Bí ẩn đầu sói khổng lồ 40.000 năm tuổi ở Siberia
Một cái đầu sói khổng lồ được bảo tồn từ Kỷ băng hà cuối cùng đã được khai quật trong tình trạng khó tin ở Siberia vào năm 2018, ước tính 40.000 năm kể từ khi bị giam cầm trong vùng hoang dã băng giá.
Cho đến gần đây, những thông tin về đầu sói kỳ lạ này đang dần được hé lộ.
Mẫu vật đầu sói cổ đại được bảo quản tốt đến mức đáng kinh ngạc.
Đầu sói khổng lồ được phát hiện lần đầu tiên bởi một người đàn ông địa phương năm 2018 dọc theo bờ sông Tykhkhakh ở Cộng hòa Sakha của Nga có chiều dài toàn bộ 40 cm khiến nó không giống bất kỳ mẫu vật sói nào hiện có trên Trái đất.
“Đây là một khám phá độc đáo về phần còn lại của một con sói vào Thế Pleistocene đã trưởng thành hoàn toàn với mô được bảo quản rất tốt. Chúng tôi sẽ so sánh nó với những con sói thời hiện đại để hiểu loài này đã phát triển như thế nào và tái tạo lại diện mạo của nó”, nhà nghiên cứu sinh vật học Albert Protopopov từ Học viện Khoa học Cộng hòa Sakha thông tin.
Protopopov, cùng với các nhà khoa học từ Thụy Điển và Nhật Bản, đã nghiên cứu cái đầu, được cho là từ một con sói trưởng thành từ hai đến bốn tuổi.
Video đang HOT
Công việc của họ bao gồm phân tích DNA của động vật cổ đại và sử dụng các kỹ thuật chụp cắt lớp để không xâm lấn bên trong hộp sọ của mẫu vật.
Theo Protopopov, việc tìm thấy sọ sói trong quá trình băng Siberia tan không phải là hiếm, nhưng chúng hiếm khi ở cùng cấp độ với loài săn mồi cổ đại khổng lồ này.
“Sự độc đáo của phát hiện này là chúng tôi đã tìm thấy đầu của một con sói trưởng thành với các mô mềm và não được bảo quản hoàn hảo”, Protopopov cho biết.
Bên cạnh con sói, các nhà khoa học cũng kiểm tra một mẫu vật sư tử mới được phát hiện, được cho là một con cái. Các nhà nghiên cứu nghĩ rằng nó có thể đã chết ngay sau khi được sinh ra và sau đó được bảo quản trong băng.
Với biệt danh Spartak, đàn con cũng ở trong tình trạng vô cùng tồi tệ, mang đến cho các nhà khoa học một cơ hội tuyệt vời để nghiên cứu và tìm hiểu thêm về những mẫu vật cổ xưa này.
“Cơ bắp, cơ quan và bộ não của chúng đang ở trong tình trạng tốt. Chúng tôi muốn đánh giá khả năng vật lý và sinh thái của chúng bằng cách so sánh chúng với sư tử và sói ngày nay”, nhà nghiên cứu cổ sinh học Naoki Suzuki từ Trường Y khoa Đại học Jikei ở Tokyo nhấn mạnh.
Học phí trường Y 70 triệu/năm có thể là bước đột phá
Học phí một năm học y đa khoa hiện nay còn ít hơn học phí khóa học một kĩ thuật mổ nào đó tại phòng xác kéo dài 2-3 ngày, hoặc chi phí để được vào xem một cuộc mổ của một bác sĩ nổi tiếng.
Hồi học đại học, tôi không phải đóng học phí và còn được nhận học bổng. Không phải do tôi học giỏi, mà là ai cũng có học bổng. Học sinh phổ thông lên đại học như tôi nhận 18 đồng mỗi tháng. Có mấy anh hình như có thành tích gì đó thì được 22 đồng/tháng. Ngoài học bổng còn có nhu yếu phẩm, gạo, thịt, mắm, muối..., thỉnh thoảng có cả thuốc lá Hoa Mai, Đà Lạt nữa, dù tôi không hút thuốc.
18 đồng đối với dân thành phố có thể không là gì, nên cứ mỗi khi nhận học bổng là các bạn đó kéo nhau ra quán xài cho hết. Nhưng với một số bạn ở tỉnh, đó có thể là nguồn tiền dùng để sống trọn tháng. Ngay cả gạo hay nhu yếu phẩm, nhiều bạn cứ nhận được là bán ngay cho những người thu gom chực chờ ngoài cổng trường.
Bác sĩ Võ Xuân Sơn - Tác giả bài viết
Khi ra trường, tôi nói chuyện với nhiều bệnh nhân. Họ luôn nghĩ rằng gia đình tôi rất giàu. Phải giàu mới có đủ tiền cho con học y, vì theo họ, học y tốn kém lắm. Thật vậy, cái ống nghe Littmann lúc ấy giá khoảng gần 3 chỉ vàng, số tiền lớn ngang với một gia tài đối với nhiều người dân. Tuy nhiên, với chính sách học bổng như vậy, thì dù cho không có cái ống nghe Littmann, thậm chí là nhiều bạn nhà rất nghèo, vẫn có thể trở thành bác sĩ.
