Bí ẩn đáng sợ về vùng đất được mệnh danh ‘làng chim tự sát’
Cứ mỗi đợt gió mùa cuối năm, ngôi làng Jatinga phía Đông Bắc Ấn Độ lại xảy ra hiện tượng chim tự sát hàng loạt vô cùng bí ẩn.
Người dân làng tin rằng linh hồn của ma quỷ sống lưu lạc trên bầu trời chính là thủ phạm gây ra cái chết cho hàng ngàn con chim mỗi năm.
Jatinga là một ngôi làng nhỏ nằm ở Assam, thuộc vùng Đông Bắc Ấn Độ. Nơi đây cũng được mệnh danh là “ vùng đất quỷ” bởi mỗi năm xảy ra hiện tượng hàng ngàn con chim đua nhau…tự sát.
Hiện tượng chim tự sát ở Jatinga được cho là xuất hiện lần đầu vào năm 1905. Cứ vào đợt gió mùa cuối năm, những đàn chim di cư lưu lạc đến đây, và thậm chí cả những con chim sống tại làng bỗng dưng chết hàng loạt không lý do.
Khi hoàng hôn xuống, hoặc lúc trời nhập nhoạng tối, nhiều con chim lao từ trên trời xuống với tốc độ cao để tự sát. Chúng bị đâm vào cây cối hoặc các ngôi nhà trong làng và chết.
Ban đầu, người ta cho rằng đây chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên. Tuy nhiên, hiện tượng này xảy ra tại Jatinga đã hơn 100 năm, dấy lên những nghi vấn, bí ẩn về vùng đất này.
Từ rất lâu, nhiều người dân làng Jatinga tin rằng những linh hồn của ma quỷ sống lưu lạc trên bầu trời chính là thủ phạm gây ra cái chết cho hàng ngàn con chim mỗi năm. Do đó, dân làng bắt giữ chúng bằng cọc tre và đánh đến chết.
Một số nhà khoa học đưa ra giả thuyết, có thể những con chim bị mất phương hướng trong điều kiện thời tiết nhiều sương mù do gió mùa gây ra khi di cư đến làng. Hành động vô thức lao xuống có thể do bị thu hút bởi ánh đèn khi trời nhập nhoạng tối.
Những chuyên gia nghiên cứu về chim thì tin rằng có sự liên kết nào đó giữa hiện tượng này và lực điện từ trong khu vực, do vị trí địa lý đặc biệt.
Salim Ali, nhà nghiên cứu chim hàng đầu Ấn Độ không khỏi xót xa khi nhiều năm chứng kiến cảnh tượng này. Ông cho biết: “Điều lạ kỳ nhất là đa phần loài chim có tập quán hoạt động vào ban ngày, nhưng tại sao những con chim tại đây lại tụ họp vào buổi đêm, thời gian đáng lẽ cũng đang chìm trong giấc ngủ?”
Cho đến nay những bí ẩn về vùng đất được mệnh danh “làng chim tự sát” vẫn chưa được giải đáp.
Australia: Dơi quạ chết hàng loạt do nắng nóng | VTC. Nguồn: Youtube
Mộc Nhiên
Giải mã bí ẩn hòn đảo được mệnh danh "nơi cô đơn nhất trên thế giới"
Đảo Bouvet, được biết đến với tên gọi 'hòn đảo cô đơn nhất thế giới' bởi nó vô cùng hẻo lánh, tồn tại tách biệt với thế giới của chúng ta nằm ở khoảng giữa vùng Nam Phi và Nam Cực.
Đảo Bouvet được tìm ra vào ngày 1/1/1739, do Jean-Baptiste Charles Bouvet de Lozier, người chỉ huy chiếc tàu Pháp Aigle và Marie. Tuy nhiên, vị trí của đảo đã không được định vị chính xác, mà bị chệch 8 độ về phía đông, và Bouvet đã không đi hết một vòng hòn đảo, do đó ông không biết đó là đảo hay một phần của lục địa.
Vào năm 1772, Thuyền trưởng James Cook rời Nam Phi trên theo một nhiệm vụ tìm ra hòn đảo. Tuy nhiên, khi đến tọa độ 54S, 11E mà Bouvet đánh dấu, ông không tìm thấy gì. Thuyền trưởng Cook đã cho rằng Bouvet đã nhìn nhầm một đỉnh băng thành hòn đảo, và ông từ bỏ cuộc tìm kiếm.
Đảo không được nhìn thấy cho đến tận năm 1808, khi nó được James Lindsay, thuyền trưởng tàu đánh cá voi Snow Swan của Công ty Enderby, tìm thấy. Ông là người đầu tiên đánh dấu vị trí chính xác của hòn đảo.
Hòn đảo Bouvet được mệnh danh "nơi cô đơn nhất trên thế giới".
Đây là hòn đảo nơi xa xôi nhất thế giới, cũng cô đơn nhất vì không có người sinh sống. Với diện tích 49 km2, tới 93% diện tích nơi này bao phủ bởi những dòng sông băng ngăn cách bờ biển phía nam và phía đông.
Khu dân cư gần nhất với Bouvet là đảo Tristan da Cunha. Nơi này có cư dân rất thưa thớt, chỉ 271 người. Trong khi đó, khoảng cách từ Bouvet tới Tristan da Cunha lên đến 1404 dặm (hơn 2200km). Điều này càng cho thấy Bouvet "cô đơn" đến mức nào.
Bao quanh hòn đảo là băng và tập trung nhiều núi lửa.
Điều kiện tự nhiên trên đảo Bouvet rất khắc nghiệt, địa thế băng bao phủ và tập trung nhiều núi lửa. Thực vật chỉ giới hạn là rêu và địa y. Trong khi đó, hải cẩu, hải âu và chim cánh cụt là những cư dân duy nhất trên đảo. Bởi vậy, con người không hề sinh sống ở Bouvet.
Để đến được hòn đảo cô đơn là cả hành trình dài đầy khó khăn. Không dễ dàng tiếp cận Bouvet khi xung quanh nó là những tảng băng khổng lồ vây quanh. Để tới đây dễ dàng nhất, người ta chỉ có thể dùng máy bay trực thăng. Chính bởi địa hình hiểm trở, vị trí xa xôi và điều kiện thổ nhưỡng khắc nghiệt, nơi này hiếm khi đón khách tới tham quan, mà chỉ sử dụng với mục đích nghiên cứu.
Đến thời điểm này, rất ít người từng đặt chân tới đảo. Năm 1964, người ta phát hiện thấy xác một con thuyền bỏ rơi bên đảo. Tuy nhiên không ai biết chủ nhân của con thuyền là ai, và tung tích của họ ra sao, còn sống hay đã chết.
Phong Linh (tổng hợp)
Lý giải những nụ cười bí ẩn chết người của các xác chết cách đây 2.800 năm Muốn các nạn nhân của mình khi chết vẫn mang vẻ ngoài vui vẻ, những kẻ thực dân Phê-ni-xi trên hòn đảo Sardinia đã tạo ra những nụ cười đáng sợ bằng loại độc bí ẩn. Cách đây hơn 2.800 năm trước, ở hòn đảo Sardinia, nụ cười đã trở thành một vũ khí giết người trong một nghi lễ cổ đại. Rất...