Bí ẩn “Đại ca của các đại ca” ở Sài Gòn: Phá ngục đốt trại – Kỳ 3
“Để trị Đại, họ bắt cậu quỳ xuống, 2 cảnh sát hai bên xốc Đại đứng nhón chân lên, xong họ cạy miệng cậu bé bắt thả vào miệng con gián sống, để cho nó chui tọt vào cổ họng, rồi chui thẳng vào dạ dày”
Bản lĩnh… thủ lĩnh
Như đã nói ở kỳ trước, 10 tuổi, Đại Cathay mới chỉ là cậu bé đánh giày dưới trướng của “ông trùm” Tám “lâu” (vốn là lãnh đạo của bọn ba binh, ba tướng ở rạp CaThay). không ngày nào trước cửa rạp hát Cathay không xảy ra những vụ đánh lộn giành khách giữa đám trẻ bụi đời. Lì lợm và liều lĩnh, Đại cứ lăn xả vào đối thủ liên tục tấn công, dù kẻ đó có cao hơn nửa cái đầu cũng mặc. Trăm lần như một, Đại luôn là kẻ chiến thắng, dù tay chân mặt mũi đầy vết rách bầm. Nghiễm nhiên, hắn trở thành thủ lĩnh của đám nhóc tì du thủ du thực trong khu vực. đã to gan đứng ra lôi kéo mấy thằng đày đày “ làm ăn riêng” trước các thế lực Sài Gòn…
Vào những năm 1947, 1948 của thế kỷ trước, lúc đó Đại CaThay mới 10 tuổi, là thằng bé đánh giày ở rạp CaThay, dưới sự quản sự của ông “trùm” Tám Lâu. Sài Gòn những năm đó bị xáo trộn, giới du thủ dư thực nổi loạn, tranh cứ địa bàn để làm ăn bất chính. Tám Lâu là một dạng “trùm” như thế. Dưới trướng của hắn có rất nhiều dạng người. Lúc ấy, khu vực Cầu Mống- Dân Sinh- Cầu Ông Lãnh được dân giang hồ gọi là khu Da Heo, do Tám Lâu cai quản. Sáng sáng, Tám Lâu ở trần, mặc quần dài, ngồi trên chiếc xích lô đạp rào khắp khu vực đi kiểm tra lãnh địa, mặt luôn đằng đằng sát khí, bà con buôn bán ở khu Da Heo sợ hắn như một hung thần. Tất cả người buôn bán đều phải “đóng xâu” cho Tám Lâu để làm ăn được yên ổn.
Nhiều lần chứng kiến thằng nhóc đánh giày từ đâu mới đến trổ tài đánh đấm, thu phục đám trẻ bụi đời, Tám Lâu thấy có cảm tình với Đại. Thỉnh thoảng Tám Lâu kêu Đại đi nhậu với mình và kết nghĩa anh em rồi muốn nuôi dưỡng Đại để làm những việc đại sự như tiêu giết băng nhóm khác hoặc những kẻ không chịu thuần phục trong khu vực.
Khu chợ một thời Đại Cathay sinh sống
Thế nhưng, chứng kiến những việc làm bất nhân bất nghĩa của Tám Lâu, Đại vẫn bỏ ngoài tai. Bởi vì, lúc đó Đại là thằng bé thất học, bị đẩy ra ngoài xã hội va đạp với thói hư tật xấu quá sớm nhưng trong sâu thẳm đầu Đại vẫn còn biết suy nghĩ thế nào là phải trái đúng sai. Nhìn những đưa bạn cùng cảnh ngộ phải nộp “tô” rồi bị Tám Lâu chà đạp, đánh đập và bóc lột sức lao động, Đại không chịu nổi.
Suy đi tính lại, Đại thấy thương những bạn bè cùng cảnh ngộ, lại xét thấy trước những sự đàn áp của các ông trùm, những thằng nhóc có đánh giày đến mòn tay vẫn không có lúc nào ngóc đầu lên được. Thế là, Đại đã bàn với bạn bè cùng tuổi trong nhóm đánh giày tách ra làm ăn riêng. Sau một lế hoạch được bàn tính, Đại và một số bạn bè như Tư mỏ chuột, Năm lửa, Tư Chà gà, Cái Thị… tách ra về ngõ Da Heo (Cách rạp CaThay không xa) lập hội. Chính những bạn bè sát cánh của Đại sau này là những tên tuổi giang hồ khét tiếng một thời mà mỗi khi nhắc đến ai cũng phải khiếp vía.