Thế rồi, vài năm sau khi tôi ra trường, Nhà nước không cấp học bổng cho sinh viên nữa. Ngược lại, sinh viên còn phải đóng học phí. Thực ra thì ban đầu học phí rất thấp, chỉ mang tính tượng trưng. Về sau này, sinh viên phải đóng tiền mua đủ thứ sách, giáo trình. Có thầy đi giảng còn mang cả sách lên giảng đường, dành hẳn một khoảng thời gian để bán sách.
Khi tôi làm nghiên cứu sinh, học phí tôi đóng rất thấp so với các anh trên 45 tuổi. Vì khi ấy tôi còn trẻ, nên Nhà nước trả tiền đào tạo. Còn các anh lớn tuổi học xong không phục vụ được bao nhiêu, nên phải đóng học phí rất cao. Tuy nhiên, đóng học phí cao hay thấp thì học phí cũng chỉ là tượng trưng. Còn tất tần tật, học môn gì cũng đóng tiền, thi gì cũng đóng tiền. Trình luận án thì ngoài tiền hội trường, tiền máy, tiền cho nhân viên phục vụ, tiền công chấm thi của các thầy... còn phải trả tiền đi lại, ăn ở cho các thầy nữa. Gặp hội đồng có vài thầy từ nước ngoài về thì mạt luôn.
Trường ĐH Y Dược TP.HCM vừa công bố học phí mới. Dư luận khá xôn xao vì mức ấy cao hơn trước đây rất nhiều. Cá nhân tôi thì không cho rằng mức học phí đó là cao. Trên thực tế, thời gian qua, dù mức học phí chính thức khá thấp, thì học viên cũng phải trả khá nhiều tiền ngoài nữa.
Tôi thường xuyên tham gia các hội thảo chuyên ngành, trong nước cũng như quốc tế. Tôi cũng đã tham gia nhiều khóa học huấn luyện chuyên môn kĩ thuật. Nếu so sánh mức học phí của Trường ĐH Y Dược TP.HCM với phí tham gia các hội nghị, khóa học thì nó hoàn toàn không cao. Học phí một năm học y đa khoa hiện nay còn ít hơn so với học phí cho một khóa học một kĩ thuật mổ nào đó tại phòng xác kéo dài 2 hay 3 ngày, hoặc chi phí để được vào xem một cuộc mổ của một bác sĩ nổi tiếng kéo dài vài giờ.
Đấy là chưa kể đến học phí học đại học ở các nước tiên tiến. Học phí đại học ở các nước tiên tiến hầu hết là rất cao. Các trường càng có danh tiếng thì học phí càng cao. Đã vậy, ở bất cứ nước tiên tiến nào, chi phí học y luôn là cao nhất so với hầu hết các ngành khác.
Nếu nhà nghèo thì tốt hơn...
Vấn đề là làm sao để cho những người có đủ khả năng trí tuệ, có đam mê, có tố chất để trở thành bác sĩ, nhưng nhà nghèo, có thể đeo đuổi trường y?
Tôi đã gặp một số bác sĩ tại Mỹ là người gốc nhập cư, trong đó có cả người gốc Việt. Tất cả họ đều nói, rằng nếu nhà họ nghèo, thì điều kiện học của họ tốt hơn là nhà không nghèo nhưng không giàu. Vì họ nhận được sự hỗ trợ từ Nhà nước và nhiều tổ chức phi lợi nhuận. Những người không nhận được hỗ trợ, mà gia đình không thể trả học phí, thì có thể mượn tiền để học, sau khi ra trường sẽ trả nợ.
Tất nhiên là lương mà họ nhận được sau khi ra trường đủ cho họ sống ở mức khá cao, mà vẫn có thể dành một phần để trả nợ cho toàn bộ thời gian học (học Y để ra hành nghề là từ 11 đến 15 năm) chỉ trong một khoảng thời gian ngắn hơn thời gian học.
Ở Việt Nam, tôi cho rằng việc thu học phí với mức được coi là cao như hiện nay của Trường ĐH Y Dược TP.HCM có thể sẽ là một bước đột phá cho thu nhập của nhân viên y tế, bao gồm cả bác sĩ. Khi ấy, chỉ rất ít người có đủ lòng trắc ẩn để sẵn sàng bỏ tiền ra học y và khi ra trường chấp nhận đồng lương Nhà nước như hiện nay.
Còn một điều nữa mà tôi mong muốn. Đó là, cùng với việc đưa mức học phí lên cao phù hợp với chi phí đào tạo, mong rằng các trường hạn chế bớt các khoản thu ngoài học phí. Chứ nếu mức học phí như hiện nay mà cũng chỉ là tượng trưng, thì chắc ít ai có thể học ra trường.
Học phí 70-88 triệu đồng/năm, học sinh nghèo từ bỏ ước mơ vào trường Y Đại học Y Dược TP.HCM và khoa Y (Đại học Quốc gia TP.HCM) đưa ra mức học phí cao nhất từ 70- 88 triệu đồng/năm học khiến nhiều học sinh từ bỏ nguyện vọng trường Y. Theo đề án tuyển sinh của Đại học Y Dược TP.HCM, học phí năm 2020-2021 ngành Y khoa là 68 triệu đồng/năm, ngành Răng - Hàm -...