Bí ẩn dòng sông 24km biến mất hoàn toàn trong 4 ngày
Slims, dòng sông bắt nguồn từ một trong những con sông băng lớn nhất Canada, đã biến mất hoàn toàn chỉ trong vòng 4 ngày.
Slims biến mất được coi là một trong những hiện tượng hiếm gặp xảy ra trong tự nhiên và đồng thời cũng là một minh chứng cho những mối lo ngại về tác động của biến đổi khí hậu lên cấu trúc địa lý Trái Đất.
Một dòng sông hai hình ảnh đối lập, khiến các nhà khoa học bất ngờ về hiện tượng lạ này.
Sông Slimschứa chan nước
Sông Slims nằm ở phía tây bắc Canada và được “nuôi dưỡng” từ nguồn nước của sông băng lớn Kaskawulsh. Dòng sông vốn chảy ra phía biển Bering của Bắc cực thì nay ngừng chảy và đổi dòng theo hướng đông nam về phía Thái Bình Dương.
Sông Slims dài 24 km, rộng 150 m
Được ví là con sông có lượng nước rất lớn của Canada
Bao bọc xung quanh Slims là đồi núi với nhiều cây và động vật quý
Hàng trăm năm qua,Slims mang những dòng nước tan từ con sông băng Kaskawulsh, thuộc Yukon – lãnh thổ liên bang nhỏ nhất của Canada – đến sông Kluane, và sau đó tới dòng Yukon, tại đây, nó bắt đầu hành trình về đưa nước về với biển Bering.
Slims cũng là địa điểm thú vị của nhiều du khách
Tuy nhiên, Chỉ trong vòng 4 ngày con sông với nguồn nước dồi dào đã biến mất thay vào đó là bãi đât rộng lớntrơ trọi sỏi đá.
Sông Slims đột ngột biến mất chỉ còn trơ trọi sỏi, đá
Vào mùa xuân năm ngoái, băng ở các con sông đột ngột tan nhanh chóng, điều này đã khiến dòng chảy của nước chuyển sang một hướng khác, điểm đến cuối cùng của nó là Gulf of Alaska, cách xa thượng nguồn tới hàng ngàn km.
Dòng sông đột ngột chuyển hướng xa cách thượng nguồn hàng ngàn km
Tìm hiểu nguyên nhân ban đầu dẫn đến sự biến mất nhanh chóng của dòng sông này, các nhà khoa học cho rằng, việc băng tan đột ngột đã chuyển hướng dòng chảy của nó sang một lối khác, xóa đi vĩnh viễn cái tên Slims trên bản đồ sông ngòi của Canada.
Slims đã không còn trên bản đồ sông ngòi của Canada
Đã có rất nhiều tài liệu ghi chép lại những biến đổi của các lục địa do hiện tượng băng tan ngày càng mạnh mẽ ở các dòng sông, tuy nhiên, việc biến mất hoàn toàn vô cùng đột ngột của một con sông lớn như vậy chỉ xảy ra cách đây 350 năm.
Giáo sư Dan Shugar tại trường Đại học Washington Tacoma cho biết: “Các nhà địa chất học đã nhìn thấy cảnh tượng tương tự từ hàng trăm năm trước đây, tuy nhiên không ai trong số tôi và những đồng nghiệp trong nhóm nghiên cứu giải thích được tại sao hiện tượng này lại xảy ra vào những năm của thế kỷ 21, ngay trước mắt chúng ta”.
Slims giờ đây không còn là một dòng sông hàng ngày “gầm gừ” tiếng nước chảy nữa, nó chỉ còn là một hồ nước dài, và lượng nước cuối cùng trong lòng nó cũng đang cạn khô dần đi.
“Nước từ thượng nguồn trước đây cứ đua nhau đổ về Slims, tuy nhiên hiện tại, mọi thứ cứ im ắng lạ thường, Slims nay chỉ còn là một cái hồ chứa nước dài ngoằng”. Giáo sư nói.
Slims nay đã biến thành hồ nước dài loằng ngoằng, xung quang là đất đá
Mặc dù còn nhiều thắc mắc liên quan đến sự biến mất của dòng sông, tuy nhiên các nhà khoa học cho biết rất khó để tiếp cận được dòng sông vì nó ẩn chứa rất nhiều nguy hiểm.
“Tiếp cận con sông là một việc làm khá nguy hiểm bởi đặt chân xuống đó đồng nghĩa với việc chúng ta đang bước đi trên lớp trầm tích cổ xưa, ai mà biết được chúng ta có thể hút xuống lòng sông bất cứ lúc nào”, giáo sư nói thêm.
“Mỗi ngày trôi qua, chúng tôi nhận ra mức nước trong lòng sông đang từ từ rút xuống. Điều đáng nói là nhóm nghiên cứu đã tìm thấy một vết nứt sâu khoảng 30m chạy qua sông Slims”.
Dòng Kluane trước đây được “uống no nước” từ con sông Slims, vào mùa hè năm ngoái mực nước ở đây đã giảm xuống chỉ còn một nửa, dự đoán mực nước này còn tiếp tục giảm khi “nguồn sống” của nó đã biến mất.
Có thể đó là quá trình tự điều chỉnh lại của chính nó hoặc cũng có thể là do sự nóng lên của Trái Đất.
Theo Hoa/Báo Đất Việt
Những hình ảnh đáng báo động về sự biến mất của các dòng sông băng
Sự biến mất của những dòng sông băng đang khiến sự sống trên hành tinh của chúng ta đối mặt với những nguy cơ mới.
