Bí ẩn cuộc “Thập tự chinh 10.000 trẻ em” đầy bi kịch năm 1212
Cuộc Thập tự chinh Trẻ em năm 1212 được biết đến như là một thảm họa nhưng những chi tiết về sự kiện đặc biệt này vẫn nằm trong vòng bí ẩn
Giáo hoàng Urban II. Ảnh: W.H.O.
Cuộc Thập tự chinh Trẻ em năm 1212 được biết đến như là một thảm họa nhưng những chi tiết về sự kiện đặc biệt này vẫn nằm trong vòng bí ẩn. Trong biên niên sử về những cuộc Thập tự chinh, chỉ có một phần ngắn nhắc về việc này. Thậm chí, đây cũng không phải là một cuộc Thập tự chinh đúng nghĩa do chưa bao giờ được Giáo hoàng chính thức phê chuẩn, tán thành.
Vào năm 1095, Giáo hoàng Urban đã kêu gọi cuộc Thập tự chinh lần thứ Nhất. Trong khoảng 300 năm sau đó, các đời Giáo hoàng đều kêu gọi các tín hữu tới các quốc gia Hồi giáo để thánh chiến nhằm giành lại quyền kiểm soát thành phố thiêng Jerusalem – một địa điểm tôn giáo quan trọng của cả Công giáo, Hồi giáo và Do Thái giáo.
Bức tranh vẽ Cuộc Thập tự chinh Trẻ em của họa sĩ Gustave Doré. Ảnh: W.H.O.
Vào năm 1212, Stephen của xứ Cloyes (Pháp), lay động bởi lời kêu gọi của Giáo hoàng, đã dẫn theo 30.000 tín hữu tới Paris (Pháp) để xin sự ủng hộ của nhà vua trong cuộc trường chinh dành lại Jerusalem. Điều đáng ngạc nhiên ở đây là Stephen lúc ấy mới chỉ có 12 tuổi và toàn bộ số người đi theo cậu bé cũng chỉ là trẻ em.
Trong khi đó, Nicholas của xứ Cologne (Đức) cũng đang dẫn đầu một nhóm tín hữu 10.000 người, bao gồm cả người lớn và trẻ em. Tin rằng một thiên thần đã truyền lệnh khởi động một cuộc Thập tự chinh, Nicholas đã dẫn người của mình qua Dãy Anpơ để đến Jerusalem.
Video đang HOT
Một bức tranh khác mô tả cuộc Thập tự chinh Trẻ em diễn ra vào năm 1212. Ảnh: W.H.O.
Mặc dù cả 2 cuộc Thập tự chinh Trẻ em này đều có chung đặc điểm là xuất phát từ niềm tin tôn giáo mãnh liệt và có chung lời thề giống như cuộc Thập tự chinh lần thứ Nhất, Giáo hội lại coi Stephen, Nicholas và những người đi theo là một mối đe dọa. Lý do là việc 1 đứa trẻ có thể kéo theo hàng chục ngàn con người đi theo mình khiến cho các giáo sĩ địa phương lo sợ quyền kiểm soát Hội Thánh sẽ bị chuyển dịch.
Nhiều chi tiết về cuộc Thập tự chinh Trẻ em năm 1212 vẫn nằm trong vòng bí ẩn của lịch sử. Ảnh: W.H.O.
Tuy nhiên, dù việc truyền cảm hứng, niềm tin tôn giáo rất thành công, cả Stephen và Nicholas đều thất bại trong việc hoạch định hậu cần. Nicholas đã dẫn người của mình vượt qua dãy Anpơ để tới được Genoa (Italy). Tại đây, những người dân địa phương không hề chào đón đội quân trẻ em sùng tín vốn đang mệt mỏi, đói khát. Nhóm của Stephen cũng gặp vấn đề tương tự khi tới được Marseilles (Pháp).
Hiện tại, các nhà sử học vẫn chưa thể làm sáng tỏ chuyện gì xảy ra với 2 nhóm trên sau khi tới được Genoa và Marseilles. Một giả thuyết cho rằng đội quân trẻ em đã tan vỡ khi đến được 2 điểm nói trên: một số quyết định làm việc luôn tại địa phương để chờ thuyền chở đến Jerusalem, một số khác trở về nhà, một số chết đuối trên biển, một số bị bắt làm nô lệ,…
Giáo hoàng Innocent III. Ảnh: W.H.O.
