Bí ẩn đời thực của thiếu nữ bên cạnh Bồ Tát trong ‘Tây Du Ký’
Sau 23 năm nhan sắc ở tuổi U40 của sao nữ này nhận nhiều sự chú ý.
Vào vai tiểu tiên bên cạnh Quan Thế Âm Bồ Tát trong Tây Du Ký phần 2 năm 1998, Cừu Đan Lợi gây chú ý với nhan sắc thiếu nữ trong trẻo, đáng yêu ở tuổi 15. Phần 2 của phim gồm 16 tập, quy tụ dàn diễn viên cũ năm 1986 nhưng bổ sung nhiều kiếp nạn hơn trong quá trình thỉnh kinh của thầy trò Đường Tăng mà phần quay thập niên 1980 chưa kể hết.
Cừu Đan Lợi hóa thân thành tiểu tiên bên cạnh Bồ Tát
Vào thời điểm đó, nhiều người còn nhận xét Cừu Đan Lợi chính là sao nhí xinh nhất Tây Du Ký
“Tôi diễn vai nhỏ nhưng quá trình đóng phim xứng đáng để tôi nâng niu, trân trọng suốt đời”, Cừu Đan Lợi từng chia sẻ rất vinh hạnh khi được là một phần của Tây Du Ký.
Có được danh tiếng khi góp mặt trong bộ phim kinh điển một thời, sao nữ này không chọn vào “bước đệm” vững chắc này để tiếp tục đóng phim mà rẽ ngoặt sang hoạt động hý kịch – đam mê và cũng là nơi cô thỏa sức thể hiện khả năng diễn xuất, giọng ca trời phú của mình.
Ở tuổi 38, đồng nữ cạnh Bồ Tát đã là một trong những nghệ sĩ trụ cột của Yue Opera House Thượng Hải. Nhờ năng khiếu bẩm sinh cộng thêm vẻ ngoài khả ái, Cừu Đan Lợi nhanh chóng trở thành cái tên nổi tiếng trong giới hý.
Video đang HOT
Ngoài tài năng, cô còn được yêu mến vì đời tư trong sạch và những nỗ lực hoạt động nghệ thuật chân chính, sống hết mình với ước mơ của bản thân.
Cừu Đan Lợi gây được tiếng vang lớn trong giới hý kịch Trung Quốc
U40, Cừu Đan Lợi gây chú ý với vẻ ngoài trẻ trung đáng, xinh đẹp. Thậm chí, nhiều người cho rằng so với thời điểm còn là thiếu nữ bên cạnh Bồ Tát, Cừu Đan Lợi hiện tại còn xinh đẹp, đằm thắm hơn rất nhiều. Phong cách ăn mặc trẻ trung, khí chất cũng khiến sao Tây Du Ký nhận được nhiều sự quan tâm của công chúng.
Vẻ ngoài của Cừu Đan Lợi từng được báo chí hết lời ca ngợi
Vóc dáng như thiếu nữ của bà mẹ một con đáng ghen tỵ
Cừu Đan Lợi ở tuổi U40 được đánh giá khí chất
Rất kín tiếng trong chuyện đời tư, nữ diễn viên từng hiếm hoi khoe ảnh chụp cùng con gái đầu lòng trên mạng xã hội. Cô bé được khen thừa hưởng một số nét đẹp của mẹ với đôi mắt to tròn lấp lánh. Đến nay, cuộc hôn nhân của Cừu Đan Lợi là ẩn số với khán giả.
Vì sao bản phim "Tây du ký" đầu tiên bị cấm lưu hành?
Do phiên bản phim truyền hình Tây du ký năm 1986 quá thành công suốt 30 năm qua nên nhiều người nhầm tưởng đây là tác phẩm lâu đời nhất.
Nhưng sự thật bộ phim sớm nhất chuyển thể từ tiểu thuyết "Tây du ký" của Ngô Thừa Ân là Động Bàn Tơ được sản xuất năm 1927.
Bộ phim do nữ diễn viên tài sắc nổi danh của bến Thượng Hải lúc bấy giờ là Ân Minh Châu đảm nhiệm vai nữ chính, đạo diễn thế hệ đầu tiên của Trung Quốc là Đán Đỗ Vũ thực hiện. Vì thời lượng giới hạn nên phim chỉ tập trung nội dung từ chương 72, 73 của tiểu thuyết. Nội dung kể về thầy trò Đường Tăng gặp nạn ở động Bàn Tơ. Tên phim "Động bàn tơ" cũng ra đời từ đó, đây là tác phẩm tổng hợp các thể loại: kinh dị, thần kỳ, du hành, tình cảm, hài hước, võ thuật...
