Bí ẩn ‘Đại ca của các đại ca’ ở Sài Gòn: Giang hồ loạn chiến – Kỳ 4
Khi bắt vào trại giáo hóa Thủ Đức, Đại đã gặp một tay anh chị nổi tiếng. Chính nhân vật này đã cùng với Đại phát động cuộc nổi loạn đốt trại Giáo hóa Thủ Đức làm rúng động chế độ Sài Gòn cũ.
Ăn cơm tù như cơm bụi
Cũng phải thông tin lại rằng lại rằng, ở miền Nam trước giải phóng, có bốn nơi được coi là “lò đào tạo du đãng”. Nơi thứ nhất là Trại nuôi dạy trẻ mồ côi, cơ nhỡ nằm tại địa điểm nhà hát Hòa Bình hiện nay. Nơi thứ hai là Làng cô nhi Thủ Đức, điều kiện sống khá hơn những vấn rất lỏng lẻo, tha hồ cho đám tiểu yêu phá phách. Nhưng tên nhóc bất trị nhất, hai trại giam trên đều không chứa nổi thường bị cảnh sát lùa vào Trại giáo hóa Thủ Đức, Thực chất, đây chỉ là nơi báo cô đám du thủ du thực, chờ chúng đủ tuổi là đẩy vào quân đội. Nơi thứ tư, trại Tế Bần nằm bên kia cầu Trịnh Minh Thế (nay là cầu Tân Thuận) là một trại giam trung chuyển giam giữ những tên lưu manh sắp hết tuổi vị thành niên.
Sau nửa tháng bị giam, nếu có người nhà bảo lãnh, đóng phạt, tên tiểu yêu sẽ được cho ra. Nếu không chúng sẽ bị nhốt lại, chờ đủ tuổi tống vào đội quân “cưỡng bức phục vụ” tức lao công phục vụ chiến trường. Kẻ nào bị liệt vào hạng này coi như cầm chắc cái chết. Ngoài mặt trận, việc của họ là đi trước phát cây, mở đường, đào công sự, trong khi chân không giày dép, hai người chung một sợi dây xích chân, muốn chạy cũng không được, mặc kệ mưa đạn vãi cả trước mặt lẫn sau lưng. Biết trước số phận “bia thịt” của mình nên đám du đãng vào trại tế bần chưa ấm chỗ đã tìm cách trốn. Lọt ra khỏi vòng rào các trại, đám nhóc lại lần về các băng nhóm du đáng, bụi đời.
Một góc chợ Sài Gòn trước năm 1975
Khi gặp được Đại, Đức “rê mông”, họ cùng nhau lên kế hoạch thâu tóm quyền lực trong trại, không có kẻ nào dám chống lại. Thế là vào một đêm Noel, ban quản chế trại tổ chức đốt lửa trại cho bọn trẻ hư vui chơi. Khi nghe tin này, Đức Rê mông mừng lắm, trình bày kế hoạch với Đại. Hai cái đầu lưu manh chụm lại với nhau đưa ra một lế hoạch mà chưa một tay anh chị nào dám nghĩ tới, đó là lợi dụng lúc đốt lửa trại sẽ phóng hỏa đốt trại để tìm đường tháo thân. Đúng như kế hoạch, Đại tập hợp những bọn trẻ hư có mặt lại, lên kế hoạch chi tiết để thực hiện trận “hỏa công” này.
Đêm đốt lửa trại ở Trại giáo hóa Thủ Đức cũng xa hoa, nhộn nhịp chưa từng có, tất cả nhân viên quản lý trại đến bọn trẻ ai cũng mở lòng vui chơi. Bỗng đâu, những đứa trẻ cầm củi từ đống lửa chạy túa ra, mỗi đứa một nơi, trên tay cầm thanh củi đang cháy châm ngòi đốt trại. Đại và Đức “rê mông” là những kẻ tiên phong, đốt nhà của ban quả chế trước. Hàng chục ngọn lửa bùng lên làm nhốn nháo cả trại giáo hóa. Không thể dập tắt đám cháy, cũng không đủ lực lượng đàn áp bọn trẻ hư nổi loạn người trong bản quản chế chỉ biết đứng nhìn rồi chạy tháo thân khi ngọn lửa bùng lên.
