Bí ẩn dòng sông ngầm không bao giờ cạn ở Hòa Bình
Trong núi Chùa Hang ở tỉnh Hòa Bình, có một dòng sông ngầm trong mát, chảy mãi không bao giờ cạn. Nơi đây còn có nhiều điều bí ẩn về chiếc bàn cờ cổ, kho bạc Nhà nước và những vết tích từ nền văn hóa Hòa Bình.
Dòng sông ngầm không bao giờ cạn
Để được mục sở thị về ngọn núi kỳ diệu này, chúng tôi tìm đến núi Chùa Hang, ở xóm Á Đồng, xã Yên Trị, huyện Yên Thủy, tỉnh Hòa Bình.
Anh Bùi Phi Diệp, Phó Chủ tịch xã Yên Trị, Trưởng Ban quản lý núi Chùa Hang đã kể tường tận cho chúng tôi nghe những câu chuyện li kỳ về ngọn núi này.
Cổng Chùa Hang từ phía dưới chân núi
Sau gần 1 giờ leo quanh sườn núi, cuối cùng chúng tôi cũng tới được cửa hang số 12. Đây là cửa hang dễ vào nhất trong tổng số 18 cửa dẫn tới dòng sông ngầm. Từ cửa hang đi sâu vào trong là căn hầm dài hàng chục ki lô mét, men theo đó hơn 2 ki lô mét nữa, anh Diệp bắt đầu đưa chúng tôi đi vào một ngách nhỏ, nói là ngách cho sang chứ thực chất nó chỉ nhỏ đến mức đủ lọt một người chui vào, chui ra.
Hiện ra trước mắt tôi lúc này là một hồ nước xanh ngắt, trong veo, đang bốc hơi với hàng nghìn nhũ thạch hoa đá ở trên nóc hang. Không giống như những con sông hay hồ khác, mặt nước trong này phẳng lặng như gương và có gì đó rất đặc biệt. Theo quan sát thì dòng nước dài đến hàng chục ki lô mét, kèm theo hơi khói bốc lên, khiến người ta có cảm giác như đang rơi vào cõi “bồng lai tiên cảnh”.
Anh Diệp cho biết: “Dòng sông này không biết có tự bao giờ, chỉ biết từ xa xưa, khi người dân quanh đây còn sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp, năm đó trời nắng nóng, hạn hán không có nước tưới cây. Người dân đi làm đồng về thấy có dòng nước từ trong núi chảy ra liền múc để tưới cây. Sau đó, bà con nông dân được một mùa bội thu. Kể từ khi ấy, mọi người ai ai cũng đến dòng suối mát trong này để tắm, giặt, sinh hoạt, nhiều người còn lấy nước về để pha trà, nấu cơm… xem đó như nguồn nước trời ban, như lộc thánh từ ngọn núi đem đến.
Đây là ngọn núi nằm độc lập, bốn bề đều là nhà dân. Điều khiến chúng tôi ai nấy đều ngạc nhiên là vì sao bao lâu nay dòng sông này vẫn tràn đầy sự sống, cứ mãi chảy mà không bao giờ cạn.
Dòng sông ngầm chảy mãi không bao giờ cạn.
Anh Diệp nói, dòng nước trong lòng núi xuất hiện từ khá lâu, thế nhưng chưa bao giờ cạn, mùa mưa thì nước dâng lên cao, mùa hạn thì vẫn đầy nước. Lúc nào nước từ trong hang cũng chảy ra không ngừng. Không chỉ thế, dưới lòng sông ngầm còn có rất nhiều cá, nhưng không ai dám bắt để ăn, vì sợ động vào thánh thần sẽ bị trừng trị, người dân sẽ mất đi nguồn nước tưới cây và sinh hoạt. Thời gian cứ thế trôi đi, lời đồn thổi của người dân càng khiến dòng sông ngầm trở nên bí ẩn.
Video đang HOT
Trước đây, thực dân Pháp dự định biến khu vực này thành vịnh Hạ Long trên cạn. Tuy nhiên, ý định này không thể thực hiện được, anh Diệp cho biết thêm.