Từ đây, Đại bắt đầu phải đương đầu với các thế lực giang hồ Sài Gòn khác. Việc đầu tiên là tránh được sự thâu tóm của trùm Tám Lâu. Hắn vốn đã không ưng bụng vì Đại không nghe lời và dám đứng ra làm ăn độc lập. Đó là chưa kể những tên tuổi khác sẵn sàng cho thằng bé Đại biến mất.
Trong hoàn cảnh đó, Đại phải khôn ngoan để chống chọi, thoát nạn và mưu cầu miếng cơm manh áo nơi đầu đường xó chợ. Đồng thời, phải đảm bảo được công ăn việc làm cho nhóm bạn trong nhóm. Từ những sự khéo léo chèo chống này, Đại đã dần dần trở thành thủ lĩnh nhí…
Video đang HOT
Từ ngày trở thành tay anh chị trong thế giới trẻ bụi đời, Đại vẫn đóng thùng đánh giày, nhưng là để giao cho đàn em đi làm mang tiền về nộp. Hàng chục trẻ bụi đời dưới trướng của Đại tụ tập quanh Đại, mỗi sáng nhận thùng đánh giày, nhận báo, sau đó túa đi làm nhiều nơi, chiều đem tiền về nộp cho “đại ca” Đại. Mới chút tuổi đầu mà Đại đã biết cách thu phục “nhân tâm” bằng cách rất hào phóng, không bao giờ giữ tiền làm của riêng cho mình, mà chia hết cho đàn em, bản thân Đại cũng chỉ nhận một phần tương đương với mọi người.
Nhiều đứa trẻ bụi đời trong nhóm chẳng may bị ế báo hoặc bị mưa ướt hết báo, Đại CaThay chẳng những không bắt đền tiến, cũng không chửi bới, đánh đập như những tay anh chị khác, mà còn lấy tiền lời chung để bù đắp, chia phần cho những đứa trẻ không may. Nhờ vật mà đàn em càng nể phục và nghe lời Đại, tiếng “lành” nhanh chóng vang xa, trẻ bụi đời các nơi rủ nhau về tề tựu dưới trướng của Đại.
Chợ cũ Sài Gòn gắn với tuổi thơ và cuộc đời Đại Cathay sau này
Với tình hình đó, nạn đánh lộn, tranh giành khách trong các khu vực của Đại CaThay cũng tự nhiên mà giảm hẳn. Khu vực “làm ăn” của nhóm trẻ bụi đời do Đại đứng đầu lúc đó nằm gần bót cảnh sát quận Nhì, còn có tên là bót Dân Sinh. Không dễ trị như những trẻ lang thang khác, Đại Cathay vẫn trơ trơ những lời hăm họa, tát tai, đá đít, một mình nhận tội chứ nhất định không chịu khai tên tuổi những đàn em tham gia ẩu đả. Một lần, các cảnh sát quận Nhì nghĩ ra đòn độc để trị Đại, qua đó dằn mặt cả bọn trẻ bụi đời. Họ bắt Đại quỳ xuống đất, hai cả sát hai bên xốc Đại đứng nhón chân lên, xong họ cạy miệng cậu bém bắt thả vào miệng con gián sống, để cho nó chui tọt vào cổ họng, rồi chui thẳng vào dạ dày.
Ngứa ngáy, kinh tởm, Đại ói ra mật xanh. Đám trẻ bụi đời đứng xung quanh sợ mất hồn, có đứa đái ra cả quần. Nhưng Đại sau một hồi nôn thốc, nôn tháo trấn tĩnh trở lại, tiếp tục câm như hến, chỉ nhận một mình gây hấn, không có đứa trẻ nào khác tham gia.
Trước đứa trẻ cứng đầu, bất trị, các “ông cò” chỉ có cách tống Đại vào trại giáo hóa Thủ Đức, nơi chế độ Sài Gòn cũ tập trung những thiếu nhi phạm pháp và phạm tội. Bắt đầu từ đây, Đại đã gặp gỡ với một tay anh chị nổi tiếng khác mà sau này luôn sát cánh cùng Đại. Và cũng chính nhân vật này đã cùng với Đại phát động cuộc nổi loạn của đám trẻ để đốt trại Giáo hóa Thủ Đức làm rúng động chế độ Sài Gòn cũ, để từ đây, cuộc đời của Đại bước sang một trang mới với sự liều lĩnh, máu lạnh… làm nên tên tuổi của Đại Cathay sau này….