Sau này người ta nói lại rằng, vụ hỏa hoạn đó gây nhiều thiệt hại cho chính quyền chế độ cũ. Còn tất cả bọn trẻ hư lợi dụng trại bí phá, chúng chạy toán loạn, mỗi đứa một hướng bỏ lại cái trại trơ trụi củi than. Còn chính quyền Sài Gòn cũ thì điên đầu truy tìm Đại, kẻ cầm đầu vụ đốt trại tai tiếng ấy. Báo chí Sài Gòn ngay sau đêm Noel đó đã tung hô Đại như một thủ lĩnh của “Lương Sơn Bạc” giữa Sài Thành.
Hổ ẩn mình
Video đang HOT
Sau khi thoát trại, Đại lên kế hoạch bỏ trốn khỏi Sài Gòn. Nhưng Đức “rê mông” lại phân tích rằng “sau vụ hỏa công này, ở cái xứ lính tráng và cảnh sát, có trốn đi đâu cũng không thoát, chi bằng về Sài Gòn xây dựng cơ đồ may ra có thể tồn tại.”. Đức “rê mông” còn lý luận, hiện ở đất Sài gòn mỗi tay trùm xưng bá một vùng, như ở Lò Heo có Của Gia Định, Hiệp thành có Bé “bún”…. Ngoài ra các sòng bạc, nhà thờ, vũ trường đều có những tên tai tiếng cầm đầu, nên phải trở về chỗ cũ để mưu cầu nghiệp lớn.
Đại Cathay bắt đầu các cuộc chinh phạt đẫm máu
Sau khi nghe sự tư vấn của Đức “rê mông”, Đại mừng ra mặt và đồng ý trở về Rạp Cathay bắt đầu dựng nghiệp lớn. Và để lấy số má, Đức “rê mông” vạch kế hoạch cho Đại làm cuộc thanh trừng đẫm máu mang tên “chinh phạt”. Không cần lý do, Đại đơn thương độc mã vác dao đi tìm những tay anh chị sừng sỏ để chém. Nhiều kẻ chủ sò bị chém, báo chí Sài Gòn được một phen bán chạy “như tôm tươi”. Giới giang hồ khiếp sợ với “sát thủ đơn thân”.
Lê Hoàng
Theo_Người Đưa Tin
Bí ẩn "Đại ca của các đại ca" ở Sài Gòn: Phá ngục đốt trại - Kỳ 3
"Để trị Đại, họ bắt cậu quỳ xuống, 2 cảnh sát hai bên xốc Đại đứng nhón chân lên, xong họ cạy miệng cậu bé bắt thả vào miệng con gián sống, để cho nó chui tọt vào cổ họng, rồi chui thẳng vào dạ dày"
Bản lĩnh... thủ lĩnh
Như đã nói ở kỳ trước, 10 tuổi, Đại Cathay mới chỉ là cậu bé đánh giày dưới trướng của "ông trùm" Tám "lâu" (vốn là lãnh đạo của bọn ba binh, ba tướng ở rạp CaThay). không ngày nào trước cửa rạp hát Cathay không xảy ra những vụ đánh lộn giành khách giữa đám trẻ bụi đời. Lì lợm và liều lĩnh, Đại cứ lăn xả vào đối thủ liên tục tấn công, dù kẻ đó có cao hơn nửa cái đầu cũng mặc. Trăm lần như một, Đại luôn là kẻ chiến thắng, dù tay chân mặt mũi đầy vết rách bầm. Nghiễm nhiên, hắn trở thành thủ lĩnh của đám nhóc tì du thủ du thực trong khu vực. đã to gan đứng ra lôi kéo mấy thằng đày đày "làm ăn riêng" trước các thế lực Sài Gòn...
