Bí ẩn giếng nước thần trên đỉnh núi

Theo dõi VGT trên

Giếng nước án ngữ trên một khu rừng thông ở độ cao hàng trăm mét nơi giáp ranh giữa ba xã liền kề nhau. Chỉ sâu khoảng 1m, nhưng điều kỳ lạ là nước của giếng không bao giờ cạn, quanh năm trong vắt. Từ lâu, người dân trong vùng đã xem đây như một báu vật, đồng thời truyền tai nhau không ít câu chuyện nhuốm màu huyền thoại.

Truyền thuyết về giếng Ông Cụt

Gợi hỏi chuyện “giếng thần”, ông Nguyễn Đông Thành (62 tuổ.i), nguyên là chủ tịch xã Quỳnh Mỹ, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An những năm 1988-1993, kể cho chúng tôi nghe sự tích bấy lâu nay vẫn lưu truyền trong dân gian.

Chuyện kể rằng ngày xưa ở làng Phú Mỹ (xã Quỳnh Hoa, huyện Quỳnh Lưu ngày nay) có vợ chồng một người nông dân họ Nhữ sinh ra một cái bọc, trong bọc là một đôi rắn. Người chồng rất buồn nhưng người vợ khuyên rằng trời cho con nào thì nuôi con đó, nên giữ lại.

Bí ẩn giếng nước thần trên đỉnh núi - Hình 1

Ông Nguyễn Đông Thành – Nguyên là chủ tịch xã Quỳnh Mỹ (bên phải)
kể chuyện về giếng Ông Cụt cho phóng viên

Hai con rắn lớn rất nhanh và thường xuyên đi theo người bố. Một lần sau cơn mưa, người chồng đi đắp bờ giữ nước, hai con rắn cũng đi theo. Chúng tinh nghịch lấy đuôi dùi thủng bờ để nước ruộng trên chảy xuống ruộng dưới, lấy thế làm thích thú. Thấy nước rò, người bố liền lấy xẻng xăm bờ lại. Chúng lại dùi, người bố lại xăm mà không hay biết. Một lần vô tình, lưỡi xẻng của người bố đã chặt đứt đuôi một con rắn.

Giận bố, hai con rắn cho là người bố cố ý hại con nên rủ nhau về phục trên cổng ngõ bằng tre chờ người bố về để mổ cho chế.t. Người bố biết liền xin rằng: “vì bố mải đắp bờ giữ nước nên vô tình làm con bị thương. Xin hai con hãy tha cho bố”. Hai con rắn liền bỏ đi.

Sau này con rắn đứt đuôi được dân làng gọi là Ông Cụt, còn con rắn còn đuôi gọi là Ông Dài. Ông Cụt bị mất đuôi ra nhiều má.u nên rất khát nước. Khi đi qua vùng này phát hiện thấy mạch nước liền ủi cho nước trào lên để uống và dưỡng thương nhiều ngày nên vũng nước sau có tên là giếng Ông Cụt.

Sau này, có người đi rừng tìm được giếng, thấy nước trong, ngọt lạ thường đã mách cho nhiều người khác. Kể từ đó, giếng nước trở thành tài sản quý cho những người đi rừng, nhất là trong những ngày hè nóng nực. Trải qua thăng trầm, giếng Ông Cụt trở thành chỗ… trâu bò thả trên rừng tìm đến uống nước, tắm mát. Hiểu được tầm quan trọng của giếng, năm 1993 sau khi có Nghị định giao đất giao rừng, những hộ dân ở xóm 11, Quỳnh Mỹ liền góp tiề.n mua xi măng, chở cát đá lên xây thành để bảo vệ giếng.

Những câu chuyện kỳ bí, linh thiêng

Đán.h vật với con đường rừng dốc thăm thẳm, ngoằn ngoèo, băng qua mấy dãy rừng thông, cuối cùng sau gần nửa buổi tôi cũng tìm được giếng Ông Cụt, với sự giúp đỡ của ông là Lê Văn Sơn, một ông lão đi hái củi người xã Quỳnh Mỹ. Giếng có đường kính chừng hơn 1 mét, sâu chưa đầy 1 mét, phía trên mặt đất là một thành giếng xây bằng đá, dưới đáy là đá màu xanh trắng xen lẫn. Thành giếng chỉ cao khoảng 30 cm, có một bệ bê tông hình vuông làm chỗ để mọi người thắp hương.

