Bí ẩn ‘địa ngục’ 5.000 độ của Trái Đất: Khoa học điên đầu giải mã nhưng chưa thành

Theo dõi VGT trên

Đến nay, nhân loại đã thu được những hiểu biết gì ở thế giới bên dưới những đôi chân của con người – Lõi Trái Đất?

Bí ẩn địa ngục 5.000 độ của Trái Đất: Khoa học điên đầu giải mã nhưng chưa thành - Hình 1

Neil Armstrong – Phi hành gia đầu tiên trong lịch sử đặt những bước chân khai hoang đầu tiên lên Mặt Trăng từng nói: “Bí ẩn khơi gợi sự tò mò, sự tò mò là chất liệu tạo nên khát vọng thông hiểu của loài người.”

Không chỉ dừng ở sự tò mò, con người trong hành trình tiến hóa vẫn không ngừng biến sự tò mò đó thành hành động. Nếu không nhờ thế, nhân loại sao có thể vươn đến những vì sao và biết được hành tinh chúng ta đang sống lại ẩn chứa những thứ tuyệt vời đến vậy.

Trong khi sự hiểu biết của con người về phần còn lại của vũ trụ đang phát triển ngày một lớn thì những kiến thức về hoạt động bên trong của hành tinh chúng ta lại chậm hơn rất nhiều.

Nhân loại ngày nay đối mặt với vấn đề lớn liên quan đến sự hiểu biết của chúng ta về lõi Trái Đất. Chúng ta biết rằng, Trái Đất tạo ra từ trường từ trong lòng đất của nó hàng tỷ năm qua nhưng lại không hiểu tại sao hành tinh này làm được điều đó như thế nào? Và làm sao từ trường có thể tồn tại lâu đến vậy?

Bí ẩn địa ngục 5.000 độ của Trái Đất: Khoa học điên đầu giải mã nhưng chưa thành - Hình 2

Cho đến nay, những gì các nhà khoa học biết được đó là sự sống trên bề mặt Trái Đất bị ảnh hưởng sâu sắc bởi từ trường trong lòng đất. Bao lâu nay, nó vẫn âm thầm làm nhiệm vụ bảo vệ Trái Đất trước sự xâm nhập của cơn bão Mặt Trời và những hạt năng lượng cao từ không gian. Nếu không có lớp màng vô hình ấy, sự sống không thể tồn tại!

‘Địa ngục’ ngàn độ C nóng tương đương bề mặt Mặt Trời (riêng lõi ngoài đã nóng 5.000 độ C), sâu hàng ngàn km trong lòng đất ấy đã tạo ra lõi sắt nóng chảy sinh nên từ trường khổng lồ, bảo vệ Trái Đất và sự sống của nó.

Sao Kim, hành tinh được xem là khắc nghiệt nhất Thái Dương Hệ, vì từ trường rất yếu (hoặc không có) nên trở thành ‘hành tinh c.hết’, không có sự sống là một minh chứng cho thấy từ trường quan trọng như thế nào.

Vậy, hành trình đi vào lòng đất bắt đầu từ khi nào? Quá trình ấy khó khăn ra sao? Đến nay, nhân loại đã thu được những hiểu biết gì ở thế giới bên dưới những đôi chân của con người? Hãy cùng Discover Magazine lật mở từng vấn đề.

Bí ẩn địa ngục 5.000 độ của Trái Đất: Khoa học điên đầu giải mã nhưng chưa thành - Hình 3

Thập niên 1940, Chiến tranh Lạnh giữa Mỹ và Liên Xô nổ ra. Cuộc chiến không đổ m.áu trên chiến trường kéo dài 4 thập kỷ đó đã mang đến cho nhân loại rất nhiều kỳ tích vĩ đại, nếu xét riêng lĩnh vực khoa học-kỹ thuât.

Liên Xô một mặt ghi tên mình là quốc gia mở ra kỷ nguyên khám phá vũ trụ, một mặt trở thành quốc gia tiên phong trong hành trình giải mã lòng đất.

Năm 1962, 1 năm sau khi Liên Xô trở thành quốc gia đầu tiên trong vũ trụ đưa người bay ra ngoài không gian, chính phủ nước này thành lập Hội đồng Khoa học Liên ngành nhằm triển khai ‘kế hoạch điện rồ’ mà chưa một quốc gia nào trên thế giới dám thực hiện: Thâm nhập lòng đất, chạm đến Điểm gián đoạn Mohorovii.