Vào những năm 1947, 1948 của thế kỷ trước, lúc đó Đại CaThay mới 10 tuổi, là thằng bé đánh giày ở rạp CaThay, dưới sự quản sự của ông "trùm" Tám Lâu. Sài Gòn những năm đó bị xáo trộn, giới du thủ dư thực nổi loạn, tranh cứ địa bàn để làm ăn bất chính. Tám Lâu là một dạng "trùm" như thế. Dưới trướng của hắn có rất nhiều dạng người. Lúc ấy, khu vực Cầu Mống- Dân Sinh- Cầu Ông Lãnh được dân giang hồ gọi là khu Da Heo, do Tám Lâu cai quản. Sáng sáng, Tám Lâu ở trần, mặc quần dài, ngồi trên chiếc xích lô đạp rào khắp khu vực đi kiểm tra lãnh địa, mặt luôn đằng đằng sát khí, bà con buôn bán ở khu Da Heo sợ hắn như một hung thần. Tất cả người buôn bán đều phải "đóng xâu" cho Tám Lâu để làm ăn được yên ổn.
Nhiều lần chứng kiến thằng nhóc đánh giày từ đâu mới đến trổ tài đánh đấm, thu phục đám trẻ bụi đời, Tám Lâu thấy có cảm tình với Đại. Thỉnh thoảng Tám Lâu kêu Đại đi nhậu với mình và kết nghĩa anh em rồi muốn nuôi dưỡng Đại để làm những việc đại sự như tiêu giết băng nhóm khác hoặc những kẻ không chịu thuần phục trong khu vực.
Khu chợ một thời Đại Cathay sinh sống
Thế nhưng, chứng kiến những việc làm bất nhân bất nghĩa của Tám Lâu, Đại vẫn bỏ ngoài tai. Bởi vì, lúc đó Đại là thằng bé thất học, bị đẩy ra ngoài xã hội va đạp với thói hư tật xấu quá sớm nhưng trong sâu thẳm đầu Đại vẫn còn biết suy nghĩ thế nào là phải trái đúng sai. Nhìn những đưa bạn cùng cảnh ngộ phải nộp "tô" rồi bị Tám Lâu chà đạp, đánh đập và bóc lột sức lao động, Đại không chịu nổi.
Suy đi tính lại, Đại thấy thương những bạn bè cùng cảnh ngộ, lại xét thấy trước những sự đàn áp của các ông trùm, những thằng nhóc có đánh giày đến mòn tay vẫn không có lúc nào ngóc đầu lên được. Thế là, Đại đã bàn với bạn bè cùng tuổi trong nhóm đánh giày tách ra làm ăn riêng. Sau một lế hoạch được bàn tính, Đại và một số bạn bè như Tư mỏ chuột, Năm lửa, Tư Chà gà, Cái Thị... tách ra về ngõ Da Heo (Cách rạp CaThay không xa) lập hội. Chính những bạn bè sát cánh của Đại sau này là những tên tuổi giang hồ khét tiếng một thời mà mỗi khi nhắc đến ai cũng phải khiếp vía.
Từ đây, Đại bắt đầu phải đương đầu với các thế lực giang hồ Sài Gòn khác. Việc đầu tiên là tránh được sự thâu tóm của trùm Tám Lâu. Hắn vốn đã không ưng bụng vì Đại không nghe lời và dám đứng ra làm ăn độc lập. Đó là chưa kể những tên tuổi khác sẵn sàng cho thằng bé Đại biến mất.
Trong hoàn cảnh đó, Đại phải khôn ngoan để chống chọi, thoát nạn và mưu cầu miếng cơm manh áo nơi đầu đường xó chợ. Đồng thời, phải đảm bảo được công ăn việc làm cho nhóm bạn trong nhóm. Từ những sự khéo léo chèo chống này, Đại đã dần dần trở thành thủ lĩnh nhí...
Phá ngục
Từ ngày trở thành tay anh chị trong thế giới trẻ bụi đời, Đại vẫn đóng thùng đánh giày, nhưng là để giao cho đàn em đi làm mang tiền về nộp. Hàng chục trẻ bụi đời dưới trướng của Đại tụ tập quanh Đại, mỗi sáng nhận thùng đánh giày, nhận báo, sau đó túa đi làm nhiều nơi, chiều đem tiền về nộp cho "đại ca" Đại. Mới chút tuổi đầu mà Đại đã biết cách thu phục "nhân tâm" bằng cách rất hào phóng, không bao giờ giữ tiền làm của riêng cho mình, mà chia hết cho đàn em, bản thân Đại cũng chỉ nhận một phần tương đương với mọi người.