Video đang HOT

Bí ẩn giếng nước thần trên đỉnh núi - Hình 2

Cận cảnh giếng Ông Cụt

Điều lạ là nước ở giếng này lại ngang bằng so với mặt đất và trong vắt một cách khó tin, nhìn thẳng xuống giếng lại có cảm giác như giếng này rất sâu vì mặt nước in hình bóng của rừng thông phía bên như một “bức tranh thủy mặc”. Ông Sơn kể: “Thấy lạ vì giếng nông mà nước không bao giờ cạn nên một tốp 5-7 người rủ nhau thử đem mỗi người một cái gầu múc nước múc liên tục xem có cạn được nước giếng hay không. Nhưng kết quả là múc bao nhiêu nước giếng cũng vẫn giữ nguyên mức đó”.

Càng tìm hiểu, tôi lại càng thấy nhiều điều bí ẩn. Địa điểm nơi giếng đóng là một bãi đất trống, nếu đứng đó có thể nhìn thấy được bao la bốn bề dân cư dưới chân núi. Ông Sơn cho biết, cách cái giếng này không xa phía dưới có một con suối, đến mùa khô thì cạn nhưng riêng mực nước ở giếng này lúc nào cũng giữ nguyên dù có hạn hán. Những lúc đó hàng trăm hộ dân ở vùng quê Quỳnh Lưu lại tìm đến giếng thần để lấy nước về sinh hoạt.

Không chỉ người dân ở xã Quỳnh Mỹ mà bà con ở nhiều xã khác ở huyện Quỳnh Lưu từ lâu cũng có thể kể vanh vách về những câu chuyện linh thiêng quanh giếng Ông Cụt: cứ vào ngày giỗ mẹ của Ông Cụt và Ông Dài ngày 20/4 (âm lịch) hàng năm thì Ông Cụt và Ông Dài thường về báo hiệu cho dân làng bằng những trận “cuồng phong”.

Theo như các cụ cao niên tại xã Quỳnh Mỹ kể lại thì trận gió lốc này vào trung tuần tháng 4 âm lịch hàng năm đều có, và xê dịch trong vòng 10 ngày trước hoặc sau ngày 20/4. Biết được điều này mà vào những ngày sắp đến giỗ mẹ Ông Cụt và Ông Dài thì tại giếng Ông Cụt thường đông nghịt người làng người xã và những vùng lân cận tìm đến thắp hương.

Ông Nguyễn Đông Thành vẫn nhớ như in câu chuyện xảy ra cách đây đúng 30 năm về trước. “Nhớ năm 1982, đúng chiều 20/4 âm lịch, trời đang trong xanh nắng chói chang thì bỗng nhiên mây đen kéo về, rồi một lát sau một trận gió lốc nổi lên. Khi đó gió mạnh đã làm nhà xử án tại tòa án huyện Quỳnh Lưu sập ngói…”, ông Thành kể, “Gần đây nhiều người còn đồn rằng nước giếng còn chữa được bệnh. Cái đó thì chưa ai kiểm chứng nên không dám khẳng định, nhưng giếng nước vẫn được coi là báu vật của người dân, thậm chí còn là cứu tinh của người dân trong những ngày hạn hán”.

Theo 24h

Người thầy yếu chân trên đỉnh núi gió

Họ thơm thảo như cỏ cây đại ngàn, thanh sạch như suối khe chốn cao sơn. Những việc làm của họ là tận cùng của dâng hiến, hi sinh trên miền biên viễn Cao Bằng còn nhiều gian khó.

Con đường đất trong cơn mưa phùn gió bấc đầu mùa bỗng trơn như đổ mỡ. Từ quốc lộ lên đến điểm trường Nà Đuốn (tiếng Nùng gọi là xóm Ruộng ở Hồng Trị, Bảo Lạc, Cao Bằng) cứ vòi vọi núi, hun hút mây.