Trên thực tế, vào năm 1957, Giáo sư địa chất học, nhà hải d.ương v.ật lý học người Mỹ Walter Munk, thành viên của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Mỹ, là người đầu tiên đề xuất Project Mohole.

Project Mohole khi đó được miêu tả là nỗ lực khoan sâu vài nghìn mét xuống đáy biển Thái Bình Dương để lấy mẫu vật liệu từ lớp phủ của Trái Đất, bằng cách khoan một lỗ xuyên qua lớp vỏ trái đất đến Điểm gián đoạn Mohorovii (còn gọi là Moho). Tuy nhiên, 10 năm sau ngày đề xuất, dự án này vẫn không được Quốc hội Mỹ ủng hộ với lý do: Không khả thi.

Bí ẩn địa ngục 5.000 độ của Trái Đất: Khoa học điên đầu giải mã nhưng chưa thành - Hình 4

Điểm gián đoạn Mohorovii được đặt theo tên nhà địa chất người Croatia Andrija Mohorovii (1857-1936), ông là người đầu tiên đề xuất sự tồn tại của điểm gián đoạn năm 1909.

Điểm gián đoạn Mohorovii đ.ánh dấu ranh giới giữa lớp vỏ và lớp phủ của Trái Đất. Vị trí của Điểm gián đoạn Mohorovii dao động từ khoảng 5 km ở gần các sống núi đại dương tới khoảng 75 km ở gần lớp vỏ lục địa.

Theo giới sử học, lấy được mẫu vật liệu tại Điểm gián đoạn Mohorovii giống như nắm được kiến thức khoa học Trái Đất, phục vụ cho chương trình không gian về sau. Nếu thành công, cuộc thám hiểm đầy tham vọng này sẽ cung cấp những thông tin vô giá về t.uổi, lớp phủ và cách thức hoạt động của từ trường lòng đất. Thêm nữa, những kiến thức từ Moho có thể được đưa ra để đặt câu hỏi về sự trôi dạt lục địa, mà tại thời điểm đó vẫn còn gây tranh cãi.

Video đang HOT

Vì thế, đề xuất Dự án Mohole của Mỹ là khoan đến ranh giới này qua đáy biển – đây là một trong những điểm mà lớp vỏ Trái Đất mỏng nhất, bởi điều kiện công nghệ thời đó không cho phép thiết bị khoan chịu được độ sâu và nhiệt độ tương ứng trong lòng đất.

Do đó, những nỗ lực khoan đến ranh giới của Điểm gián đoạn Mohorovii trên đất liền là điều “không tưởng”. Tuy nhiên, khác với Mỹ, Liên Xô rất hăng hái với kế hoạch không tưởng này.

Bí ẩn địa ngục 5.000 độ của Trái Đất: Khoa học điên đầu giải mã nhưng chưa thành - Hình 5

Mùa Xuân năm 1970, một nhóm chuyên gia Liên Xô bắt đầu tiến hành khoan sâu vào lòng đất tại vị trí 69 Bắc và 30 Đông, thuộc huyện Pechengsky, bán đảo Kola, Nga ngày nay.

Công việc này kéo dài 24 năm. Sử dụng công nghệ khoan đào mới nhất thời bấy giờ là Uralmash-4E, và sau đó là Uralmash-15000, các nhà địa chất đã khoan được hệ thống lỗ khoan sâu mà họ đặt tên là Kola Superdeep Borehole.

Lỗ hổng trung tâm của Kola Superdeep Boreholeb có tên là SG-3, có độ sâu là 12.262 mét.SG-3 là lỗ khoan nhân tạo sâu nhất mà con người làm được trên Trái Đất tính cho đến hết năm 2007 (1).

Ngoài ra, các nhà địa chất Liên Xô còn thu được các trầm tích biển, ở độ sâu 7.000 mét, có niên đại 2 tỷ năm t.uổi. Trong các trầm tích này chứa các dấu vết hóa thạch của sự sống.

Bước sang thập niên 1990, khi Mỹ đạt được những thành công trong việc phóng tàu thăm dò sao Hỏa, sao Diêm Vương thì công việc khoan sâu Kola Superdeep Borehole bắt đầu trì trệ. Công nghệ khoan lúc này không cho phép mũi khoan chịu được nhiệt độ gia tăng hơn so với dự kiến ở trong lòng đất.