Bàn cờ đá cổ và vết tích của nền văn hóa Hòa Bình
Vốn dĩ chùa có tên gọi là Chùa Hang vì nó gắn với câu chuyện về một vị quan thời bấy giờ. Theo lời kể, ngày xưa, một vị quan ở vùng đất này vì bị kiện nên đã đưa quân xuống phủ Nho Quan để kiện lại. Trên đường đi, vị quan này đã lên trên núi nghỉ ngơi. Sáng hôm sau thức dậy, vị quan thấy trong người khỏe mạnh lạ thường. Thấy thế, ông khấn rằng nếu đến phủ Nho Quan mà thắng kiện thì lúc trở về sẽ tạ ơn. Như lời khấn cầu, vị quan đã thắng kiện. Lúc về, ông đã sai quân mua đồ đến dâng lễ và nói cho người dân biết nơi này rất thiêng nên đã lập một ngôi chùa, lấy tên là Chùa Hang”.
Bức tường ốc là những vết tích từ nền văn hóa Hòa Bình
Từ đó cho đến nay, hằng ngày có rất nhiều người dân từ khắp nơi về đây cầu khấn. Cứ vào ngày 15 tháng Giêng âm lịch hằng năm, người dân lại tổ chức lễ hội để truyền tụng lại cho con cháu về các tích của núi và Chùa Hang.
Phía trước cửa chùa là một bàn thờ bằng đá, rộng khoảng 1m, dài 1,2m. Anh Diệp nói, không biết chiếc bàn cờ bằng đá này có tự bao giờ, chỉ biết các vua quan thời phong kiến ngày xưa thường ghé qua đây để cùng nhau chơi cờ, bàn chuyện thế sự.
Bàn cờ đá cổ
Nguyên sơ trên vách núi là một tấm bia khắc những dòng chữ Hán, bàn thờ bằng đá được chạm khắc tinh xảo. Những dòng chữ khắc trên vách núi chính là những lời ngợi ca của các vua quan về vẻ đẹp hoang sơ ở nơi đây.
Chỉ tay về phía bức tường đất với nhiều vỏ ốc, sò…, anh Diệp cho biết: Đây chính là những vết tích về nền văn hóa Hòa Bình. Bức tường cao khoảng 5m, dày và xếp thành từng lớp ốc xen lẫn đất đá.
“Lúc bấy giờ, người xưa đã sống trên núi này và vào trong hang bắt ốc, sò để ăn. Qua nhiều năm tháng, lớp này chồng lên lớp khác đã tạo nên những bức tường dày với nhiều vỏ ốc, vỏ sò. Đã có rất nhiều nhà khảo cổ học về đây nghiên cứu và kết luận đây là những vết tích từ nền văn hóa Hòa Bình để lại”, anh Diệp nói thêm.
Đường hầm – nơi cất giữ vũ khí và là kho bạc Nhà nước trong thời chiến
Không những thế, tại khu di tích núi Chùa Hang còn xuất hiện đường hầm dài hàng chục ki lô mét. Đây là đường hầm dùng để cất giữ vũ khí vào những năm kháng chiến. Khi đó, vũ khí được đưa về và chất lên thành hai dãy chạy thẳng với đường hầm. Tất cả số vũ khí đều được cất giữ để chuyển đến chiến trường ở Camphuchia, đường 9 Nam Lào và chiến trường miền Nam.
Đến năm 1978, người ta mới chuyển hết số vũ khí đi. Mãi sau này, đường hầm mới được dùng để làm kho bạc Nhà nước.
“Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có tài liệu chính xác nói về kho bạc Nhà nước trong lòng núi. Hiện chúng tôi đang cố gắng thu thập tài liệu và tiến hành tu bổ khu đường hầm thành di tích cách mạng, anh Diệp chia sẻ.
Theo Khampha.vn
Phát hiện gỗ sưa được thưởng như thế nào? Mua phần thưởng này có hợp pháp không?
Ngày 23-2 hai cha con ông Nguyễn Văn Thời ở thôn 1 Phúc Đồng, xã Phúc Trạch huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình, trong lúc đang đánh cá ở khu vực trên thì phát hiện một gốc cây gỗ sưa lớn, nằm sâu dưới nước. Ngay sau đó, ông Thời về nhà gọi thêm người thân tiến đào bới cây sưa. Để tránh bị phát hiện, nhóm người này tiến hành đào vào ban đêm tuy nhiên đến sáng ngày 25-2 thì thông tin bị lộ ra ngoài, hàng trăm người kéo đến để đòi chung ăn chia. Ông Thời sợ quá vội đi báo chính quyền.