Chỉ vì 2 chữ "yêu trẻ"

Chân dầm dề trong bùn, tay lọc cọc chống gậy, tôi vượt qua 6km đường núi. Khi đến được điểm trường có thầy nuôi dạy trẻ đầu tiên của tỉnh Cao Bằng tôi đã ở trong tình trạng gần như là kiệt sức. 6km đèo dốc ấy đối với người bình thường còn khó huống chi với Nông Văn Chuyên - thầy giáo người Tày có một chân bị teo nhỏ.

Trước đây chưa có đường xe máy bò lên Nà Đuốn, mấy năm ròng thầy Chuyên (quê thầy Chuyên ở thị trấn Bảo Lạc, huyện Bảo Lạc - PV) phải tập tễnh cuốc bộ lên lớp. Giờ tiếng là có đường rồi nhưng vẫn chỉ là đất sỏi, hễ trời đổ mưa, xe máy không thể lội vào được, phải gửi ở phân trường dưới sát đường quốc lộ rồi cuốc bộ ngược lê.n đỉn.h núi, qua ba con suối, hàng chục cái dốc, cái khe.

Người thầy yếu chân trên đỉnh núi gió - Hình 1

Người thầy yếu chân trên đỉnh núi gió - Hình 2

Lớp học trên đỉnh núi

Đường trơn, chân lại yếu nên thỉnh thoảng thầy bị ngã ngập trong bùn. Ngã thì xuống suối gột qua rồi lại bước tiếp cho kịp giờ lên lớp. Trên núi cao, lắm khi mưa phùn gió bấc bất chợt, không kịp về nhà lấy áo ấm, rét đến nỗi phải mặc cả quần mưa lên lớp mà môi thầy vẫn cầm cập run. Thế nhưng mỗi khi nhìn thấy những ánh mắt đen láy như hột nhãn, những đôi môi chúm chím như nụ hồng, những cái má no tròn đỏ lựng tựa bồ quân của đám trẻ ở Nà Đuốn, lòng thầy như ấm lại.

Mồ côi cha từ khi còn nhỏ, năm lên 4 tuổ.i, thầy Chuyên bị một cơn sốt ác tính quật ngã khiến teo cả chân trái. Nhà ở thị trấn, học hành cũng thuộc diện giỏi giang, khi hết cấp ba, thầy Chuyên dự thi vào trường Cao đẳng Sư phạm Cao Bằng khoa Giáo dục mầm non trong sự ngỡ ngàng của bạn bè, người thân. Thầy là na.m sin.h viên đầu tiên của khoa Giáo dục mầm non trong lịch sử trường này. Là con trai nhưng thầy Chuyên cũng đóng kịch thành thạo, cũng xúng xính quần áo múa dẻo, hát hay như ai. Giải thích về điều này, thầy chỉ cười nhỏ nhẻ bảo nguyên do: "Yêu trẻ".

Học xong bắt đầu đi dạy năm 2007, thầy Chuyên được phân về điểm trường vùng cao Nà Đuốn khi ở đây còn là nền đất, ván che nửa lớp còn lại quây bằng vách nứa. Đã thế mái bờ lô thấp tè, hè nắng nung, đông phải đốt củi sưởi. Phòng nghỉ giáo viên không có, hàng ngày thầy mang cặp lồng cơm đi theo.

Không điện đã đành lại còn thêm không nước vì trường ở ngay trên đỉnh núi không vòi nào chảy ngược lên, bể nước chưa xây toàn phải tay người xách từng can, từng lít. Lớp học có chậu, có xô nhưng không có nước rửa mặt, rửa chân đã đành còn không có nước uống cho các cháu, khát chúng phải tự chạy đi xin ở những nhà dân dưới con dốc.

Nà Đuốn ở trên cao, quanh năm chỉ có gió ù ù thổi. Gió thốc tháo nền đất bụi bay lầm trường. Gió hắt mưa vào lớp, nền đất bỗng thành vũng lầy, chỗ khô cho con, chỗ ướt thầy đứng. Những buổi mưa gió, ra vào cái bậu cửa cao thầy vẫn phải cẩn thận bế trẻ qua cho khỏi ngã. Cày cục mãi thầy Chuyên mới xin chủ tịch xã được hai bao xi măng rồi huy động dân lấy sỏi đá góp vào tự láng nền cho khỏi bẩn. Thoát khỏi cảnh nền đất nhưng lớp học vẫn mái bờ lô, vẫn nửa tường quây ván nửa quây phên như thủa nào thầy mới lên Nà Đuốn.