Đến khi xưng bá giang hồ ở Sài Gòn, Đại CaThay có 6 chiến tướng nổi tiếng gồm Đức “remong”, Lộc điên, Năm công, Phong, Ngân, và H “đầu bò” chính là nhân vật cung cấp, kể lại câu chuyện này. Cũng cung cấp thêm cho bạn đọc “lục tướng” của Đại Ca Thay mỗi người để lại một huyền thoại, thế những dù tài thao lược trong giới giang hồ đến mấy cũng phải khuất phục trước Đại CaThay. Nói như nhân chứng H “đầu bò” thì ” Anh Đại có một đôi mắt khác đời, vừa sợ, vừa ánh lên cái thiện trong xã hội loạn lạc lúc đó, vì thế ai cũng khuất phục”.
(Còn tiếp)
Lê Hoàng
Theo_Người Đưa Tin
Vì sao Đại Cathay được coi là Đại ca của các đại ca Sài Gòn?
"Chiến tướng" thân cận nhất của Đại Cathay duy nhất còn sót lại, ông có biệt hiệu là H "đầu bò", cánh tay trái của Đại CaThay những ngày còn xưng hùng, xưng bá.
"Cánh tay đắc lực của Đại Cathay"
Lâu nay, báo chí, tiểu thuyết và cả phim ảnh nói rất nhiều về "Đại ca của các đại ca" ở Sài Gòn- Đại Cathay. Để tìm thông tin chính thống nhất, chúng đã "may mắn" được tiếp cận với "chiến tướng" thân cận nhất của Đại Cathay duy nhất còn sót lại, ông có biệt hiệu là H "đầu bò". Đây là một chiến tướng đắc lực, cánh tay trái của Đại CaThay trong những ngày còn xưng hùng, xưng bá ở Sài Gòn trước năm 1975.
H "đầu bò" một thời là cánh tay đắc lực của Đại Cathay.
Khi nhắc đến H "đầu bò" dân Sài thành hầu như đều rất rõ, thậm chí, nhân vật này đã từng được dựng thành phim. Vốn là một tri thức cũ, hòa bình lập lại, ông rửa tay gác kiếm, đi theo nghề báo, là một cây viết nổi tiếng từng được độc giả biết đến. Quá trình tiếp tận, PV đã có được ông H tiết lộ những tư liệu thành thực nhất về "Đại ca của các đại ca ở Sài Gòn"....
Trước năm 1975, xã hội đen trên đất Sài Gòn được người dân đặt cho cái tên vừa miệt thị vừa khiếp sợ, đó là "du đãng". Có 4 trùm du đãng khét tiếng nhất ở Sài Gòn mà trong giới gọi là "tứ đại thiên vương", đó là: Nhất Đại - nhì Tỳ - tam Cái - tứ Thế (tức Đại Cathay, Huỳnh Tỳ, Ngô Văn Cái và Ba Thế). Đại Cathay được xếp đầu bảng. Thế nhưng đối với cuộc đời Đại Cathay có kể kết luận bằng một câu: "Cuộc đời của Đại Cathay bắt đầu bằng nổi bất hạnh và kết thúc bằng nghi án đầy bí ẩn"...
Trong ký ức của ông H "đầu bò" (vì lý do tế nhị, xin được dấu tên), ông vẫn còn nhớ nhí in sâu những kỷ niệm, tích cách, cách lãnh đạo băng nhóm và cả nghĩa khí, cuộc đời của Đại Cathay. Ông H "đầu bò" kể lại với chúng tôi rằng, vào thập niên 1960 và đầu đầu niên 1970 đã quá quen với hình ảnh của Đại Cathay được mô tả trên báo, được tiểu thuyết hóa và dựng thành phim. Đó là một thanh niên điển trai, đeo kính đen, với mái tóc bồng bềnh, quần Jean, giày cao cổ, trên môi không rời điếu thuốc, tay luôn "múa" hộp quẹt Zippo.
Ngày đó, cả đám " giang hồ" cộm cán, đám đàn em tin cẩn cũng không ai biết Đại Cathay là con ai, tên thật là gì. Chính Đại Cathay cũng... không biết tên thật của mình nốt. Hơn chục lần bị điệu về bót cảnh sát, Đại tự khai cho mình hơn chục lai lịch khác nhau. Theo đó, cha của hắn lúc là Lên Văn Cự, lúc lại là Trần Văn Trự... Mẹ của Đại Cathay cũng khá... nhiều tên, lúc là Hương, lúc là Duyên, sống hay chết thì "có trời mà biết". Nói tóm lại, như Đại Cathay thường tự nhận, Đại Cathay là một thằng... con trời có lẽ xuôi tai hơn cả.