Năm 1994, dự án chính thức kết thúc. Với chiều sâu hơn 12.000 mét, người Liên Xô mới đi được nửa đường xuống lớp phủ. Nếu nói sao sánh Trái đất có kích thước bằng một quả táo, thì lỗ khoan Kola mới chỉ xuyên thủng lớp vỏ táo.

Bí ẩn địa ngục 5.000 độ của Trái Đất: Khoa học điên đầu giải mã nhưng chưa thành - Hình 6

“Đi sâu 5 đến 10km vào lòng đất còn khó hơn việc bay ra ngoài không gian ở độ cao tương tự.” – David Stevenson, chuyên gia địa chất học thuộc Viện Công nghệ California (Mỹ) nhận định.

16 năm trước, Tạp chí Nature đăng tài liệu của nhà địa chất học David Stevenson, trong đó trình bày kế hoạch dùng vũ khí nhiệt hạch để thâm nhập lòng đất.

Bí ẩn địa ngục 5.000 độ của Trái Đất: Khoa học điên đầu giải mã nhưng chưa thành - Hình 7

Hình minh họa

Theo David Stevenson, để đến được trung tâm Trái Đất, cần kích nổ vũ khí nhiệt hạch để tạo ra vết nứt sâu hàng trăm mét trên bề mặt Trái đất. Tiếp theo, đổ 110.000 tấn sắt nóng chảy kèm một thiết bị thăm dò chống nóng cực đại vào vết nứt. Sắt nóng chảy sẽ tìm cách len lỏi vào lõi Trái Đất.

Stevenson ước tính rằng sắt nóng chảy và thiết bị dò sẽ di chuyển với tốc độ khoảng 16 km/giờ và đạt đến lõi trong vòng một tuần.

Thiết bị thăm dò sẽ ghi lại dữ liệu về nhiệt độ, áp suất và thành phần của đá mà nó đi qua. Vì sóng vô tuyến có thể xuyên qua đá rắn, thiết bị dò sẽ truyền dữ liệu trong một loạt sóng địa chấn nhỏ. Cùng lúc đó trên mặt đất, một máy đo địa chấn cực kỳ nhạy sẽ tiếp nhận tín hiệu rồi được các nhà khoa học phân tích lại.

Có hai vấn đề đặt ra trong kế hoạch của David Stevenson: 1 là lượng sắt nóng chảy đó ở đâu ra? 2 là chúng ta có thể sản xuất được thiết bị có khả năng chống nóng hàng ngàn độ C không?

Dù có thể vào thời đó, kế hoạch này không khả thi nhưng điều này thể hiện khát khao khám phá lòng Trái Đất tột bậc của các nhà khoa học thế giới.

Bí ẩn địa ngục 5.000 độ của Trái Đất: Khoa học điên đầu giải mã nhưng chưa thành - Hình 8

Dựa trên niên đại phóng xạ của các loại đá cổ, các nhà khoa học ước tính Trái Đất hình thành khoảng 4,5 tỷ năm trước.

Lõi Trái Đất ban đầu là kim loại lỏng hoàn toàn và đã được làm mát và hóa rắn một phần theo thời gian. Từ trường được tạo ra bởi sự quay tròn của lõi rắn bên trong.

Thời điểm kết tinh lõi bên trong là một trong những câu hỏi khó trả lời nhất trong khoa học Trái Đất và hành tinh.

Hiện, các nhà khoa học đang tiếp tục nghiên cứu sự tương tác/trao đổi giữa lớp lõi và lớp phủ cũng như sự thay đổi động lực bên trong của Trái Đất, nhằm tìm hiểu cách thức và thời điểm từ trường được “kích hoạt” để bảo vệ sự sống trên hành tinh.

Bí ẩn địa ngục 5.000 độ của Trái Đất: Khoa học điên đầu giải mã nhưng chưa thành - Hình 9

Từ trường là tấm khiên bảo vệ sự sống Trái Đất. Ảnh: Discover Magazine

Nếu không có từ trường bao quanh hành tinh, bức xạ Mặt Trời và các hạt năng lượng cao ngoài vũ trụ sẽ tước đi bầu khí quyển Trái Đất và b.ắn phá bề mặt cũng như toàn bộ sự sống mà phải mất rất lâu sau đó mới đ.âm chồi, nảy nở.

