Bí ẩn công thức rèn bảo kiếm huyền thoại thời Trung cổ
Vào thời Trung cổ, thép Damascus được dùng để rèn những bảo kiếm sắc bén và có độ bền cao. Thế nhưng, công thức rèn kiếm này bị thất truyền.
Thép Damascus (hay còn gọi thép Wootz) là loại nguyên liệu vô cùng nổi tiếng thời Trung cổ. Nguyên do là bởi nó được sử dụng để chế tạo nên những thanh bảo kiếm vô cùng sắc bén và khó bị gãy.
Theo các ghi chép, những thanh kiếm được rèn từ thép Damascus sắc bén tới mức có thể cắt đứt sợi tóc cũng như xuyên thủng áo giáp một cách dễ dàng.
Các nhà nghiên cứu cho rằng, thép Damascus dùng để rèn kiếm thời Trung cổ có lịch sử ra đời từ hàng nghìn năm trước. Nó được cho xuất hiện đầu tiên là ở Ấn Độ cổ đại.
Loại thép Damascus có chứa nhiều carbon hơn so với các loại thép thông thường. Người Ấn Độ sử dụng loại thép này để chế tạo nhiều loại vũ khí.
Video đang HOT
Về sau, thép Damascus được nhiều nước châu Âu thời Trung cổ để rèn kiếm vì vũ khí được làm từ nguyên liệu này có khả năng sát thương cao hơn so với những loại khác.
Thế nhưng, kỹ thuật chế tạo thép Damascus bị thất truyền vì nhiều lý do. Theo đó, các chuyên gia, nhà khoa học dành nhiều thời gian để tìm kiếm công thức bí mật để tạo nên loại thép tốt dùng trong rèn kiếm của người xưa.
Để làm điều đó, các chuyên gia thực hiện các nghiên cứu về những thanh kiếm được làm từ thép Damascus còn tồn tại cho đến ngày nay. Kết quả nghiên cứu cho thấy trong những thanh kiếm có các thành phần của dây nano cementit và ống nano carbon.
Việc ứng dụng công nghệ nano được xem là tiến bộ công nghệ vượt bậc của người xưa. Họ còn bổ sung carbon vào sắt (từ 1 – 2%) để kiếm rèn ra có độ bền cao và sắc bén hơn.
Thêm nữa, việc rèn kiếm ở nhiệt độ khoảng 900 độ C cũng góp phần giúp tạo ra những thanh kiếm hoàn hảo.
Tuy nhiên, đến nay, các chuyên gia vẫn chưa thể thành công trong việc tái tạo loại thép Damascus giúp chế tạo vũ khí sắc bén như của người xưa.
Giải mã bí ẩn 'hố đen' chưa ai từng biết đến xuất hiện trên Google Maps
Các chuyên gia đã tìm ra lời giải về hố đen bất thường từng xuất hiện trên Google Maps gây xôn xao cư dân mạng.
Giải mã bí ẩn 'hố đen' chưa ai từng biết đến xuất hiện trên Google Maps
Tháng trước, một người dùng Reddit đã phát hiện ra hình ảnh hố đen kỳ lạ chưa ai từng biết đến thông qua Google Maps. Bài đăng của tài khoản Reddit có tên Kokoblocks thu hút nhiều sự quan tâm của cư dân mạng cho thấy hình ảnh hố đen nằm giữa đại dương.
Một khu vực trông giống hòn đảo giữa đại dương nhưng có màu đen khiến người xem dễ liên tưởng đến hố đen khi nhìn từ trên cao xuống.
Mới đây, các chuyên gia đã vào cuộc và đưa ra lời giải thích cho hình ảnh kỳ lạ từng gây xôn xao. Họ cho biết đây là khu vực đảo không có người ở, có tên là Vostok, rộng khoảng 227.000 mét vuông, ở phía đông bắc New Zealand, thuộc Cộng hòa Kiribati.
Theo tờ National Geographic, Vostok là một trong năm đảo san hô ở quần đảo Line phía nam Thái Bình Dương hiếm khi con người ghé thăm. Những gì bạn nhìn thấy toàn màu đen thực ra là khu vực có màu xanh lá rất đậm. Đó là một khu rừng rậm rạp tạo thành từ những cây Pisonia, có thể cao tới gần 300 mét.
Đảo là nơi sinh trưởng của rất nhiều cây lá xanh rậm rạp
Chúng phát triển mạnh mẽ với số lượng lớn, trồng sát nhau, hình ảnh chụp từ trên cao nhìn xuống không có gì ngoài khu rừng xanh lá rậm rạp.
Lần đầu tiên những nhà thám hiểm người Nga phát hiện ra hòn đảo Vostok vào năm 1820 và họ đặt cho nó theo tên con tàu mà họ đang sử dụng. Nơi này trở thành một phần của Kiribati vào năm 1979, là một khu bảo tồn động vật hoang dã.
Enric Sala, nhà bảo tồn dẫn đầu một chuyến thám hiểm đến khu vực vào năm 2009 để ghi lại chất lượng nước, quần thể cá cũng như sự đa dạng của rạn san hô.
Vì quần đảo Line là một trong đảo san hô biệt lập nhất hành tinh nên các nhà nghiên cứu đã thiết lập mô hình cơ sở nghiên cứu về các rạn san hô khỏe mạnh.
Đây không phải là lần đầu tiên vệ tinh của Google tìm thấy một hòn đảo lạ. Vào tháng 2/2021, Joleen Vultaggio, một phụ nữ Michigan đã chia sẻ những hình ảnh về vùng đất khá kỳ lạ mà cô đã phát hiện qua Google Maps. Sau đó, người ta phát hiện ra rằng khu vực đó là Đảo Ouvea, thuộc Polynesia, New Caledonia thuộc sở hữu của Pháp.
Tàn tích của thành phố lớn thứ 2 thế giới thời trung cổ Hampi là kinh đô cuối cùng của vương quốc Hindu Vijaynagar, nằm dọc bờ sông Tungabhadra miền Nam Ấn Độ. Đây là một trong những thành phố giàu có và lớn nhất thế giới thời trung cổ.