Bí ẩn chuyện thương lái thu mua vảy cá, bao nhiêu cũng khuân sạch
Các tỉnh ĐBSCL có nhiều làng nghề chế biến khô cá nổi tiếng, mỗi ngày lượng vảy cá thải ra vô cùng lớn. Tưởng rằng vảy cá là đồ bỏ đi, hoá ra nó còn được nhiều người thu mua, bao nhiêu cũng “khuân” hết.
Đánh vảy cá ở 1 cơ sở làm khô cá sặc rằn
Thay vì bỏ đi, người dân tại các làng làm khô ở An Giang thu gom vảy cá sặc bổi, cá lóc bán cho thương lái với giá 1.200 – 2.000 đồng mỗi kg.
Bà Nguyễn Thị Hường – chủ cơ sở chế biến khô ở xã Khánh An, huyện An Phú, An Giang cho biết, hiện mỗi ngày nhà bà làm khoảng 10 tấn cá sặc bổi để làm khô. Lượng vảy thải ra tương đương 600 kg.
“Hơn hai năm trước, có người đến bao tiêu toàn bộ vảy cá với giá 1.200 đồng mỗi kg nên tôi bán luôn, thay vì bỏ đi”, bà Hường nói và cho biết khoảng 4 – 5 ngày là lái cho xe tải tới cân và chở vảy cá đi, bao nhiêu cũng tiêu thụ hết nhưng hỏi làm gì thì họ không nói.
Nhiều hộ khác ở làng khô xã Khánh An cũng bán cho các thương lái từ nơi khác đến thu mua với giá 1.500 – 2.000 đồng mỗi kg.
Sọt đựng vảy cá
Ông Cao Xuân Điệu, Chủ tịch UBND xã Khánh An xác nhận có việc thương lái thu mua vảy cá sặc, cá lóc tại các làng khô trên địa bàn. “Qua làm việc với một số cơ sở làm khô thì họ nói bán vảy cá cho thương lái làm phân bón”, ông Điệu nói.
Video đang HOT
Ông Phạm Thành Tâm, Phó Phòng nông nghiệp huyện An Phú cho rằng, việc thương lái thu mua loại phế phẩm này giúp tăng thu nhập cho người dân và giảm thiểu ô nhiễm môi trường. “Địa phương sẽ tìm hiểu xem họ mua chở đi đâu, sử dụng vào mục đích gì”, ông nói.
Đổ vảy cá vào bao dành để bán
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trong vảy cá chứa rất nhiều chất lecithin, có tác dụng tăng cường sức nhớ của bộ não và kéo dài sự suy lão của tế bào não. Ngoài ra, vảy cá còn chứa rất nhiều loại nguyên tố vi lượng phong phú, đặc biệt là hàm lượng canxi và phốt pho cao, có thể đề phòng được bệnh còi xương của trẻ em và bệnh loãng xương ở người già…
Theo Cửu Long (VnExpress)
Mưa nhiều, lũ về sớm, miền Tây lên kế hoạch ứng phó
Lũ năm nay về sớm khoảng 20 ngày, cộng với mưa giông và sự cố vỡ đập thủy điện ở Lào đã làm hàng nghìn ha lúa, hoa màu ở An Giang, Đồng Tháp... bị ảnh hưởng. Hiện nay các tỉnh đang khẩn trương đảm bảo an toàn cho người dân và sản xuất.
Tại An Giang, ông Phạm Thành Tâm, Phó trưởng Phòng NN-PTNT huyện An Phú cho biết, An Phú nằm đầu nguồn giáp biên giới Campuchia đang có lũ từ thượng nguồn sông Mekong đổ về nhưng lịch xuống giống vụ thu đông muộn hơn các tỉnh lân cận. Từ ngày 1/8 -15/9 sẽ gieo sạ khoảng 5.000ha lúa và xuống giống 3.000ha hoa màu. Vụ lúa hè thu vừa rồi có hàng trăm hecta ngoài đê bao còn khoảng 2 tuần nữa thu hoạch thì bị lũ về sớm gây thiệt hại từ 30 - 60% diện tích.