Nhiều đứa trẻ bụi đời trong nhóm chẳng may bị ế báo hoặc bị mưa ướt hết báo, Đại CaThay chẳng những không bắt đền tiến, cũng không chửi bới, đánh đập như những tay anh chị khác, mà còn lấy tiền lời chung để bù đắp, chia phần cho những đứa trẻ không may. Nhờ vật mà đàn em càng nể phục và nghe lời Đại, tiếng "lành" nhanh chóng vang xa, trẻ bụi đời các nơi rủ nhau về tề tựu dưới trướng của Đại.
Chợ cũ Sài Gòn gắn với tuổi thơ và cuộc đời Đại Cathay sau này
Với tình hình đó, nạn đánh lộn, tranh giành khách trong các khu vực của Đại CaThay cũng tự nhiên mà giảm hẳn. Khu vực "làm ăn" của nhóm trẻ bụi đời do Đại đứng đầu lúc đó nằm gần bót cảnh sát quận Nhì, còn có tên là bót Dân Sinh. Không dễ trị như những trẻ lang thang khác, Đại Cathay vẫn trơ trơ những lời hăm họa, tát tai, đá đít, một mình nhận tội chứ nhất định không chịu khai tên tuổi những đàn em tham gia ẩu đả. Một lần, các cảnh sát quận Nhì nghĩ ra đòn độc để trị Đại, qua đó dằn mặt cả bọn trẻ bụi đời. Họ bắt Đại quỳ xuống đất, hai cả sát hai bên xốc Đại đứng nhón chân lên, xong họ cạy miệng cậu bém bắt thả vào miệng con gián sống, để cho nó chui tọt vào cổ họng, rồi chui thẳng vào dạ dày.
Ngứa ngáy, kinh tởm, Đại ói ra mật xanh. Đám trẻ bụi đời đứng xung quanh sợ mất hồn, có đứa đái ra cả quần. Nhưng Đại sau một hồi nôn thốc, nôn tháo trấn tĩnh trở lại, tiếp tục câm như hến, chỉ nhận một mình gây hấn, không có đứa trẻ nào khác tham gia.
Trước đứa trẻ cứng đầu, bất trị, các "ông cò" chỉ có cách tống Đại vào trại giáo hóa Thủ Đức, nơi chế độ Sài Gòn cũ tập trung những thiếu nhi phạm pháp và phạm tội. Bắt đầu từ đây, Đại đã gặp gỡ với một tay anh chị nổi tiếng khác mà sau này luôn sát cánh cùng Đại. Và cũng chính nhân vật này đã cùng với Đại phát động cuộc nổi loạn của đám trẻ để đốt trại Giáo hóa Thủ Đức làm rúng động chế độ Sài Gòn cũ, để từ đây, cuộc đời của Đại bước sang một trang mới với sự liều lĩnh, máu lạnh... làm nên tên tuổi của Đại Cathay sau này....
Đến khi xưng bá giang hồ ở Sài Gòn, Đại CaThay có 6 chiến tướng nổi tiếng gồm Đức "remong", Lộc điên, Năm công, Phong, Ngân, và H "đầu bò" chính là nhân vật cung cấp, kể lại câu chuyện này. Cũng cung cấp thêm cho bạn đọc "lục tướng" của Đại Ca Thay mỗi người để lại một huyền thoại, thế những dù tài thao lược trong giới giang hồ đến mấy cũng phải khuất phục trước Đại CaThay. Nói như nhân chứng H "đầu bò" thì " Anh Đại có một đôi mắt khác đời, vừa sợ, vừa ánh lên cái thiện trong xã hội loạn lạc lúc đó, vì thế ai cũng khuất phục".
(Còn tiếp)
Lê Hoàng
Theo_Người Đưa Tin
Vì sao Đại Cathay được coi là Đại ca của các đại ca Sài Gòn? "Chiến tướng" thân cận nhất của Đại Cathay duy nhất còn sót lại, ông có biệt hiệu là H "đầu bò", cánh tay trái của Đại CaThay những ngày còn xưng hùng, xưng bá. "Cánh tay đắc lực của Đại Cathay" Lâu nay, báo chí, tiểu thuyết và cả phim ảnh nói rất nhiều về "Đại ca của các đại ca" ở Sài...