Một giả thuyết khác cho rằng một nhóm, không rõ là của Stephen hay Nicholas, đã tiếp tục tới Rome để xin Giáo hoàng ban phước lành. Tuy nhiên, Giáo hoàng của thời kỳ đó là Innocent III đã khen ngợi những đứa trẻ bởi lòng nhiệt thành, đồng thời khuyên chúng về nhà vì toàn bộ đều quá trẻ để tham gia Thập tự chinh.
Vào năm 1977, nhà sử học Peter Raedts đã nghiên cứu lại biên niên sử các cuộc Thập tự chinh và cho rằng những người tham gia cuộc Thập tự chinh Trẻ em đều thuộc tầng lớp người nghèo, bị gạt ra ngoài lề xã hội. Ông Raedts tin rằng sau khi cuộc Thập tự chinh lần thứ Nhất thất bại, những con người này cảm thấy cần phải đích thân tham gia thánh chiến để giành lại vùng Đất Thánh Jerusalem.
Nói cách khác, theo quan điểm của ông Raedts, những người tham gia cuộc Thập tự chinh năm 1212 là người nghèo chứ không phải trẻ em như các tài liệu trước đó ghi chép lại.
Theo Danviet
Giải mã cái chết của vua Hồi giáo từng khiến phương Tây khiếp sợ
Vị vua Hồi giáo từng đánh bại đạo quân Thập tự chinh phương Tây ở thế kỷ 12 và qua đời một cách bí ẩn ở tuổi 56.
Saladin là một trong những chiến binh, vị vua nổi tiếng nhât thế giới Hồi giáo.
Theo Phys.org, sinh năm 1137, Saladin là một trong những vị vua Hồi giáo nổi tiếng nhất thế giới Ả Rập. Ở thời đỉnh cao quyền lực, vương quốc của ông bao gồm Ai Cập, Syria, Mesopotamia, Hejaz, Yemen và một phần khu vực Bắc Phi.
Chiến công lớn nhất của Saladin là đánh chiếm thành phố Jerusalem - vùng đất
linh thiêng của cả 3 tôn giáo, bao gồm Thiên chúa giáo, Do Thái giáo và Hồi giáo.
Đạo quân Thập tự chinh hùng mạnh của châu Âu do vua Richard I của nước Anh dẫn đầu thất bại trong cuộc đại chiến với Saladin và buộc phải ký hòa ước vào năm 1192.
Saladin đổ bệnh vào năm 1193 và qua đời chỉ sau 2 tuần. Cái chết của ông cho đến nay vẫn là điều bí ẩn.
Mới đây nhất, Hội nghị Bệnh học lâm sàng Lịch sử lần thứ 25 được tổ chức tại Trường Y thuộc Đại học Maryland, Mỹ. Chủ đề của hội nghị là chẩn đoán chứng bệnh ảnh hưởng tới nhân vật nổi tiếng trong lịch sử.
Bác sĩ Gluckman nhân dịp này đã công bố kết luận sau một thời gian xem xét bệnh án của Saladin.
Saladin từng giúp đế chế Hồi giáo chiếm vùng đất thánh Jerusalem, buộc quân Thập tự chinh phải ký hòa ước.
"Chẩn bệnh sau hàng thế kỷ đòi hỏi nhiều tư duy và trí tưởng tượng. Điều gì đã xảy ra với Saladin là một câu đố thú vị", bác sĩ Gluckman nói, nhắc đến khả năng Saladin qua đời vì bệnh thương hàn.
Thương hàn là căn bệnh có thể gây chết người lây lan qua thức ăn và nước nhiễm khuẩn. Triệu chứng của bệnh thương hàn bao gồm sốt cao, suy nhược, đau bụng, đau đầu và ăn không ngon.
Bác sĩ Gluckman nhấn mạnh con người ở thế kỷ 12 chưa biết đến bệnh thương hàn và do vậy không có phương thức điều trị hiệu quả. Ngày nay, các bác sĩ có thể điều trị căn bệnh này bằng thuốc kháng sinh.
Nhưng thương hàn vẫn là một trong những căn bệnh gây chết người nếu không được điều trị. Ước tính khoảng 22 triệu người trên thế giới mắc bệnh thương hàn mỗi năm, trong đó có 200.000 ca tử vong.
Theo Danviet
Con trai thủ lĩnh tối cao IS al-Baghdadi bị tiêu diệt ở Syria Hudayfah al-Badri, con trai trùm khủng bố IS được cho là đã bị tiêu diệt khi tham gia tấn công địa điểm do quân đội Nga và Syria kiểm soát. Hudayfah al-Badri, con trai con trai thủ lĩnh tối cao IS Abu Bakr al-Baghdadi. Cơ quan truyền thông của Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS), Amaq thông báo cái chết của Hudhayfah...