Trong Thái Dương Hệ rộng lớn, Trái Đất trở thành hành tinh độc nhất trong vũ trụ (tính theo sự hiểu biết của loài người đến nay) có sự sống và có loài người.

Nhờ đâu?

Bằng một cách sắp xếp đầy hoàn hảo của tự nhiên, Trái Đất ở đúng khoảng cách lý tưởng với Mặt Trời (không quá nóng, không quá lạnh); Có Mặt Trăng bên cạnh; Có từ trường hành tinh; Có hoạt động kiến tạo mảng và có sự hiện diện thiết yếu của nước.

Bí ẩn địa ngục 5.000 độ của Trái Đất: Khoa học điên đầu giải mã nhưng chưa thành - Hình 10

Ảnh: Seeker

Nếu không có sự va chạm tạo ra Mặt Trăng, Trái Đất chúng ta sẽ không có đủ nhiệt để đối lưu trong lõi, tạo nên từ trường.

Nếu không có nước, lớp vỏ Trái Đất có thể vẫn còn quá nóng để nứt vỡ thành các mảng kiến tạo; đổi lại, nếu không có lớp vỏ gãy thì quá nhiều nhiệt sẽ bị giam giữ bên trong lòng Trái Đất, đến một lúc nào đó sẽ bùng nổ khổng lồ.

Tựu chung tất cả các yếu tố sống còn này lại đã tạo nên một hành tinh xanh có sự sống đặc biệt bậc nhất trong vũ trụ!

Chỉ riêng trong Hệ Mặt Trời của chúng ta, nhà khoa học đã có thể thấy sự khác biệt khủng khiếp giữa Trái Đất và sao Kim. Lại một lần chúng ta nhìn vào sao Kim – hành tinh khắc nghiệt nhất Hệ Mặt Trời: Không kiến tạo mảng, không nước, không từ trường, không sự sống!

Trái Đất là duy nhất?

Câu hỏi này đến nay nhân loại vẫn mải miết đi tìm câu trả lời.

Việc tìm hiểu từ trường, hiểu sâu về sự ra đời, cách thức hoạt động của nó là cách những cư dân trên mặt đất hiểu được sự sống hình thành và tồn tại trên hành tinh lại kỳ diệu và đáng trân trọng mức nào!

Chú thích:

(1) Về sau, lỗ dầu khoan Al Shaheen của Qatar đạt độ sâu 12.289 mét (năm 2008). Và đến năm 2011, giếng dầu Sakhalin-I Odoptu OP-11 ngoài khơi Nga đạt độ sâu kỷ lục 12.345 mét.

Bài viết sử dụng nguồn: Discover Magazine

Theo Helino

Giám đốc NASA: Chúng ta đã ở rất gần với sự sống trên sao Hỏa, nhưng nhân loại chưa sẵn sàng

Chúng ta chưa sẵn sàng với những thay đổi mà sự sống trên hành tinh Đỏ có thể mang lại.

Giám đốc NASA: Chúng ta đã ở rất gần với sự sống trên sao Hỏa, nhưng nhân loại chưa sẵn sàng - Hình 1

Trên sao Hỏa có sự sống không? Đây là câu hỏi đã khiến khoa học phải trăn trở ngay từ thời điểm ra quyết định thám hiểm hành tinh này.

Thời gian trôi qua, từng bước một chúng ta gỡ dần những bí ẩn, nhằm chuẩn bị cho hành trình đưa con người lên sao Hỏa. Nhưng còn câu hỏi kia thì sao? Mới đây, một chuyên gia tại NASA đã hé lộ cho chúng ta một chút thông tin. Đó là chúng ta đã ở rất gần câu trả lời rồi, sắp tìm ra sự sống thật rồi, nhưng nhân loại chưa sẵn sàng cho điều đó.

Theo kế hoạch vào năm 2020, sẽ có 2 nhiệm vụ gửi robot tự hành lên sao Hỏa nhằm đào sâu vào bề mặt hành tinh và tìm ra sự sống ở đó. Nói cách khác, chúng ta có khả năng sẽ tìm ra câu trả lời trong vòng vài năm kế tiếp.

Nếu như câu trả lời là có, đó sẽ là một phát hiện chấn động mang tính chất cách mạng. Tuy nhiên theo tiến sĩ Jim Green, giám đốc ban Khoa học hành tinh của NASA thì "chúng ta chưa được chuẩn bị cho thời khắc ấy."