Nội dung vụ án
Khi cơ quan chức năng huyện Bố Trạch - Quảng Bình nhận được tin, đã huy động trên 200 cán bộ, chiến sĩ bao gồm kiểm lâm, công an và cán bộ địa phương để bảo vệ nghiêm ngặt hiện trường vụ gỗ sưa. Tuy nhiên trước đó, dưới áp lực của những người tìm được gỗ sưa, ông Phạm Văn Tân, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm Bố Trạch đã phải ký một văn bản cam kết với người nhà ông Thời, nội dung đồng ý cho gia đình ông Thời hưởng 1/3 giá trị tài sản trục vớt. Ngay sau khi có thông tin cơ quan chức năng sẽ hỗ trợ 30% cho người phát hiện ra cây gỗ sưa ở khu vực đầm Troóc, một thương lái đã chấp nhận bỏ ra 900 triệu đồng tiền mặt cho gia đình ông Thời để sau đó nhận lại 30% số tiền bán gỗ từ cơ quan chức năng chấp nhận lời ăn lỗ chịu.
Đến 13h trưa ngày 26-2, gốc cây gỗ sưa đã được trục vớt khỏi lòng suối. Số gỗ sưa vừa trục vớt lên có thân dài 2,1 mét, đường kính 1,1 mét, bộ rễ dài 3 mét với đường kính rỗng ruột 60cm, nặng khoảng 3 tấn. Theo đánh giá của một số nhà kinh doanh, cây gỗ này có thể có giá hàng chục tỷ đồng.
Vấn đề đặt ra là gia đình ông Thời có được hưởng 30% tiền bán cây gỗ sưa đó không? Thương lái mua quyền được hưởng phần thưởng của gia đình ông Thời có phù hợp với quy định pháp luật không?
Ý kiến bạn đọc
Gia đình ông Thời không được hưởng phần thưởng
Theo như nội dung vụ việc, rõ ràng cây gỗ sưa là tài sản vô chủ, không phải là tài sản của gia đình ông Thời. Phần tài sản này được xử lý theo Bộ luật Dân sự và cụ thể là theo Nghị định 96/2009/CP. Theo đúng tinh thần NĐ này, gia đình ông Thời không được hưởng phần thưởng. Khi tình cờ tìm thấy gốc sưa, gia đình ông Thời đã không chủ động thông báo cho cơ quan chức năng mà lén lút trục vớt. Khi không trục vớt được mới báo chính quyền. Việc làm này vi phạm Khoản 6, Điều 4 của Nghị định 96/2009 của Chính phủ về xử lí tài sản bị chôn giấu, bị chìm đắm được phát hiện hoặc tìm thấy thuộc đất liền, các hải đảo và vùng biển Việt Nam. Trường hợp của gia đình ông Thời đáng ra còn bị xử lí hành chính, hoặc nặng hơn là xử lí hình sự. Quy định của pháp luật chúng ta là khuyến khích những người tự giác, không tham của công. Trường hợp gia đình ông Thời đã có ý định tư lợi cho mình nhưng không thành, còn làm khó, ra điều kiện với cơ quan chức năng. Nếu trích phần trăm là trái luật.
Lê Minh Tâm, Văn phòng Luật sư Hướng Dương (Quảng Bình)
Thương lái mua quyền được thưởng là bất hợp pháp
Về việc thương lái "mua" số tiền thưởng của người phát hiện gỗ sưa là không đúng quy định. Bởi Bộ luật Dân sự cho phép chuyển nhượng đối với quyền về tài sản, quyền trong hợp đồng, chuyển nhượng cả hợp đồng... Tuy nhiên, các quyền tài sản gắn liền với nhân thân thì không được phép chuyển nhượng như quyền đòi cấp dưỡng, quyền nhận trợ cấp thương binh, liệt sĩ, bà mẹ Việt Nam Anh hùng... Việc Nhà nước thưởng tiền và giá trị vật được tìm thấy ghi nhận sự khuyến khích, khen thưởng cho người tìm thấy vật nên được xác định là quyền tài sản gắn với nhân thân. Đồng thời, việc thưởng cũng chỉ mới là lời nói, chưa có quyết định bằng văn bản, chưa được thực hiện nên đối tượng giao dịch chưa tồn tại. Từ đó, có thể nhận xét việc chuyển nhượng quyền nhận thưởng do việc phát hiện gỗ sưa là giao dịch không hợp pháp.
