Bí ẩn đằng sau cuộc đảo chính hụt ở Thổ Nhĩ Kỳ
Chỉ 72 giờ sau cuộc đảo chính thất bại, Chính quyền Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan ngay lập tức thực hiện các biện pháp thanh trừng với 13.000 công chức bị đình chỉ, 6.000 quân nhân bị bắt giữ. Nhiều người nghi ngờ, liệu đảo chính có phải là cái cớ mà ông Erdogan dựng nên để thanh lọc quân đội và củng cố sức mạnh
Cho đến nay, nhiều phương tiện truyền thông tại khu vực Trung Cận Đông và trên thế giới nhấn mạnh đến giả thuyết chính quyền Erdogan đã sẵn sàng với âm mưu đảo chính. Đài Phát thanh nước Pháp đã có bài tổng hợp về các bài viết đa chiều của báo chí quốc tế về sự kiện đảo chính hụt ở Thổ Nhĩ Kỳ.
Trang mạng Tunisia Kapitalist.com nhận định, ông Erdogan đúng là “hậu duệ của Machiavel” – chính trị gia thế kỷ XV, người cổ vũ cho các mưu đồ chính trị xảo trá, tàn khốc với mục đích cao nhất là tiêu diệt đối thủ, thâu tóm quyền lực.
Tờ Financial Times cho biết, công ty nghiên cứu Streetbees của Anh đã tiến hành một cuộc khảo sát ở Thổ Nhĩ Kỳ, theo đó một phần ba số người được hỏi ủng hộ quan điểm cho rằng đứng đằng sau cuộc đảo chính quân sự thất bại ở Thổ Nhĩ Kỳ chính là Tổng thống Erdogan.
Người dân Thổ Nhĩ Kỳ cho rằng một loạt mâu thuẫn và tính “nghiệp dư” của cuộc đảo chính quân sự tại nơi vốn có truyền thống tổ chức đảo chính khiến họ có suy nghĩ như vậy. Chẳng hạn, cuộc tấn công vào khách sạn ở Marmaris, nơi tổng thống và gia đình của ông hiện diện, đã xảy ra sau một giờ đồng hồ, sau khi các kênh truyền hình phát lời kêu gọi của ông Erdogan tại sân bay Istanbul.
Video đang HOT
Cuộc đảo chính bất thành đêm 15.7 đã mở đầu cho những cuộc thanh trừng của chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ?
Những người được hỏi cũng không tin rằng tính mạng của tổng thống đã gặp nguy hiểm: máy bay của ông bị hai tiêm kích cơ đuổi theo nhưng họ không bắn. Ngoài ra, âm mưu đảo chính quân sự là “món quà” cho chính quyền: chính phủ sốt sắng bắt tay vào cuộc thanh trừng trong quân đội và trong số các đối thủ của mình.
Trong một bài viết có tựa đề “Thổ Nhĩ Kỳ: Erdogan đằng sau cú đảo chính hụt” của tuần báo Le Nouvel Observateur cân nhắc kỹ nhiều luận điểm ủng hộ giả thuyết có bàn tay của ông Erdogan. Theo Le Nouvel Observateur, cho dù khả năng này là không cao, nhưng những hiểu biết hiện tại chưa cho phép loại trừ hoàn toàn một giả thuyết dường như cuộc đảo chính không được chuẩn bị kỹ và Tổng thống Erdogan đã khai thác rất tốt tình thế hậu đảo chính
.Ngay sau khi đảo chính nổ ra, Tổng thống Erdogan đã cáo buộc giáo sĩ Fethullah Gulen, một trí thức Hồi giáo nổi tiếng đang sống lưu vong ở Mỹ, là chủ mưu. Chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ đã ngay lập tức yêu cầu Mỹ dẫn độ ông Gullen, song Washington đã bác bỏ yêu cầu này và chỉ chấp thuận với một điều kiện đó là Ankara phải có bằng chứng đầy đủ để chứng minh ông Gulen là chủ mưu.
Mặc dù không đạt được yêu cầu, nhưng Ankara không bỏ cuộc, Chính quyền Tổng thống Erdogan cho biết đang thu thập chứng cứ và sẽ hoàn tất trong vòng 10 ngày tới để tiến hành dẫn độ ông Gulen.Tuy nhiên, một phân tích trên tờ Le Monde cho rằng rất khó khẳng định vai trò của phong trào Gulen trong cuộc đảo chính. Theo các chuyên gia, các quân nhân đảo chính không thực sự thâm nhập được vào giới chóp bu quân đội hiện nay. Dựa trên những gì mà chúng ta biết được về các quân nhân đảo chính, qua hàng nghìn vụ bắt bớ vừa qua sau cuộc đảo chính hụt, bức tranh không hề rõ ràng.
Theo bài tổng hợp trên tờ Le Courrier International, bên cạnh đó, cũng có nhiều ý kiến phản biện bác bỏ “thuyết âm mưu”, khi cho rằng kế hoạch đảo chính đầy bất trắc và không thể tiên liệu được phản ứng trong bộ phận còn lại của giới quân nhân.
