mọi người truyền tai nhau, lâu dần thành thói quen, mọi người dân nơi đây vẫn dùng nước giếng để sinh hoạt.
Chuyện con gái uống nước giếng đẹp lên hay không thì không biết được, chỉ biết con gái Lâu Động cũng rất xinh đẹp. Chúng tôi vẫn khuyên người dân thường xuyên dọn giếng, để có nguồn nước sạch trước khi sinh hoạt.
Theo xahoi
Dị nhân "thần tài vé số" ở Sài Gòn
Mặc mỗi ngày một bộ đồ màu mè; mũ, tóc giả, kính, giày được thiết kế lạ đời, chạy trên chiếc xe đạp 2 màu... đó là hình ảnh "dị nhân" bán vé số ở Sài Gòn.
"Thần tài vé số" Châu Thơ Phương
Lâu nay, dân nhậu, cà phê ở nội thành TP.HCM mỗi khi bắt gặp người này ai cũng bật cười bởi cách ăn mặc không giống ai nhưng lại nói chuyện rất tiếu lâm và thân thiện của một "dị nhân". Ông là Châu Thơ Phương (56 tuổi, ở Q.11, TP.HCM) - mọi người gọi ông là "Thần tài vé số".
Gặp "Thần tài Phương" tại một quán cà phê ở đường Đồng Đen, Q.Tân Bình khi ông vừa dựng chiếc xe đạp ở góc đường, chúng tôi không khỏi ấn tượng. Mọi ánh nhìn của khách uống cà phê đều đổ về ông, kèm theo những nụ cười sảng khoái. Không chỉ ấn tượng về trang phục, chiếc xe đạp, mà trong cách nói chuyện của ông cũng mang lại cho người ta sự thoải mái. Bộ trang phục và phụ kiện của ông từ đầu đến chân đều rất đặc biệt, nhiều màu như xanh, đỏ, hồng, vàng. "Thần tài" cho biết hiện có 9 bộ trang phục với 9 màu khác nhau, tự ông thiết kế, may, dán, nhuộm, sơn phết.
Bộ màu đỏ ông hay mặc vào dịp Tết vừa rồi với ý nghĩa vui tươi, mang lại may mắn cho mọi người. Ông còn dán thêm câu "Happy new year" trong những ngày Tết dương lịch; "Mừng xuân, mừng Đảng" và cờ tổ quốc lên ngực, sau lưng. Ông Phương nói: "Lúc đầu chỉ có 2 bộ màu đỏ, nhưng người ta thấy mặc hoài nói tôi ở... dơ, nên may thêm bộ màu vàng và xanh. Mặc như thế để người mua vé số của tôi... gặp nhiều may mắn".
Bộ trang phục của "dị nhân" đúng là... kỳ lạ.
Trên bộ đồ màu xanh, trước ngực ông thêu chữ Hoa, phía sau dịch ra là "Tài sắc kiên thu/bất lao như hoạt" (khỏi cần làm cũng có ăn), nghe thật hài hước. Trước bụng ông may thêm chiếc túi để bỏ vé số và tiền. Chiếc mũ lá được uốn gọn, gắn con rắn giả hàm ý năm Qúy Tỵ đem lại may mắn. Đôi giày, tất, chai nước cũng một màu, mái tóc giả được nhuộm theo trang phục. Chiếc kính vui vẻ mà ông Phương thường đeo được mua ở cửa hàng bán đồ cho giới... teen. "Khi đeo kính có gắn cái mũi to khiến người ta bật cười sảng khoái. Nếu không có kính, nhìn cái mặt mình bình thường, chẳng có gì đặc biệt để gây ấn tượng cả", ông tươi cười nói.
Ông Phương cho biết, mỗi dịp lễ, Tết hay những ngày kỷ niệm như ngày thành lập đảng 3/2 thì ông mặc bộ màu đỏ có dán câu "3/2/1930 - 3/2/2013. 83 năm ngày thành lập đảng"; ngày 30/4 thì có câu "30/4/1975. Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam", sau lưng thì dán câu "Không có gì quý hơn độc lập tự do" rồi ông chạy ra bán vé số và xem đua xe ở dinh Thống Nhất, người ta mua và hỏi rất nhiều. Còn những ngày lễ khác thì ông mặc màu hồng, như ngày Vanlentine 14/2 thì dán câu "14/2 - Ngày lễ tình yêu", nhiều cặp đôi "hăng hái" mua vé số ủng hộ ông...
Chiếc xe đạp - phương tiện đi bán vé số của ông Phương - cũng rất màu mè.
"Thần tài" cũng hay mang theo cây quạt để pha trò.