TS Lê Minh Hùng, ĐH Luật TP.HCM
Gia đình ông Thời được thưởng rất ít
Theo quy định pháp luật hiện hành, trường hợp cha con ông Thời phát hiện khúc gỗ sưa tiền tỉ sẽ được chia rất ít. Điều 16 Nghị định 96/2009 (về việc xử lý tài sản bị chôn giấu, bị chìm đắm được phát hiện hoặc tìm thấy thuộc đất liền, các hải đảo và vùng biển Việt Nam) quy định: Trường hợp tổ chức, cá nhân phát hiện và cung cấp thông tin chính xác về tài sản bị chôn giấu, bị chìm đắm được tìm thấy không phải là di tích lịch sử - văn hóa, bảo vật quốc gia, di vật, cổ vật, tài sản thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh quốc gia thì mức tiền thưởng tối đa bằng 30% của các mức thưởng tương ứng đối với trường hợp tổ chức, cá nhân ngẫu nhiên tìm thấy và giao nộp tài sản bị chôn giấu, bị chìm đắm là di tích lịch sử - văn hóa, bảo vật quốc gia, di vật, cổ vật, tài sản thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh quốc gia. Mức tiền thưởng trong trường hợp ngẫu nhiên tìm thấy này được tính theo phương pháp lũy thoái từng phần, cụ thể trong trường hợp này như sau: "Phần giá trị của tài sản trên 10 tỷ đồng thì tỷ lệ trích thưởng là 0,5%". Giá trị của tài sản để trích thưởng được xác định sau khi trừ các khoản chi phí liên quan đến việc thăm dò, khai quật, trục vớt xử lý tài sản bị chôn giấu, bị chìm đắm. Cũng theo Nghị định 96/2009, mức tiền thưởng cụ thể do Bộ trưởng Bộ VH-TT&DL (đối với tài sản được tìm thấy là di tích lịch sử - văn hóa, bảo vật quốc gia, di vật, cổ vật), Bộ trưởng Bộ Quốc phòng (đối với tài sản được tìm thấy thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh quốc gia), Chủ tịch UBND cấp tỉnh (đối với tài sản được tìm thấy khác) quyết định, tối đa không vượt quá 200 triệu đồng đối với mỗi gói thưởng.
Phạm Văn Phương, (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội)
Bình luận của luật sư
Đúng như ý kiến của các độc giả, gốc cây gỗ sưa dưới suối là tài sản vô chủ, nằm ở dưới đất, dưới nước, và gia đình ông Thời được xác định là người phát hiện ra và dẫu muộn, cũng phải xác định là ông Thời đã báo cáo với các cơ quan chức năng. Tài sản này được xác định là tài sản Nhà nước. Nghị định 96/2009/NĐ-CP ngày 30-10-2009 quy định, tổ chức, cá nhân phát hiện tài sản bị chôn giấu phải có trách nhiệm bảo quản, giữ gìn và báo ngay cho các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Cũng theo NĐ96/2009/CP, tất cả những người có công phát hiện và báo kịp thời cho các cơ quan chức năng đều được thưởng. Mức thưởng được quy định tại điều 16 và 17 của Nghị định này. Nếu tài sản được phát hiện là di tích lịch sử - văn hóa, bảo vật quốc gia, di vật, cổ vật, tài sản thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh quốc gia thì thực hiện theo điều 16 của NDD96/2009/CP, lũy thoái với mức thưởng cao nhất là 30% giá trị hiện vật sau khi trừ chi phí trục vớt và không quá 200 triệu đồng, đúng như bạn Phạm Văn Phương đã phát biểu. Nhưng trong trường hợp này, tài sản phát hiện được không phải là di tích lịch sử - văn hóa, bảo vật quốc gia, di vật, cổ vật, tài sản thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh quốc gia nên sẽ được áp dụng theo điều 17 của NĐ 96/2009/CP với mức thưởng cụ thể trong trường hợp này: Nếu tài sản có giá trị lớn hơn 10 tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định (tại thời điểm tìm thấy và giao nộp tài sản) sau khi trừ các khoản chi phí hợp lý có liên quan thì tổ chức, cá nhân tìm thấy tài sản được hưởng giá trị bằng 10 tháng lương tối thiểu và 50% giá trị của phần vượt quá 10 tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định, phần giá trị còn lại thuộc về Nhà nước.