Nhà báo Anthony Bellanger của đài France Inter nhận định: “Rất đơn giản, bởi vì quân đội rất ghét Erdogan”. Theo nhà báo Anthony Bellanger, bên cạnh việc rất căm ghét ông Erdogan, trong thời gian gần đây, quân đội Thổ Nhĩ Kỳ còn liên tiếp bị Tổng thống Erdogan hạ nhục, do vậy một bộ phận quân đội đã quyết định nổi dậy. Sự thật về cuộc đảo chính ngày 15.7 hẳn không dễ làm sáng tỏ trong thời gian trước mắt. Có rất nhiều cách lý giải khác nhau về nguyên nhân đảo chính. Nhưng dù có hay không có bàn tay của Tổng thống Erdogan, cuộc đảo chính hụt vừa qua cũng cho thấy tình trạng căng thẳng, phân hóa và bế tắc cao độ trong xã hội và chính trường Thổ Nhĩ Kỳ. Dù là người chiến thắng sau biến cố này, ông Erdogan cũng là người chịu nhiều tổn thất, đặc biệt với cái chết của bạn thân, của con trai…
Theo nhà quan sát Jean Francois Colosimo của báo Le Figaro, tham vọng độc chiếm toàn bộ quyền lực của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ “có thể khiến chế độ bục vỡ từ bên trong, mà cuộc đảo chính vừa qua chỉ là một biểu hiện”. Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ, cho dù bị thanh trừng, bị chính quyền Erdogan khống chế, tiếp tục là một ẩn số. Các đảng phái chính trị đối lập trong ngắn hạn dường như không đủ sức để tạo thành đối trọng đáng kể trước thế thượng phong của đảng cầm quyền AKP. Trong khi đó, ít người tin tưởng vào khả năng cải cách theo hướng tự dân chủ hóa của AKP, dưới quyền lãnh đạo của ông Erdogan.Với những diễn biến như hiện nay, giới chuyên gia nhận định một làn sóng bất ổn mới có thể sẽ diễn ra ở Thổ Nhĩ Kỳ, những người ủng hộ chủ nghĩa thế tục có thể trả thù sau những hành động cứng rắn của Tổng thống Tayyip Erdogan.
Theo Danviet
Vụ đảo chính Thổ Nhĩ Kì, Nga thành "ngư ông đắc lợi"
Thổ Nhĩ Kì đã chấn động vào hôm 15-7 sau khi một cuộc đảo chính bất ngờ nổ ra với mục tiêu lật đổ Tổng thống Recep Tayyip Erdogan.
Nỗ lực đảo chính Thổ Nhĩ Kỳ đã thất bại và Tổng thống Erdogan nhanh chóng sử dụng cơ hội này để cung cố quyền lực bằng cách xa thải hàng chục nghìn quan chức chính phủ, quân đội, cảnh sát hay tòa án có dấu hiệu làm phản.
Thổ Nhĩ Kì sẽ ở trong tình trạng khẩn cấp quốc gia trong 3 tháng, trong khi đó, Hội đồng châu Âu về quyền con người ở nước này cũng bị tạm ngừng hoạt động. Theo chuyên gia chính trị Anna Borshchevskaya tại Học viện chính sách Cận Đông ở Washington, cuộc đảo chính bất thành này sẽ buộc ông Erdogan phải thân thiết hơn với Nga và xa rời phương Tây, những nước luôn yêu cầu Ankara phải thành lập một nền dân chủ cởi mở và quan tâm đến quyền con người.
Sau cuộc đảo chính Thổ Nhĩ Kì đang gần với Nga và xa rời phương Tây
Bà Borshchevskaya đã trích dẫn nhận định của chuyên gia về Trung Đông, ông Alexander Shumilin, cho rằng, sự xích lại gần nhau trong quan hệ Nga - Thổ Nhĩ Kì đã được thể hiện phần nào khi Tổng thống Erdogan đổ lỗi cho những kẻ gây ra vụ đảo chính là lực lượng chịu trách nhiệm cho việc bắn rơi chiến đấu cơ Su-24 của Nga vào hồi tháng 11-2015. Đây là sự việc đã làm tổn hại nghiêm trọng đến quan hệ giữa 2 nước. Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov từng khẳng định rằng, đây không phải là một hành động quyết đoán mà như một "sự khiêu khích có kế hoạch".
Phe đảo chính ở Thổ Nhĩ Kì đang bị Ankara đổ lỗi là lực lượng gây ra mọi vấn đề về đối nội và đối ngoại tại nước này, trong khi đó, Moscow cũng có thể sử dụng cơ hội mới này để gây áp lực lên chính sách ngoại giao của Thổ Nhĩ Kì, đặc biệt là trong vấn đề Syria.
Rõ ràng, Thổ Nhĩ Kì khó có thể tiếp tục chính sách ngoại giao đối đầu với Tổng thống Syria Bashar Assad sau vụ đảo chính do họ cần tập trung vào giải quyết vấn đề nội bộ trước khi hỗ trợ cho các lực lượng nổi dậy ở Syria.
Tóm lại, điều mà Moscow được lợi nhất sau cuộc đảo chính này sẽ là sự bất ổn của Thổ Nhĩ Kì cũng như nội bộ NATO. Một NATO không đoàn kết là cơ hội cho Nga lôi kéo thêm đồng minh hay ít nhất là giảm nhẹ phần nào tình trạng đối đầu căng thẳng không hề có lợi.
Theo Danviet
Người lấy thân mình chặn xe tăng phe đảo chính ở Thổ Nhĩ Kỳ là ai? "Tôi muốn trái tim, bộ não, và tất cả bộ phận cơ thể bị nghiền nát cùng một lúc", Dogan kể về giây phút nằm trước xe tăng và sẵn sàng đón nhận cái chết. Metin Dogan nằm trước xe tăng tại sân bay Ataturk ở Istanbul đêm 15/7. Ảnh: Reuters Metin Dogan, 40 tuổi, sống tại Istanbul, không hề do dự khi...