"Tôi khá lo lắng. Tôi nghĩ rằng chúng ta đã rất gần với việc tìm ra sự sống và công bố nó. Nhưng điều này sẽ tạo ra một cuộc cách mạng tư duy mới, và tôi nghĩ chúng ta chưa chuẩn bị để đón nhận nó."

Năm 2020, Trái đất và sao Hỏa sẽ có quỹ đạo khá gần nhau. Điều này tạo ra cơ hội cho các nhiệm vụ mới liên quan đến sao Hỏa được thực hiện, và hiện đã có 5 cơ quan vũ trụ từ các quốc gia tìm cách tận dụng điều này.

Giám đốc NASA: Chúng ta đã ở rất gần với sự sống trên sao Hỏa, nhưng nhân loại chưa sẵn sàng - Hình 2

Các cơ quan vũ trụ sẽ gửi rover (robot tự hành) lên tiếp tục khai phá sao Hỏa

Trung Quốc và UAE đang tiến hành chuẩn bị chuyến cất cánh đầu tiên, vận chuyển tàu thăm dò và robot tự hành lên hành tinh Đỏ. NASA và ESA (Cơ quan vũ trụ châu Âu) cũng gửi robot lên để thăm dò bè mặt, nhằm tìm ra dấu vết hữu cơ ở đó.

Theo tiến sĩ Green, các dự án này đều có khả năng thành công, và nếu điều đó xảy ra thì cũng giống như thuyết Nhật Tâm (Mặt trời là trung tâm) hồi thế kỷ 16, mọi thứ chúng ta biết từ trước đến nay cần phải thay đổi. Đó là lý do vì sao ông nghĩ Trái đất chưa được chuẩn bị cho điều này.

"Những gì xảy ra tiếp theo sẽ là bộ câu hỏi hoàn toàn mới. Sự sống ở đó có giống với chúng ta? Trái đất có liên hệ như thế nào? Liệu sự sống có thể chuyển dịch từ hành tinh này đến hành tinh khác...?"

Robot tự hành Mars của NASA dự tính sẽ hạ cánh vào tháng 2/2021. Robot Rosalind Franklin của ESA hạ cánh sau đó 1 tháng. Cả 2 sẽ thám hiểm các khu vực hồ nước và đại dương cổ - nơi đã từng chứa nước.

Giám đốc NASA: Chúng ta đã ở rất gần với sự sống trên sao Hỏa, nhưng nhân loại chưa sẵn sàng - Hình 3

Sao Hỏa đã từng là nơi có nước

Sao Hỏa không phải là nơi duy nhất có khả năng từng chứa nước trong vũ trụ. Sao Kim vào 3 tỉ năm trước cũng có nước, trước khi bầu khí quyển của nó trở nên dày đặc toàn khí độc từ 700 triệu năm trước.

"Không có lý do nào để cho rằng sẽ không có nền văn minh nào khác ở ngoài kia, bởi chúng ta đã tìm ra rất nhiều ngoại hành tinh (exoplanet) rồi. Khái niệm "vùng Goldilocks" duy trì sự sống có lẽ cần phải sửa đổi."

Tham khảo: IFL Science, Science ALert, Science ABC

Theo Helino

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Tin đang nóng

Nghịch lý nhà giàu: "Sếp em Mailisa" ở biệt phủ 4000m2, con trai riêng chỉ mơ sống ở nơi mà nhiều người chê, nghe lý do mới nể phục
09:43:52 20/09/2024
Tôi buột miệng nói mức lương 40 triệu/tháng, bạn gái cười nói bằng cô ấy, nghe xong tôi lặng lẽ chia tay
10:27:23 20/09/2024
Chồng cũ khuyên tôi sang tên nhà cho con trước khi tái hôn, bạn trai tôi liền đáp trả một câu khiến anh ấy xấu hổ bỏ về
10:22:48 20/09/2024
Hành động gây phẫn nộ của mẹ Jang Geun Suk khi con trai bị ung thư
10:17:37 20/09/2024
Loạt phát ngôn khiến Huỳnh Hiểu Minh hoá "tổng tài bá đạo", sốt nhất vẫn là câu nói với Angelababy
10:25:50 20/09/2024
Bà Nhân Vlog ngồi ăn uống nhồm nhoàm quảng cáo bán hàng giữa điểm làm từ thiện bị chỉ trích dữ dội
09:46:29 20/09/2024
Tài tử "Người thừa kế" từng sốc khi biết chỉ còn sống được 6 tháng
10:31:55 20/09/2024
Mẹ tôi đưa 500 triệu t.iền dưỡng già cho chị dâu, khi bà đòi lại, chị đưa ra 4 cuốn sổ khám bệnh khiến mẹ ngất xỉu
10:18:24 20/09/2024

Tin mới nhất

Sao Hỏa đã đ.ánh mất mặt trăng của mình ra sao và hậu quả sau đó thế nào?