Như vậy, gia đình ông Thời sẽ được hưởng 10 tháng lương tối thiểu là 1.9 triệu x 10 = 19 triệu đồng và 50 % giá trị gỗ sưa sau khi đấu giá trừ đi chi phí bảo vệ, trục vớt. Do gia đình ông Thời không báo cáo các cơ quan chức năng kịp thời nên phần chi phí bảo vệ phát sinh do báo cáo muộn, gia đình ông Thời sẽ phải chịu trách nhiệm.
Về nội dung thương lái mua phần thưởng của gia đình ông Thời, có thể hiểu là mua phần tài sản hình thành trong tương lai (TSHTTTL). Bộ luật Dân sự quy định: TSHTTTL là một đối tượng của quyền sở hữu. Về tính chất, tại thời điểm giao dịch, quyền sở hữu của người chủ đối với TSHTTTL thực chất là một loại quyền tài sản (Điều 322 BLDS năm 2005) phát sinh từ hợp đồng với chủ sở hữu (sẽ chuyển giao) hoặc theo quy định của pháp luật. Do quyền sở hữu của chủ thể đang xét chưa xác lập tại thời điểm hiện hữu nên người chủ trong tương lai không thể có đầy đủ mọi quyền của chủ sở hữu mà chỉ có một số quyền như: dùng quyền tài sản để bảo đảm nghĩa vụ dân sự (phát sinh từ hợp đồng mua tài sản và được bên nhận bảo đảm đồng ý); nhận tài sản để xác lập quan hệ sở hữu sau khi hoàn thành các nghĩa vụ; chế ước quyền đối với chủ sở hữu và người thứ ba (ví dụ: chủ sở hữu hiện hành không thể tự do định đoạt đối với tài sản đã thoả thuận bán cho người khác) v.v...
Như vậy, quyền sở hữu đối với TSHTTTL là quyền tài sản có điều kiện và chỉ đặt ra khi gắn với một số giao dịch nhất định, và ở đây, vấn đề chúng ta đang quan tâm là giao dịch mua bán. Hợp đồng mua bán tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao tài sản cho bên mua và nhận tiền, còn bên mua có nghĩa vụ nhận tài sản và trả tiền cho bên bán (Điều 428 Bộ luật Dân sự 2005). Theo các tiêu chí phân loại khác nhau, đối tượng của hợp đồng mua bán có thể là vật hoặc quyền tài sản, có thể là tài sản đang tồn tại hoặc tài sản hình thành trong tương lai, có thể là tài sản không phải đăng ký quyền sở hữu hoặc tài sản phải đăng ký quyền sở hữu, có thể là tài sản tự do hoặc tài sản đang là đối tượng của các giao dịch bảo đảm... Như vậy ở đây, TSHTTTL cụ thể là khoản tiền thưởng được hình thành do quy định của Nhà nước và được quyền mua bán theo đúng các quy định của Bộ luật Dân sự. Đây là tài sản, không phải là danh hiệu gắn với nhân thân và bị hạn chế giao dịch theo quy định pháp luật. Như vậy trường hợp này, thương lái mua TSHTTTL của gia đình ông Thời là phù hợp các quy định pháp luật. Nhưng cần lưu ý, đây là thương vụ vì vậy thương lái phải nộp đầy đủ các loại thuế phí theo quy định Nhà nước, kể cả thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân...
Theo ANTD
"Tháng Văn hóa, thể thao Cảnh sát PC&CC" Sở Cảnh sát PC&CC TP Hà Nội vừa tổ chức khai mạc Tháng Văn hóa, Thể thao Thanh niên, Phụ nữ lực lượng Cảnh sát PC&CC Thủ đô năm 2014. Đây là hoạt động thiết thực chào mừng kỷ niệm 83 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26-3-1931/26-3-2014), kỷ niệm 104 năm ngày Quốc tế phụ nữ 8-3. Các VĐV...