Những dòng sông băng đang dần biến mất trên thế giới. Tháng 9/2019, Hội thảo Liên chính phủ về Biến đổi khí hậu đã công bố một báo cáo cho biết những dòng sông băng đã mất hàng trăm tỷ tấn băng mỗi năm.
Các nhà khoa học khẳng định nếu con người không kiểm soát việc xả khí CO2, những dòng sông băng sẽ tiếp tục tan ra, gây nên "tình trạng lở đất, lở núi, đá rơi và ngập lụt".
Người chủ nhiệm báo cáo này Philippus Wester đã gọi đây là "cuộc khủng hoảng biến đổi khí hậu mà bạn chưa từng nghe tới".
Một báo cáo khác cũng chỉ ra rằng 1/3 các chỏm băng trên đỉnh núi ở dãy Himalaya chạy dài từ Afghanistan đến Myanmar đang đối diện với nguy cơ tan chảy.
Những dòng sông băng là những gì còn sót lại của kỷ băng hà. Có 2 loại sông băng là sông băng vùng núi, xuất hiện trên các ngọn núi ở các lục địa, ngoại trừ châu Úc và loại thứ hai là những khối băng lớn được tìm thấy ở những nơi như Greenland hay châu Nam Cực.
Theo Antarctic Glaciers - một nhóm nghiên cứu về những dòng sông băng, có khoảng 198.000 sông băng bao phủ gần 1,2 triệu km vuông trên hành tinh. Chúng cũng bao phủ khoảng 10% khu vực đất liền của Trái Đất.
Sông băng được hình thành khi tuyết tích tụ lại nhưng chúng không tan chảy mà thay vào đó nén lại cho tới khi cứng lại. Các sông băng từ từ biến dạng và chảy do sức ép gây ra bởi khối lượng của chúng tạo thành các kẽ nứt.
Mauri Pelto, một nhà nghiên cứu về sông băng suốt 36 năm qua nhận định với Business Insider rằng việc các dòng sông băng đang dần biến mất không phải là một chủ đề mới nhưng điều đáng nói là mức độ tan chảy của chúng đang ngày càng tăng lên.
Những dòng sông băng đã trở thành chủ đề quốc tế vào tháng 9/2019 khi một khối băng 250.000 mét khối từ sông băng Planpincieux đe dọa đến thị trấn Courmeyeur của Italy.
Dòng sông băng này trải dài hơn 820 km. Thị trưởng khu vực này cho biết nếu dòng sông băng này sụp xuống, nó sẽ "tấn công" thung lũng chỉ trong 80 giây.
Theo tổ chức Di sản Thế giới, những dòng sông băng ngày càng thu hút sự quan tâm của các nhà hoạt động môi trường bởi chúng đóng vai trò quan trọng trong hệ sinh thái, khí hậu toàn cầu và mực nước biển.
Nhà khoa học Caitlyn Florentine chuyên nghiên cứu về các dòng sông băng ở Bắc Mỹ nhận định cách tốt nhất để hiểu về ảnh hưởng của việc những dòng sông băng biến mất là nhìn vào các tác động khi chúng tan chảy. Có 3 ảnh hưởng chính, liên quan đến hệ sinh thái, mực nước biển dâng và nguồn tài nguyên nước.
Chẳng hạn như đối với hệ sinh thái, khi các sông băng tan chảy, chúng sẽ tác động tới cá hồi bởi loài cá này chỉ có thể sinh sản ở những nhiệt độ nhất định. Các sông băng tan chảy sẽ làm dòng nước ấm lên và gây tổn hại đến chúng.
Ngoài ra, một nghiên cứu đăng trên tạp chí Nature đã chỉ ra hồi tháng 4 rằng các sông băng tan chảy là nguyên nhân của 30% lượng nước biển dâng.
Vào tháng 2/2019, một hố dài gần 10km và sâu hơn 300 mét đã được phát hiện ở sông băng Thwaites ở châu Nam Cực với diện tích ngang ngửa với bang Florida. Sự hình thành của hố này cũng đồng nghĩa với việc 14 tỷ tấn băng đã mất đi. Các nhà khoa học ước tính rằng Thwaites có thể sụp xuống trong 100 năm nữa. Khi điều này xảy ra, mực nước biển sẽ tăng thêm 0,6 mét.
Không chỉ ở châu Mỹ và châu Nam Cực, những dòng sông băng ở châu Âu cũng đang biến mất nhanh nhất từ trước đến giờ. Nhà khoa học Anton Neureiter nhận định với trang DW rằng: "Điều này hoàn toàn có thể nhìn thấy được. Bạn có thể thấy sự thay đổi từ năm này qua năm khác, thậm chí là từ tháng này qua tháng khác mỗi lần bạn tới thăm sông băng Pasterze (Áo). Dòng sông này đang chết. Nó đang sụp đổ dần"./.
Kiều Anh/VOV.VN
Theo vov.vn/Business Insider
Khoa học giải đáp bí ẩn của vi khuẩn xuất hiện trên trạm ISS Khi bạn sống trong một môi trường xa xôi, cách biệt, những thứ như vi khuẩn, virus có thể gây hại không ngờ chỉ trong một thời gian rất ngắn. Trạm Vũ trụ quốc tế (ISS) hẳn là một nơi xa xôi và cách biệt, vì thế khi phát hiện ra 2 loài vi khuẩn đồng hành xuất hiện trong máy lọc nước...