01:18:53 16/09/2024
Ngày nay, sao Hỏa có hai mặt trăng nhỏ. Nhưng Michael Efroimsky, một nhà thiên văn học tại Đài quan sát Hải quân Mỹ ở Washington cho rằng vào giai đoạn đầu lịch sử, Hành tinh Đỏ có thể sở hữu một mặt trăng lớn hơn nhiều.

Cúng giải hạn... sao kê

23:39:57 15/09/2024
Thầy có nhận giải hạn sao xấu có tên là sao kê không thầy?Những hình ảnh hài hước sau giúp bạn đọc giảm bớt căng thẳng và mệt mỏi sau ngày làm việc vất vả.

Thảm họa khiến khủng long suýt không ra đời có thể lặp lại

17:01:49 15/09/2024
Đại tuyệt chủng tàn khốc nhất trên Trái Đất đã xảy ra chỉ vài triệu năm trước khi khủng long xuất hiện Thủ phạm là siêu El Nino .

Tàu vũ trụ NASA tìm thấy siêu núi lửa mới của hệ Mặt Trời

16:58:05 15/09/2024
Thiết bị JunoCam trên tàu vũ trụ Juno của NASA đã tìm ra sự thật về đốm đen khổng lồ xuất hiện trên hỏa ngục của hệ Mặt Trời.

Một con rắn nôn ra 2 con rắn khác còn sống, sự kiện lần đầu tiên ghi nhận được trong thế giới động vật

15:16:05 15/09/2024
Mọi chuyện được ví như trò búp bê Nga, một con rắn nuốt hai con rắn. Và trong con rắn ở trong con rắn, lại có một sinh vật nữa vừa bị nuốt.

Vật thể khủng khiếp đang sủi bọt trên bầu trời Trái Đất

01:08:00 15/09/2024
R Doradus, một vật thể có thể nhìn thấy bằng mắt thường từ Trái Đất, đang tạo ra những bong bóng khí to gấp 75 lần Mặt Trời.

Tìm thấy loài côn trùng quý hiếm bậc nhất thế giới, giá hơn 3 tỷ đồng/con

12:37:42 14/09/2024
Khi đang vui chơi tại một công trình xây dựng, nhóm học sinh tiểu học đã tình cờ phát hiện ra một con côn trùng cực kỳ quý hiếm.

Loài vật quý hiếm bậc nhất thế giới, tưởng đã tuyệt chủng bất ngờ tái xuất

01:31:30 14/09/2024
Sự xuất hiện của loài động vật tưởng chừng như đã biến mất hoàn toàn và tuyệt chủng từ hơn 60 năm trước khiến các nhà khoa học vô cùng kinh ngạc.

Nước trên Sao Hỏa đã mất đi đâu?

23:53:44 13/09/2024
Sao Hỏa luôn là một nơi bí ẩn. Liệu nó đã từng hay hiện tại là nơi có sự sống? Tại sao nó mất đi từ trường, để rồi bị Mặt trời tước đi bầu khí quyển từng rất phong phú của nó?

Một hành tinh kinh dị có gió và mưa bằng sắt

19:56:14 13/09/2024
Những hiện tượng thời tiết địa ngục đã được ghi nhận ở WASP-76b, một hành tinh có nhiệt độ ban ngày lên tới 2.000 độ C.

Trái tim thiên hà chứa Trái Đất là 2 "quái vật" nhập một

19:54:17 13/09/2024
Milky Way (Ngân Hà) của chúng ta có một lỗ đen quái vật kỳ quặc ở trung tâm, quay cực nhanh và lệch hướng so với phần còn lại của thiên hà.

Quái thú dài 8 m xuất hiện ở Mexico, là loài chưa từng biết

19:54:03 13/09/2024
Con quái thú thân hình to lớn nhưng khuôn mặt ngộ nghĩnh với phần miệng giống mỏ vịt này đã lang thang ở Bắc Mỹ hơn 72 triệu năm về trước.