Lên dạy điểm trường nghĩa là thành con em của vùng đó. Từ ngôn ngữ, phong tục đến ma chay, nhà mới, cưới xin, họp xóm, tất tật cũng mời thầy. Có bó rau tươi, củ măng mới lấy phụ huynh không quản đường xa đến cho. Biết thầy thích nuôi chim, có những em mang cả ổ chào mào, chích chòe non đến tặng.

Học trò lả đi vì đói

Trái với hình dung của tôi về lớp mẫu giáo, ở Nà Đuốn chẳng có bữa ăn cũng không có chỗ ngủ. Một tuần học 8 buổi trong đó có những ngày 2 buổi, học sinh phải mang theo hai cái nắm bằng lá chuối, cái để cơm, cái để rau, đậu. Số có thìa mang theo thì ăn thìa, số nào không có hoặc đán.h rơi dọc đường phải ăn bốc.

Người thầy yếu chân trên đỉnh núi gió - Hình 3

Thầy Chuyên đang dạy múa hát

Những khi học cả ngày không có chỗ ngủ trưa vì chẳng chăn cũng chẳng chiếu, thầy ngồi, trò ngồi. Sang buổi chiều nhiều trẻ ngủ gật, thầy cũng gật gù theo. Lớp học có 25 em nhưng thấp bé tựa cái bếp, trong đó kê hai cái bàn, ít ghế nhựa, ghế sắt. Toàn bộ đồ chơi chỉ lèo tèo gói gọn trong ba cái túi bóng gồm các hình hoa quả, hình thú, đồ chơi khi bóp phát ra tiếng kêu chúp chíp. Rẻ tiề.n và nghèo nàn nhưng chúng vẫn thực sự là thiên đường đến với những đứ.a tr.ẻ người Nùng ở vùng cao này.

Thầy Chuyên kể, có ngày học một buổi nên học sinh không mang cơm. Ngồi trong lớp thấy Mã Văn Lâm cứ lả người đi tưởng ốm, thầy hoảng quá hỏi: "Con sao thế?". Nó chỉ bảo mỗi câu: "Giạc muỗi" (Đói cơm) rồi chực gục. Thầy vội giục người đi xin cơm cứu đói cho trò...

Thầy Chuyên bắt nhịp hát: "Chim bay, cò bay (làm động tác vẫy vẫy tay như bay) vịt có bay không nào?". Các em xua tay: "Không bay, không bay, vịt chỉ lội dưới ao". Thầy lại tiếp: "Chuồn chuồn bay, bướm bay, trâu có bay không nào?". Các em xua tay: "Không bay, không bay".

Thầy chuyển sang bài: "Cháu lên ba, cháu đi mẫu giáo. Cô thương cháu vì cháu không khóc nhè. Không khóc nhè để mẹ trồng cây trái. Ba vào nhà máy ông bà vui cấy cày. Là lá la la...". Tiếng cười, tiếng hát chộn rộn. Những tiếng hát còn ngọng nghịu, méo xệch nhưng những tiếng cười lại rất tròn, giòn tan.

Ngoài kia gió vẫn đang ù ù thổi. Thoảng trong gió tiếng con chim cu rúc, tiếng con gà rừng gáy le te... Thầy Chuyên bảo tôi: "Trẻ con miền núi rất thèm đồ ngọt, chẳng mấy khi biết mặt cái bánh, viên kẹo nó tròn méo ra sao. Mấy dịp trung thu, họa hoằn có năm được 2 cái bánh nướng, chia cho hơn 20 em, đứa nào ăn xong cũng nhìn đứa khác chực xin".

Người thầy yếu chân trên đỉnh núi gió - Hình 4

Có những đứ.a tr.ẻ chân đất nhưng nhìn rất đáng yêu

Thương quá, thầy thỉnh thoảng vẫn bỏ tiề.n túi ra mua kẹo cho chúng. Được cái các cháu tình cảm và thật thà. Nhà có con chó, con mèo đẻ cũng kể. Nhà bố mẹ đi Trung Quốc làm thuê cũng tỉ tê với thầy... Khai giảng, tổng kết, phụ huynh các xóm mang gạo, rượu, gà ra liên hoan. Là con trai nhưng thầy Chuyên cũng xắn tay luộc gà, om vịt, xào xào nấu nấu cùng các cô, vui lắm.