Cảnh yêu nhền nhện quyến rũ Đường Tăng trong bản "Động bàn tơ" 1927.
Theo trang 163, phim đã nhận được phản hồi rất lớn từ khán giả. Được biết, vào thời đó, giá vé xem phim là một đồng, trong khi lương bình quân của lao động phổ thông là năm đồng. Với giá vé đắt đỏ này nhưng bộ phim vẫn nhanh chóng thu hút đông đảo công chúng vì lần đầu tiên "Tây du ký" được lên phim.
Nhưng bộ phim đột ngột bị cấm chiếu do trang phục của nữ diễn viên không phù hợp chuẩn mực thẩm mỹ thời bấy giờ như áo yếm, quần ngắn... Hơn nữa, có cảnh 7 yêu tinh nhền nhện tắm suối nước nóng quyến rũ Đường Tăng quá táo bạo nên bị chỉ trích nặng nề là bôi nhọ hình ảnh người phụ nữ, làm lệch lạc văn hoá thẩm mỹ dân tộc.
Áo yếm, quần ngắn bị coi là bôi nhọ người phu nữ lúc bấy giờ.
Theo giới chuyên môn đánh giá, dù các nhà làm phim đã rất cố gắng tái hiện một cách chân thực các tình tiết trong tiểu thuyết nhưng do trình độ điện ảnh cách đây 100 năm còn hạn chế đã không tránh khỏi nhiều hình ảnh thiếu thẩm mỹ.
Trên thực tế, điện ảnh bây giờ táo bạo và phóng khoáng hơn nhưng so với thời điểm phim ra mắt thì đây vẫn là điều khó chấp nhận trên màn ảnh. Có thể thấy, đây là tư liệu tái hiện chất liệu dân tộc khá tốt, đặc biệt trong bối cảnh ảnh hưởng của văn hoá phương Tây tại Trung Quốc.
Một phân cảnh hở da thịt bị cấm chiếu của "Động bàn tơ'.
Được biết, nguyên nhân "Động bàn tơ' thất truyền là do kho tư liệu của hãng phim bị bom lửa phá huỷ trong trận chiến giữa Nhật Bản và Trung Quốc tại Thượng Hải năm 1937. Đến năm 2012, Trung Quốc biết được thông tin tại Bảo tàng Quốc gia Na Uy có một bộ phim điện ảnh cổ của nước này nên đã tìm cách liên lạc để truy tìm tư liệu.
Phía Na Uy cho biết, đây là bộ phim điện ảnh sớm nhất của Trung Quốc mà họ có đầu tiên với tên gọi "Yêu nhền nhện". Như vậy năm 1929, tiếng tăm của bộ phim "Động bàn tơ" lan truyền tới Na Uy, phim trình chiếu tại các rạp phim nước này trong vòng 6 ngày. Sau đó, bộ phim được đưa vào Bảo tàng Quốc gia Na Uy. Vì thời gian quá lâu, phim đã hư hỏng vì thế mà Na Uy đã nhiệt tình dành hai năm để phục chế và gửi tặng lại Trung Quốc bản phim tốt nhất.
Đây là món quà tư liệu quý giá vì các bộ phim điện ảnh đầu thế kỷ 20 của Trung Quốc hiện nay còn lưu giữ chưa đến 20 bộ. Nếu không bị thất lạc quá lâu, "Động bàn tơ" chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến không ít tác phẩm đời sau.
Đường Tăng nhí của Tây Du Ký sau 35 năm: Nghỉ đóng phim để kinh doanh, thành đại gia bên mỹ nhân Chân Hoàn Truyện Sao nhí năm nào được chú ý khi vào vai Đường Tăng ngày nhỏ ở Tây Du Ký 1986 nay có một cuộc sống vô cùng viên mãn. Sinh năm 1975, năm 8 tuổi, Thái Viễn Hàng được lựa chọn để góp mặt trong Tây Du Ký (lên sóng 1986 nhưng thời điểm Thái Viễn Hàng ghi hình là 1983). Đảm nhận vai...