Có thể bạn quan tâm

Quảng Bình: Mưa lớn sau bão số 4, ngập nặng ở thượng nguồn sông Gianh

Tin nổi bật

15:45:45 20/09/2024
Hàng chục hộ dân ở huyện miền núi Tuyên Hóa (Quảng Bình) bị ngập sâu do mực nước thượng nguồn sông Gianh dâng cao, phải sơ tán đến nơi an toàn.

miHoYo đang phát triển một tựa game mới toanh, là sự kết hợp giữa hai "siêu phẩm một thời"

Mọt game

15:45:20 20/09/2024
Còn nhớ cách đây ít ngày, cộng đồng game thủ đã vô cùng bất ngờ khi miHoYo đăng tin tuyển dụng nhân lực để thiết kế trò chơi mới.

Chuyển công an điều tra việc chiếm dụng quỹ bảo trì chung cư

Pháp luật

15:42:03 20/09/2024
Chiều 19.9, tại buổi họp báo KT-XH định kỳ của TP.HCM, vấn đề chiếm dụng phí bảo trì chung cư lại tiếp tục được PV đặt ra.

Đúng 18h hôm nay, ngày 20/9/2024, 3 con giáp Thiên Tuế chiếu mệnh, t.iền bạc chảy vào ầm ầm, đắc tài đắc lộc

Trắc nghiệm

15:40:13 20/09/2024
Tham khảo ngay bài viết dưới đây để biết 3 con giáp nào Thiên Tuế chiếu mệnh, t.iền bạc chảy vào ầm ầm, đắc tài đắc lộc vào đúng 18h hôm nay, ngày 20/9/2024 này nhé!

"Cạn lời" quần áo ủng hộ từ thiện: Áo ren 2 dây, quần tất lưới, thậm chí có cả... váy cô dâu

Netizen

15:37:25 20/09/2024
Những ngày gần đây, cùng với những món đồ cứu trợ thiết thực được chuyển đến tay bà con vùng lũ thì MXH cũng xôn xao về hình ảnh những bộ trang phục khó hiểu được gửi đi cứu trợ.

Điểm chung của các "em gái BLACKPINK": Nhạc dở nhưng có 1 điểm "cứu cánh"

Nhạc quốc tế

15:29:34 20/09/2024
Dù không debut dưới trướng 1 công ty, nhưng cả hai nhóm đều có gốc gác từ đế chế giải trí YG, được công chúng gọi với danh xưng em gái BLACKPINK .

Mỹ nhân Tân Cương "đơ" nhất Cbiz bất ngờ diễn đỉnh tới ngỡ ngàng ở phim mới: Đạo diễn bắt đóng bằng đạt thì thôi

Phim châu á

15:21:44 20/09/2024
Nổi tiếng diễn dở, thế nhưng mỹ nhân Hoa ngữ này lại thể hiện quá tốt ở phim điện ảnh mới khiến khán giả ngạc nhiên.

Lương Mỹ Kỳ bật khóc giữa đêm: "Không biết phải sống vì gì nữa"

Sao việt

15:17:14 20/09/2024
Mới đây, Lương Mỹ Kỳ bất ngờ trở thành tâm điểm chú ý của cư dân mạng khi livestream giữa đêm. Người đẹp 9x cho biết cô phải trải qua nhiều khó khăn trong thời gian qua.

Cám: Cú "lật ngược" cổ tích đầy mạo hiểm!

Phim việt

15:12:00 20/09/2024
Cám không chỉ giữ được tinh thần của truyện cổ tích mà còn mang đến một trải nghiệm điện ảnh đầy bất ngờ và thú vị cho người xem.

Dàn mỹ nhân châu Á "gây sốt" khi khoe dáng gợi cảm tại Ý

Phong cách sao

15:05:22 20/09/2024
Momo và Baifern Pimchanok thu hút ánh nhìn khi xuất hiện tại Tuần lễ thời trang Milan. Quỳnh Anh Shyn cùng bạn trai Nam Phùng cũng được mời đến sự kiện này.

Con gái của "Vua bãi rác" Võ Hoài Nam vừa chạm ngõ màn ảnh đã gây "sốt"

Hậu trường phim

14:56:52 20/09/2024
Trong dự án của đạo diễn Bùi Tiến Huy, phát sóng cuối tháng 8, Hoài Anh hóa thân Trang, cô gái thông minh, cá tính mới tốt nghiệp đại học.