Mấy năm trước, thầy Chuyên được chuyển về trường mầm non sát nhà, cơ sở vật chất khá bằng năm bằng mười trường cũ. Tiện thì tiện thật đấy nhưng nhớ quá chừng những đứa học trò nhỏ cheo leo trên đỉnh núi, nhớ quá chừng tấm lòng người Nùng nghèo khó vẫn ăn ở như bát nước đầy thầy lại xin lên Nà Đuốn.

Hỏi có ước mơ gì cho bản thân, thầy Chuyên cười chẳng nói dù tôi biết người thầy mới 28 tuổ.i này có vợ dạy mẫu giáo và một đứa con 2 tuổ.i đang bập bẹ nói cười. Hỏi có ân hận khi làm giáo viên ở vùng cao, thầy Chuyên bảo nhiều điểm trường đường xá còn khó hơn, nước còn phải đi mua chứ khổ thế này chưa thấm. Chỉ có điều ước chung cho các con, là thầy Chuyên vồn vã nhắn gửi: "Em ước mơ có được lớp học bằng nhà xây, có phòng chờ cho giáo viên, có đủ đồ chơi cho con trẻ".

Theo dân việt

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Tạm ngưng giảng dạy cô giáo xin phụ huynh ủng hộ tiề.n mua máy tính cá nhân
21:00:28 28/09/2024
Lễ tang Phó Giáo sư Đặng Bích Hà - Phu nhân Đại tướng Võ Nguyên Giáp
21:04:03 28/09/2024
Bà Nguyễn Phương Hằng xuất hiện, ủng hộ 10 tỷ đồng giúp đỡ đồng bào lũ lụt
20:10:46 29/09/2024
Cô giáo xin phụ huynh ủng hộ tiề.n mua máy tính cá nhân: "Tôi đã sai"
18:25:19 28/09/2024
Phu nhân Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã sống một cuộc đời thanh bạch, cao đẹp
07:46:25 29/09/2024
Lũ quét, sạt lở đất tại Hà Giang khiến 5 người chế.t và mất tích
18:08:30 29/09/2024
Vàng nhẫn "cháy hàng" khi giá lập kỷ lục, mua thêm 1 chỉ phải chờ cả tiếng
17:41:30 28/09/2024
Sạt lở ở Hà Giang: Tạm dừng tìm kiếm các nạ.n nhâ.n mất tích
07:04:15 30/09/2024

Tin đang nóng

Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai cũng mắc sai lầm giống Anh Trai Say Hi, giới thiệu thiếu 1 nghệ sĩ tại concert?
07:56:08 30/09/2024
Vụ cô giáo "dỗi" vì không được ủng hộ laptop: Nhiều phụ huynh tạm dừng cho con đến lớp
07:16:37 30/09/2024
Nóng: Nữ diễn viên "The Glory" qua đời vì nhồi má.u não
09:33:40 30/09/2024
Gia thế của Bò Chảnh - bạn gái thiếu gia Xemesis gây tò mò
06:52:38 30/09/2024
Sao Việt 30/9: Lệ Quyên bức xúc hỏi anti-fan 'não ở đâu?'
08:05:04 30/09/2024
Mỹ nhân showbiz là tiểu thư nhà giàu, có bố đại gia kinh doanh: Tuổ.i 27 sở hữu căn hộ 84 tỷ đồng, BST túi Hermes, Chanel
07:02:07 30/09/2024
Xoài Non tung ản.h nón.g hừng hực, thứ muốn khoe lại nằm ở cổ tay nhắm thẳng vào Gil Lê
11:11:29 30/09/2024
1 Anh Trai gặp chấn thương chả.y má.u ngay giữa concert
06:53:14 30/09/2024

Tin mới nhất

Bão Krathon mạnh cấp 15, sẽ đi vào Biển Đông?

13:33:26 30/09/2024
Trong 24 giờ tới, bão Krathon khả năng sẽ lướt qua bắc Biển Đông với cấp gió 15, giật cấp 17 rồi di chuyển hướng tây tây bắc hướng về phía nam đảo Đài Loan.

