Bí ẩn dịch cúm suýt xóa sổ bóng đá châu Âu
Bóng đá thế giới đang chao đảo vì virus cúm corona.
Gần như tất cả các giải đấu ở châu Á phải tạm dừng, còn châu Âu đang xem xét hủy bỏ EURO 2020. Tuy nhiên đây chưa phải kịch bản tồi tệ nhất nếu so sánh COVID-19 với người anh em của nó 1 thế kỷ trước: virus cúm Tây Ban Nha.
Hồi ức kinh hoàng
Cúm Tây Ban Nha thường không được nhắc đến quá nhiều trong lịch sử. Việc diễn ra trùng hợp với khoảng thời gian Thế chiến thứ nhất bước vào giai đoạn cao trào khiến nó thường bị công chúng phớt lờ. Nhưng điều đó không có nghĩa là hậu quả cúm Tây Ban Nha gây ra không lớn. Trái lại, đại dịch này gần như đánh sập mọi hoạt động kinh tế – xã hội ở châu Âu thời điểm đó. Bóng đá cũng không nằm trong danh sách ngoại lệ.
Các sử gia đến nay vẫn không ngừng tranh cãi về thống kê số lượng người tử vong do cúm Tây Ban Nha. Những người lạc quan nhất cho rằng ít ra cũng có không dưới 35 triệu người ra đi. Một số học giả thì nghĩ khác. Họ nhận định nếu ước tính cả những người chết ở bên ngoài lãnh thổ châu Âu và Bắc Mỹ, virus cúm này đã giết chết 100 triệu người. Con số này gần tương đương thiệt hại về người do 2 cuộc Thế chiến gây ra.
Điểm quái ác ở cúm Tây Ban Nha là đối tượng mà virus này nhắm tới. Trong khi virus corona đang hoành hành chủ yếu khiến người cao tuổi và người có tiền sử bệnh nan y tử vong, cúm Tây Ban Nha lại hướng đến những thanh niên khỏe mạnh chưa từng có bệnh án. Từ những trại lính, virus lây lan khắp hai bên bờ Đại Tây Dương. Di chứng của nó kéo dài ở Mỹ và châu Âu đến nhiều thập kỷ sau đó.
Video đang HOT
Cúm Tây Ban Nha đã giết chết hơn 100 triệu người, tương đương thiệt hại do 2 cuộc Thế chiến gây ra
Cúm Tây Ban Nha khiến trận chung kết khúc côn cầu huyền thoại Stanley Cup ở Canada phải tạm ngừng. Còn phía bên Cựu thế giới, virus giết chết huyền thoại bóng đá Pháp Marius Royet. Ông được xem là cầu thủ đầu tiên quảng bá hình ảnh của bóng đá xứ lục lăng ra nước ngoài. Theo tài liệu lưu trữ, Royet tham chiến rồi bị quân Đức bắt làm tù binh. Ông lây virus cúm trong tù, được đưa đến bệnh viện cứu chữa nhưng không qua khỏi.
Tại quê nhà của Royet, Liên đoàn bóng đá Pháp (FFF) phải tạm dừng hoạt động. Hầu hết gương mặt cộm cán trong tổ chức khi đó đều ngã bệnh vì dính virus cúm Tây Ban Nha. Thụy Sĩ còn tồi tệ hơn khi giải vô địch quốc gia buộc phải hủy bỏ. Nếu tổ chức thì cũng không có đội nào tham gia bởi hầu hết các cầu thủ đều ngã bệnh rồi bỏ mạng vì cúm. Có đội thậm chí còn đúng… 2 cầu thủ khoẻ mạnh ra sân trước giờ bóng lăn.
Hồi phục chậm chạp
Ý tưởng tổ chức World Cup vốn đã manh nha hình thành từ những năm đầu thế kỷ 20. Nhưng trước hậu quả do Thế chiến thứ nhất và cúm Tây Ban Nha gây ra, các nhà tổ chức bóng đá phải lùi kế hoạch lại hơn 10 năm so với dự kiến. Từ chỗ dừng hoạt động vô thời hạn, FFF trở lại vào năm 1919 và dần dần khôi phục các giải đấu trong nước. Nhưng để tránh nguy cơ bệnh dịch tiếp tục lây lan, nhiều trận quan trọng phải đá trên sân không có khán giả.
Trong bối cảnh đó, Anh trở thành quốc gia đi đầu khôi phục môn thể thao vua. Để đáp lại tình cảnh thiếu cầu thủ thi đấu vì dịch cúm, các đội bóng tuyển quân rầm rộ, tạo cơ hội tối đa cho những thanh niên muốn thử sức mình với bóng đá. Họ vừa chơi bóng vừa lao động tái thiết đất nước sau chiến tranh. Kinh tế châu Âu từ đó dần hồi phục, người dân có điều kiện hơn để bỏ tiền mua vé đến sân xem bóng đá.