Hiện huyện An Phú tăng cường gia cố đê bao ở những nơi chưa an toàn và nâng cấp các trạm bơm điện phục vụ tiêu úng để đề phòng khi có sự cố xảy ra. Không sản xuất lúa ở nơi có đê bao không đảm bảo, chuyển sang trồng hoa màu hoặc nuôi trồng thủy sản.
Bí thư Tỉnh ủy An Giang, bà Võ Thị Ánh Xuân (mặc áo hoa) cùng đoàn đi khảo sát lũ.
Ông Trần Anh Thư, Giám đốc Sở NN-PTNT An Giang cho biết, tính đến này toàn tỉnh đã thu hoạch khoảng 90% diện tích lúa hè thu. Vụ thu đông có hơn 400 tiểu vùng đê bao an toàn cho phép xuống giống 179.000ha lúa và 16.000ha rau màu, nuôi trồng thủy sản mùa lũ.
Ngày 1/8, Bí thư Tỉnh ủy An Giang bà Võ Thị Ánh Xuân đã dẫn đầu đoàn công tác của tỉnh khảo sát tình hình phòng chống lụt bão trên địa bàn 2 huyện Tri Tôn và Tịnh Biên.
Bí thư Tỉnh ủy Võ Thị Ánh Xuân yêu cầu các ngành, các cấp đẩy mạnh tuyên truyền để người dân ứng phó chủ động với diễn biến thời tiết, mưa lũ bất thường, đồng thời tập trung bảo vệ sản xuất trong và ngoài đê bao, các vùng xung yếu, phải kiên quyết không cho người dân xuống giống ở những vùng không an toàn.
Ngoài ra, Bí thư Tỉnh ủy An Giang còn yêu cầu các cấp chủ động ứng phó với lũ trên cơ sở cộng đồng trách nhiệm. Quyết tâm không để bất cứ hộ dân nào bị thiệt hại tài sản, tính mạng... Bên cạnh đó, chú ý xây dựng hệ thống thủy lợi chủ động, hoàn thiện để phục vụ sản xuất lâu dài, tạo điều kiện thu hút các doanh nghiệp lớn vào đầu tư nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại An Giang, đặc biệt là 2 địa phương có diện tích lớn như Tri Tôn, Tịnh Biên.
Do bão số 3, mưa nhiều và lũ về sớm nên thời gian qua các tỉnh An Giang, Đồng Tháp có hàng nghìn ha lúa bị ảnh hưởng do bị ngập úng
Tại Đồng Tháp, bà Nguyễn Thị Ngọc Ánh - Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Đồng Tháp, cho biết: "Hiện mực nước lũ về có sớm và cao hơn cùng kỳ năm rồi. Tuy nhiên, với vụ lúa hè thu của Đồng Tháp, không bị ảnh hưởng nhiều, vì với những tiểu vùng nằm ngoài đê bao, vụ lúa hè thu được xuống giống sớm nên diện tích này đã thu hoạch xong. Còn khoảng 70% diện tích nằm trong đê bao "ăn chắc" thì mực nước hiện tại chưa ảnh hưởng gì, bà con sẽ thu hoạch lúa theo kế hoạch".
Tuy nhiên, từ nửa tháng 7 đến nay mưa nhiều, cộng với bão số 3 vừa qua đã làm hơn 377ha lúa bị ngập úng, diện tích nhiều nhất tập trung ở huyện Tân Hồng, Tam Nông... Ngoài ra, mưa giông còn làm hơn 5.457ha lúa hè thu ở các huyện Châu Thành, TP Sa Đéc, huyện Tháp Mười, Tân Hồng bị đổ ngã. Theo người dân, khi lúa bị ngập úng và đổ ngã, ước tính năng suất lúa bị thiệt hại từ 10-30%.