Rãnh áp thấp nối với bão Krathon gây mưa giông trên Biển Đông, sóng cao tới 6m

10:50:57 30/09/2024
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hiện nay (30/9) có rãnh áp thấp có trục ở khoảng 19-22 độ vĩ Bắc nối với cơn bão Krathon lúc 7h có vị trí ở vào khoảng 20,2 độ Vĩ Bắc, 122,1 độ Kinh Đông.

Cẩu xe khách và nhiều ô tô khỏi hiện trường vụ sạt lở ở Hà Giang

10:37:35 30/09/2024
Lực lượng chức năng đã huy động cần cẩu cỡ lớn để đưa xe khách và nhiều ô tô, xe máy ra khỏi hiện trường vụ sạt lở tại xã Việt Vinh, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang.

Tài xế xe khách ở Hà Giang kể phút bất lực khi nhìn quả đồi 'đán.h úp'

10:21:38 30/09/2024
Anh Vũ Minh Hoàng (42 tuổ.i, tài xế xe khách Thanh Bằng) cho biết, lúc xảy ra sạt lở, mọi việc diễn ra quá nhanh, cả xe hoàn toàn bất lực.

Chị gái nạ.n nhâ.n vụ sạt lở: 'Em tôi mất tích khi đang giúp dân sơ tán đồ'

10:04:09 30/09/2024
Chị Phạm Thị Hiển (xã Việt Vinh, huyện Bắc Quang, Hà Giang) cho biết, em trai chị đã mất tích trong vụ sạt lở khi đang giúp dân sơ tán đồ đạc.

Người Việt tại Anh chia sẻ mất mát với đồng bào chịu thiệt hại do bão số 3

10:01:53 30/09/2024
Các hội đoàn khác cũng nhanh chóng trao tặng số tiề.n quyên góp với mong muốn hỗ trợ kịp thời tới những người bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi bão Yagi.

Hà Nội: Cháy lớn tại nhà xưởng sản xuất trong đêm, xuất hiện nhiều tiếng nổ

08:00:16 30/09/2024
Lực lượng chức năng huyện Hoài Đức (Hà Nội), đang làm rõ nguyên nhân vụ cháy nhà xưởng sản xuất tại xã Di Trạch vào đêm nay.

Những đêm thức trắng sợ vỡ đê của người dân trên cồn giữa sông Mekong

07:52:39 30/09/2024
Hơn 10 ngày kể từ đợt vỡ đê mới nhất, ông Nguyễn Văn Hiếu (57 tuổ.i, ngụ cồn Phú Đa, xã Vĩnh Bình, huyện Chợ Lách, Bến Tre) đã hết bàng hoàng, nhưng vẫn chưa khắc phục xong hậu quả.

6h sáng nay cầu phao Phong Châu bắt đầu hoạt động

07:17:40 30/09/2024
Theo phương án tổ chức giao thông của Sở GTVT tỉnh Phú Thọ, người, xe thô sơ, mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), ô tô con và xe bán tải được phép lưu thông qua cầu phao Phong Châu.

Điều tra trách nhiệm vụ sập sân khấu thi Miss Cosmo 2024

06:50:47 30/09/2024
Ngày 29/9, Công an quận 11 phối hợp với Sở Xây dựng TPHCM điều tra trách nhiệm các đơn vị liên quan vụ sập sân khấu cuộc thi Miss Cosmo 2024.

Người thoát chế.t sạt lở Hà Giang: "Vừa nghe hô hoán, đất đã ào ào đổ xuống"

06:48:03 30/09/2024
Khi đất đá từ trên cao sập xuống sáng 29/9 ở Việt Vinh (Bắc Quang, Hà Giang), nhiều người dân và lái xe thoát chế.t trong tích tắc.

Xuất hiện vết nứt dài trên núi Pù Mèo, khẩn cấp di dời nhiều hộ dân

06:24:30 30/09/2024
Một vết nứt lớn bỗng xuất hiện trên núi ở xã Nậm Giải, huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An. Chính quyền phải di dời các hộ dân trong khu vực nguy hiểm đến nơi an toàn.