So với cúm Tây Ban Nha trong lịch sử, châu Âu giờ có hệ thống chăm sóc y tế hiện đại hơn, cũng như có kinh nghiệm phòng chống đại dịch trên quy mô toàn châu lục. Nhưng kẻ thù lớn nhất họ phải đối mặt là nỗi sợ hãi của dân chúng. Cúm Tây Ban Nha thường được gọi với tên “căn bệnh bị lãng quên” bởi người ta chỉ biết đến sau khi nó đã hoàn toàn biến mất. Ngược lại, virus corona ngay trong giai đoạn đầu phát tác đã khiến mọi hoạt động thể thao gần như tê liệt.
Với tình hình phức tạp của dịch bệnh lúc này, Italia đã phải hoãn hàng chục trận đấu để ngăn chặn virus lây lan. Nếu muốn tổ chức trở lại, nhiều khả năng Juventus và các ông lớn Serie A sẽ phải đá trên sân không khán giả. Nhưng được đá còn hơn không, bởi ít ra các CLB không thiệt hại tới mức chẳng còn ai để đá như 100 năm trước.
Vị cứu tinh của bóng đá Anh
Trên cương vị giám đốc Sở Y tế Manchester, bác sĩ James Niven là người đầu tiên phát hiện ra tâm dịch ở thành phố này. Ngay lập tức ông tiến hành cách ly người mắc bệnh và giám sát chặt chẽ để ngăn ngừa cúm Tây Ban Nha lây lan ra toàn đảo quốc.
Bắt nguồn từ Mỹ?
Những nghiên cứu mới đây cho thấy châu Âu không phải điểm xuất phát của virus cúm Tây Ban Nha. Trên thực tế nó đến từ bang Kansas của Mỹ, và đã quét qua hơn 100 doanh trại quân đội ở đây cho đến khi lây lan sang châu Âu.
Theo Bongdaplus.vn
PSG nổi nóng vì Mbappe muốn dự Olympic
Nếu Kylian Mbappe tham dự Olympic Tokyo diễn ra tại Nhật Bản, tiền đạo người Pháp sẽ không có đủ thời gian để nghỉ ngơi trước thềm mùa giải mới.
Mbappe là viên ngọc quý đang được PSG bảo vệ. Họ không muốn điều gì bất trắc có thể xảy ra với tiền đạo này. Vì vậy, đội bóng Pháp được cho là nổi cơn thịnh nộ khi hay tin mũi nhọn 21 tuổi muốn tham dự Olympic. Trước đó, Mbappe phải cùng tuyển Pháp tham dự vòng chung kết Euro.
Nếu góp mặt tại Olympic, chân sút này sẽ trải qua mùa hè với dày đặc những sự kiện. Hệ quả có thể khiến Kylian quá tải, dẫn đến không kịp hồi phục thể lực để phục vụ cho PSG ở mùa giải mới. Tuy vậy, ý chí của Mbappe dường như quá mạnh mẽ. Anh nhất quyết góp mặt tại Olympic.
Mbappe muốn tham dự Olympic Tokyo 2020. Ảnh: Getty Images.
Trả lời L'Equipe, Chủ tịch Noel Le Graet của Liên đoàn Bóng đá Pháp (FFF) từng bóng gió muốn gọi Mbappe vào thành phần đội nhà dự Olympic. Ông tỏ ra quyết liệt hơn sau khi chính Kylian cũng thừa nhận muốn tới Nhật Bản giành tấm huy chương vàng của môn bóng đá nam cùng đồng đội.
PSG có quyền từ chối "nhả" tài năng 21 tuổi trong thời gian Olympic diễn ra, bởi đây không phải sự kiện thuộc FIFA Day. Lúc này, giới chuyên môn dự đoán một cuộc chiến giữa FFF và PSG sẽ nổ ra xoay quanh chuyện Mbappe dự Olympic.
Trong hè này, Neymar - một tên tuổi lớn khác của PSG - cũng phải dự Copa America. Mất cùng lúc những ngôi sao sáng giá trong đội hình không phải điều đội chủ sân Parc des Princes mong muốn, bởi những rủi ro tiềm ẩn luôn hiện diện mỗi khi các cầu thủ trở về phục vụ đội tuyển quốc gia.
Theo Zing
Dịch cúm lớn nhất lịch sử nhân loại: Một phần ba dân số thế giới nhiễm cúm Tây Ban Nha thế nào? Hơn một trăm năm trước, virus cúm Tây Ban Nha lây nhiễm cho một phần ba dân số thế giới, giết chết hàng chục triệu người, khiến không ít người từng tin rằng loài người đứng trước sự diệt vong. Trong giai đoạn đầu của đợt bùng phát corona virus mới, mỗi người nhiễm bệnh ước tính đã lây nhiễm cho 2,2 người...