Do mưa giông những ngày qua đã làm hàng nghìn ha lúa ở Đồng Tháp bị đổ ngã như thế này
Tại Kiên Giang, lúa hè thu (và cả lúa xuân hè gieo sạ ngoài kế hoạch) với tổng diện tích xuống giống là 304.620/28.000ha kế hoạch, đến nay các địa phương mới thu hoạch được khoảng 90.000ha. Lúa thu đông đang xuống giống được 40.000/74.000 ha. Nông dân đang rất lo lắng trước thông tin nước lũ năm nay sẽ về sớm và ở mức cao, có khả năng gây thiệt hại cho sản xuất. Hơn nữa, sự cố vỡ đập thủy điện tại Lào càng làm cho nước dồn về hạ nguồn nhiều hơn.
Ông Dương Huy Bình, Phó trưởng phòng NN-PTNT huyện Hòn Đất cho biết, lúa hè thu của huyện hiện mới bước vào đầu vụ, diện tích đã thu hoạch là 5.000/79.213 ha. Bên cạnh đó, còn khoảng 2.000 ha lúa hè thu trễ và 2.257/5.000 ha lúa thu đông mới gieo sạ. Nếu lũ về sớm, công với thời tiết mưa nhiều sẽ gây ngập úng, thiệt hại đến năng suất. Do đó, huyện chỉ đạo không mở rộng diện tích lúa thu đông, chỉ xuống giống ở những vùng được quy hoạch, có đê bao và hệ thống bơm tưới, tiêu hoàn chỉnh. Cùng với đó là tập trung gia cố đê bao, đảm bảo an toàn, không để xảy ra sự cố gây thiệt hại cho sản xuất.
Hiện các tỉnh miền Tây, như An Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp đã chủ động gia cố đê bao, đảm bảo các vùng sản xuất lúa, hoa màu trước dấu hiệu lũ về sớm
Ông Nguyễn Văn Tâm, Giám đốc Sở NN-PTNT Kiên Giang cho biết, trước diễn biến khó lường của thời tiết và lũ về sớm, ngành đã chỉ đạo các đơn vị chuyên môn, các địa phương không được chủ quan, cần theo dõi sát tình hình để có ứng phó kịp thời.
Do ảnh hưởng của mưa lớn trên diện rộng, từ đầu tháng 7 cho đến nay, Chi cục Thủy lợi Kiên Giang đã co mở các cống trên đê biển Tây, công ven sông Cái Bé, hệ thống cống Ô Môn - Xà No, đê bao vùng đệm U Minh Thượng nhằm tiêu úng để bảo vệ sản xuất.
Theo ngành nông nghiệp An Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp cho biết, lũ năm nay về sớm khoảng 20 ngày, lại trùng với sự cố vỡ đập thủy điện ở Lào, cộng với mưa giông gần 2 tuần qua nên làm mực nước lũ đầu nguồn tăng cao.
Trước tình hình lũ đang về theo quy luật hàng năm từ giữa tháng 6 đến đầu tháng 11, các ngành chức năng trong tỉnh đã hỗ trợ người dân gia cố đê bao bảo vệ đất sản xuất, tổ chức bơm rút nước và thu hoạch nhanh lúa hè thu muộn nhằm giảm thiểu thiệt hại ở mức thấp nhất.
Nguyễn Hành
Theo Dantri
Nghề "làm bạn với hà bá": Rành chuyện "thủy phủ" hơn cảnh dương gian Trong "bách nghệ" có lẽ nghề thợ lặn được xem là bước đường cùng của dân sông nước. Với họ, cuộc mưu sinh là những tháng ngày ngụp lặn chốn sông sâu tăm tối, đối diện với nguy hiểm khôn lường với mong muốn sẽ có ngày thoát khỏi cái "nghiệp" của mình. Thư thả nhấp chén trà trưa, chậm rãi mở đầu...