Có thể bạn quan tâm

Các game thủ quá đoàn kết, NPH hoảng sợ, buộc phải quay xe sau vài ngày, từ bỏ "yêu sách"

Mọt game

13:49:00 30/09/2024
Vài ngày trước, Sony đã khiến các game thủ Helldivers 2 thật sự rúng động khi đăng một dòng thông báo, yêu cầu tất cả phải liên kết tài khoản Steam của họ với PlayStation Network nếu như muốn tiếp tục trải nghiệm bom tấn này.

Nữ đạo chích chuyên lừa đàn ông 'qua đêm' để trộm cắp

Pháp luật

13:35:57 30/09/2024
Giang gây ra liên tiếp 2 vụ lừa đàn ông qua đêm để trộm cắp tài sản, lợi dụng nuôi con nhỏ được hoãn đi tù để bỏ trốn, bị truy nã.

8 công thức nước ép và sinh tố làm đẹp da, tốt cho sức khỏe

Làm đẹp

13:27:39 30/09/2024
Chất chống oxy hóa trong cần tây giúp tăng cường hàng rào bảo vệ da trước tác động tiêu cực của môi trường, nhờ đó làm chậm lão hóa.

Hàn Quốc chuẩn bị đối phó bão Krathon

Thế giới

13:23:22 30/09/2024
Theo Cơ quan dự báo khí tượng Hàn Quốc, bão Krathon sẽ ảnh hưởng đến đảo Jeu và khu vực ở phía Nam và tỉnh Gangwon ở phía Đông.

Hình ảnh cuối cùng của nữ diễn viên "The Glory" trước khi đột ngột qua đời vì nhồi má.u não

Sao châu á

12:59:27 30/09/2024
Tháng 5 vừa qua, nữ diễn viên tươi tắn, khỏe mạnh xuất hiện trước công chúng khi tham dự buổi chiếu VIP bộ phim Xứ sở thần tiên.

Châu Bùi khoe eo thon, Baifern hở lưng trần gợi cảm tại Pháp

Phong cách sao

12:52:16 30/09/2024
Tham dự Tuần lễ thời trang Paris, dàn sao nổi tiếng xuất hiện trong những bộ đồ đơn giản nhưng vẫn gây ấn tượng.

Sao nam đóng Chúng ta của 8 năm sau lần đầu nói về tang sự, chỉ một câu mà gây nhói lòng

Sao việt

12:49:14 30/09/2024
B Trần thú nhận anh là mẫu người đàn ông của gia đình. Bản thân B Trần đã bỏ các cuộc vui từ lâu để dành thời gian cho gia đình.

Doãn Hải My vi vu Hàn Quốc cùng Đoàn Văn Hậu, nhan sắc thế nào mà dân tình cứ ngỡ "gái chưa chồng"

Netizen

12:43:55 30/09/2024
Vợ chồng cầu thủ Đoàn Văn Hậu - Doãn Hải My vừa khoe ảnh check in tại tháp Namsan (Hàn Quốc). Đáng chú ý nhan sắc của nàng WAG Hải My lập tức nhận mưa lời khen từ dân mạng.

Lisa lại b.ị t.ố hát nhép

Nhạc quốc tế

12:43:19 30/09/2024
Nhiều phân đoạn cũng được cho là cô hát nhép lộ liễu khi không kịp đưa mic lên miệng hoặc bỏ luôn câu hát mà chỉ tập trung vào vũ đạo, trình diễn trên sân khấu.

Khởi đầu tuần mới tinh khôi, ấn tượng chỉ với hai tông màu trắng đen

Thời trang

12:27:56 30/09/2024
Để khởi đầu tuần mới, tháng mới theo cách thật tinh khôi và ấn tượng, bạn chỉ cần sử dụng váy áo mang tông màu trắng đen theo những cách sáng tạo dưới đây.

Ăn cá thường xuyên có thể bảo vệ chống lại chứng mất trí nhớ, bệnh Alzheimer

Sức khỏe

12:21:15 30/09/2024
Hơn nữa, việc ăn cá thường xuyên đã được chứng minh là hỗ trợ chức năng não nói chung và có thể làm giảm nguy cơ mắc các bệnh thoái hóa thần kinh.