Bí ẩn giếng nước sâu gần 1.400 m nguy hiểm nhất thế giới
Khu vực tự nhiên giếng Jacob thuộc một công viên ở ngoại ô Austin, Texas, với hệ thống nước nằm sâu 1.372 m dưới lòng đất; đã có gần chục thợ lặn bỏ mạng khi cố gắng khám phá những bí ẩn bên trong nó.
Nơi đây trở thành một trong những địa điểm lặn hấp dẫn và nguy hiểm nhất thế giới.
Giếng Jacob là một con suối nằm ở miền Trung Texas, ngay bên ngoài thị trấn Wimberley
Thoạt nhìn, giếng Jacob là một chiếc hố sâu, tràn đầy nước , với đường kính miệng 4 m và dòng nước trong vắt, đây là nơi các thanh thiếu niên địa phương hay tụ tập để bơi lội trong mùa hè nóng bức
Giếng Jacob được phát hiện từ đầu thế kỷ 20. Tuy nhiên, phải đến năm 2000, những người thám hiểm hang động chuyên nghiệp, với thiết bị lặn thích hợp mới bắt đầu khám phá hang động
Video đang HOT
Năm 2007, một bản đồ toàn bộ mạng lưới hang động bên dưới giếng được xác lập. Giếng sâu tới 1.372 m dưới lòng đất, có một nhánh khác có độ dài 457 m
Đây được xem là một trong những hệ thống hang động sâu nhất, rộng nhất tại Texas
Thế giới ngầm bên dưới giếng Jacob đã hấp dẫn hàng loạt thợ lặn bất chấp nguy hiểm để khám phá
Kể từ năm 1980 đến nay, đã có 8 thợ lặn bỏ mạng tại lòng giếng
Mặc dù vậy, với nhiệt độ nước và tầm nhìn lý tưởng, độ sâu và hệ thống hang động rộng lớn, giếng Jacob trở thành điểm thu hút lặn nổi tiếng.
Chùa cổ tọa lạc trên đỉnh núi 2.500 mét ở Trung Quốc, được ví như tiên cảnh hạ giới
Trung Quốc tồn tại ngôi chùa cổ trên đỉnh núi cao 2.500 m, xung quanh mây mù giăng lối và sương khói bao phủ tựa như chốn tiên cảnh nơi hạ giới.
Cách đây vài trăm năm, trước khi con người có được sự trợ giúp của máy móc hạng nặng, người xưa đã có thể xây dựng được ngôi chùa trên đỉnh núi Phạn Tịnh cao 2.493 m, cũng là đỉnh cao nhất của dãy Vũ Lăng Sơn nổi tiếng ở Trung Quốc.
Theo nhiều ghi chép, ngôi chùa được xây dựng trong triều đại nhà Minh (1368 - 1644). Chùa gồm hai điện thờ chính, một bên thờ phật Thích Ca Mâu Ni được đặt tên Thích Ca Mâu Ni Điện, một bên thờ phật Di Lặc nên được đặt là Di Lặc Điện.
Hai điện thờ được nối liền với nhau bằng một cây cầu đá. Với công nghệ thô sơ ở thời phong kiến cổ đại, việc tại sao người ta có thể vác các khối đá lớn cũng nhiều vật liệu xây dựng nặng khác lên đỉnh núi cao gần 2.500 m với nhiều đoạn dốc gần như thẳng đứng, vẫn còn là bí ẩn.
Trải qua hơn 500 năm, ngôi chùa trên đỉnh Phạn Tịnh đã được trùng tu và gia cố nhiều lần để chống lại hiện tượng phong hóa cũng môi trường khắc nghiệt trên cao. Tuy nhiên, chùa vẫn được giữ nguyên được bản thể kiến trúc ban đầu.
Ngày nay, ngôi chùa trở thành một biểu tượng quan trọng của văn hóa Phật giáo Trung Quốc, thu hút các tín đồ và khách du lịch từ khắp nơi trên thế giới đến chiêm bái.
Đường đi lên núi rất khó khăn và trắc trở. Du khách chỉ có thể leo bộ qua hơn 8.000 bậc thang đá nhân tạo.
Có những đoạn đường vô cùng gập ghềnh, hiểm trở và phải mất khoảng hơn 4 giờ đồng hồ để leo lên đến đỉnh.
Núi Phạn Tịnh sở hữu hệ sinh vật đa dạng, là môi trường sống của hơn 2.000 loài thực vật đặc hữu và hàng trăm động vật quý hiếm, do đó ngọn núi này đã được chính phủ Trung Quốc quy hoạch thành khu bảo tồn thiên nhiên của tỉnh Quý Châu và được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới vào năm 2018.
Để bảo tồn hệ sinh thái, núi Phạn Tịnh hạn chế lượng khách tham quan mỗi ngày. Đặc biệt, người già và trẻ nhỏ được khuyến cáo không nên leo lên đỉnh núi.
Đảo xa bờ bí ẩn tụ hội hàng nghìn 'tề thiên đại thánh' Một hòn đảo ngoài khơi Nam Carolina (Mỹ) đang nhận được sự chú ý của công chúng khi sở hữu quần thể hơn 4.000 con khỉ hoang dã. Ảnh: Daily Mail Đảo Morgan nằm cách thành phố sầm uất Charleston khoảng 129 km về phía Nam, có diện tích rộng tới 1.816 hecta, bao gồm những vùng đầm lầy và gò đất cao...