Khi chúng tôi hỏi tại sao phải mặc trang phục lạ thế này đi bán vé số, ông Phương chia sẻ: "Việt Nam không giống như nước ngoài, mình còn ít người mặc những trang phục lạ đời để kiếm sống ở đường phố. Đây là cách thu hút khách hàng tốt nhất, vừa đem lại niềm vui, tiếng cười và may mắn cho mọi người. Mọi người vui tôi cũng vui theo".
"Thần tài" cho biết ông chọn cách bán vé số kiểu này được hơn một năm. "Vợ con tôi cũng thông cảm cho cách bán vé số kỳ lạ này. Tôi còn sức thì có thể tự nuôi sống bản thân được. Mặc như thế cũng không ảnh hưởng đến ai, không vi phạm pháp luật, mỗi người có mỗi cách làm. Ai cũng cười vì thấy lạ nên mình... cũng cười theo. Hàng ngày cuộc sống vui vẻ, đem lại niềm vui cho thiên hạ là sướng rồi. Ban đầu ăn mặc thế này đi bán vé số cũng... mắc cở lắm, nhưng riết rồi quen", ông Phương cười chia sẻ.
Mỗi ngày đi bán vé số ông kiếm được từ 250.000 - 300.000 đồng.
Ngồi nói chuyện với chúng tôi, ông Phương kể nhiều câu chuyện vui buồn trong thời gian mới vào nghề. Ban đầu ông in số điện thoại di động sau lưng để ai cần gì thì gọi. Có hôm gần 12h trưa, một người đàn ông gọi nói: "Ê thần tài, đưa 10 tờ vé số tới địa chỉ..., bao nhiêu tiền cứ tính". Ông nói đã hết vé, anh ta bảo kiếm đâu đó 10 tờ rồi mang tới. "Khi tôi lấy 10 tờ, gọi điện hỏi địa chỉ để đưa tới thì anh ta bảo đi làm rồi, "Thần tài" thông cảm nha! Nhiều lần như vậy, nên tôi rắp tâm "chơi" lại. Có lần khi họ gọi điện đòi mua vé số, tôi bảo bảo cứ ngồi chờ đó đi, đang ăn sáng, sau đó tôi đi bán nơi khác. Chắc họ cũng "ớn" tôi rồi nên không gọi quấy rầy nữa", ông vừa cười vừa kể.
Có người còn ăn trộm vé số của ông bằng cách cầm xấp vé số rồi nói ông quay lưng lại cho xem số điện thoại. Không chút nghi ngờ, ông làm theo thì người này lấy 50 tờ vé số nhét vào túi rồi nói bán bán cho 2 tờ. Một lúc sau ông phát hiện thì kẻ gian đã chạy mất. Sau nhiều cú lừa, ông không in số điện thoại trên lưng áo nữa.
Ai cũng cười sảng khoái khi nói chuyện với ông.
"Cũng có nhiều người phát ngôn ác ý khi thấy tôi ăn mặc thế này, họ nói "Thằng này khùng". Nói vậy là lạc hậu, là... khùng. Cần phải nhìn xa ra thế giới để thấy đây là nghệ thuật, là... kỳ nhân", ông nói. Mỗi ngày ông kiếm được 250.000 - 300.000 đồng, nhưng tiền ăn uống cũng đã hết 130.000 - 150.000 đồng. "Giá cả đắt đỏ quá!", ông lắc đầu nói. Ông có 2 cô con gái tốt nghiệp đại học, đã lấy chồng và sinh con. Ông không muốn nhờ vả ai hết nên mới đi bán vé số kiếm sống.
Anh Trần Xuân Bắc, khách uống cà phê ở đường Bàu Cát, Q.Tân Bình, vui vẻ khi nói về "Thần tài vé số". "Thỉnh thoảng gặp ông ấy, tôi và mấy người bạn hay mua vé số. Lần đầu chúng tôi cũng nghĩ ông khùng khùng nhưng khi tiếp xúc thấy khác hẳn, ông vui vẻ, hóm hỉnh. Tôi nghĩ đây là cách kiếm sống đặc biệt hay".
Theo xahoi
"Dị nhân" tóc búi hình rồng, rắn bất ngờ ghé thăm hội Lim Trước ngày khai hội, một "dị nhân tóc rồng" đã bất ngờ xuất hiện ngay trung tâm lễ hội, khiến hàng ngàn du khách thập phương tò mò. Mặc dù tuổi đã ngoài 70, nhưng trong cụ Long vẫn rất khỏe khoắn, cụ có vẻ bề ngoài khiến nhiều người liên tưởng đến "ông bụt, ông tiên" trong truyền thuyết Trước thời điểm...