"Tuổi thơ dữ dội"
Kì thực, Đại tuổi Thìn, sinh năm 1940. Theo tìm hiểu của chúng tôi, mẹ của Đại tên gì không rõ, chỉ biết người xung quanh thường gọi là bà Sáu. Còn cha Đại thì chính tên là Lê Văn Cự, vốn cũng là một tay giang hồ hảo hớn ở khu vực chợ Cầu Muối. Sau năm 1945, Hai Cự tham gia kháng chiến, trở thành lính của "Mười ban tự vệ công tác thành", sau đó bỏ vào chiến khu rừng Sác đầu quân vào bộ đội Bình Xuyên của thủ lĩnh Ba Dương (tức Dương Văn Dương).
Đại giống cha như tạc. Thuở nhỏ, Đại Cathay sống với cha mẹ ở đường Đỗ Thành Nhân, Khánh Hội (nay la Đoàn Văn Bơ Quận 4). Cả cha lẫn mẹ của hắn đều nghèo, làm nghể chẻ củi thuê cho một vựa củi nằm bên kia Cầu Mống, cạnh chợ cũ, Quận 1. Đại thường xuyên trốn học chạy sang chơi vơi đám trẻ con bụi đời cạnh vựa củi. Hiền lành, ít nói, dù khuôn mặt rất ngầu, tính phóng khoáng, lại rất "lì đòn", những đức tính được "thừa kế" đầy đủ từ cha đã giúp Đại nhanh chóng được đám trẻ đồng cảnh mến mộ.
Đại Cathay (áo đen) và viên tướng đã tìm cách tiêu diệt Đại một thời.
Sau 1945 cha Đại tham gia kháng chiến và bị bắt vào cuối năm 1946, bị đày ra Côn Đảo và ít lâu sau thì chết. Cha mất, mẹ lấy chồng khác. Bố dượng là 1 tay máu me cờ bạc, lại nghiện thuốc phiện năng nên gia sản dần dần biến hết. Cáu bẳn vì sinh kế, ông dượng thường nọc đứa con riêng của vợ ra hành hạ để hả cơn bực tức. Không chịu nổi, Đại bỏ học hẳn, sang vườn hoa Cầu Mống đánh giày, bán báo tự nuôi thân. Khu vực làm ăn của Đại là xung quanh nĐại Cathay tư Công Lý (nay là Khởi Nghĩa) - Nguyễn Công Trứ.
Vì vậy mà ngay từ nhỏ Đại ít được gần cha, chủ yếu sống với mẹ ở đường Đỗ Thành Nhân, phường Khánh Hội (nay là đường Đoàn Văn Bơ, Quận 4). Quận 4 là vùng đô thị ven Sài Gòn mới ra đời, là nơi tập hợp của người dân tứ xứ bỏ quê vào thành thị. Vì vậy mà nơi đây rất phức tạp ngay từ khi nó mới ra đời, để rồi giới giang hồ Sài Gòn dựa dẫm vào quận 4 để hoạt động, biến nới đây thành "thánh địa" của xã hội đen Sài Gòn trước ngày giải phóng. Sống trong môi trường đó, Đại bỏ học từ nhỏ, thường chơi với đám trẻ con bụi đời chung quanh.
Như thừa hưởng "gien" của người cha từng là dân "anh chị", Đại sớm thể hiện là đứa trẻ có tính tình phóng khoáng, nhưng lại rất lì đòn, nhanh chóng được đám trẻ đồng cảnh nể phục, tôn là "Đại ca". Chưa tới 10 tuổi đầu, Đại đã có thể luồn lách vào các chợ, sạp hàng ở chợ Vân Đồn, chợ Tôn Thất Thuyết để ăn trộm dưa, chuối về chia cho những đứa trẻ đồng cảnh ngộ.
(Còn tiếp)
Lê Hoàng
Theo_Đời Sống Pháp Luật
Kinh hãi "lạc" vào 3 cơ sở ngâm tẩm da heo, chế biến bì sợi Bất ngờ ập vào 3 căn nhà trong hẻm 80 (phường 16, quận 8), công an phát hiện chủ cơ sở đang chế biến một lượng lớn da heo ngâm hóa chất thành bì sợi. Ngày 13/4, Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường (PC49) - Công an TPHCM phối hợp với công an quận 8 đã bất ngờ ập...