Bí ẩn chưa có lời giải về cái chết của Hitler
Sáng sớm ngày 30-4-1945, Hồng quân chỉ còn cách Berlin 100m. Trong bunker ngầm, Hitler rất cương quyết: không có vấn đề đầu hàng hay rơi vào tay kẻ thù dù sống hoặc chết. Lúc 14 giờ hắn dùng bữa ăn cuối cùng. “Thời khắc đã đến. Kết thúc rồi”, rồi hắn đi vào phòng cùng với bà vợ Eva Braun. Phần tiếp theo là… vô số suy đoán về cái chết của Hitler cùng những chứng cứ gợi lên nhiều nghi vấn.
Không có bằng chứng xác thực về cái chết của Hitler
Hiện nay các sử gia thường nhất trí về 2 chuyện: Hitler và vợ đã chết vào ngày 30-4-1945 và xác của 2 người được thiêu trong khu vườn gần dinh Chưởng ấn. Ít nhất có 4 nhân chứng mâu thuẫn nhau về cách mà Hitler đã kết liễu cuộc đời và người ta đã làm gì với thi thể của hắn.
Quãng đời sống ngầm dưới đất của Hitler bắt đầu từ năm 1936. Nung nấu ý định về một cuộc chiến tranh do chính tay mình phát động, Hitler cho xây một khu hầm trú ẩn đầu tiên bên dưới khu vườn dinh Chưởng ấn. Hầm ngầm này dành cho các quan chức cao cấp của đảng quốc xã cho đến năm 1943.
Hitler và Eva Braun dùng bữa cuối cùng trong bunker.
Thời gian này, những cuộc oanh tạc của quân Đồng minh ngày càng ác liệt. Mặt đất bên trên căn hầm rung chuyển hàng đêm. Cục diện chiến tranh đang biến chuyển. Thế là Quốc trưởng cho xây bunker thứ nhì ở sâu hơn 4m, nối với bunker đầu tiên bằng một cầu thang vòng.
Ngày 16-1-1945, Hitler vội vã rời bỏ tổng hành dinh ở Bad Nauheim để đến ẩn náu tại sào huyệt ở Berlin. Hầu như hắn không trở lên mặt đất nữa, chỉ sống chui rúc trong bunker thứ nhì. Trên mặt đất, phía sau dinh Chưởng ấn cũ kỹ là một tháp canh nhỏ bé có lính SS canh gác ngày đêm. Đó là lối vào tổng hành dinh ngầm.
Từ mùa hè năm 1944 và sau vụ ám sát hụt Hitler, bất cứ ai đến dù ở cấp bậc nào cũng đều bị khám xét, giữ lại vũ khí và đeo một tấm thẻ rồi mới được vào đường hầm. Các hành lang dài, ánh sáng lờ mờ, ít thoáng khí. Cuối một hành lang là nhà để xe, một tập hợp những chiếc Mercedes, trong đó có chiếc xe mui trần của Quốc trưởng. Phòng bên cạnh dành cho các tài xế của những nhân vật cao cấp: Goebbels, Himmler, Bormann, Von Loringhoven.
Xa hơn nữa, trong một góc của bunker, một cánh cửa bọc thép to tướng mở ra một cầu thang dẫn xuống lòng đất, đến khu vực riêng tư của Quốc trưởng, tuyệt đối cấm vào, ngoại trừ một vài kẻ tín cẩn. Một hành lang dài dẫn đến phòng đặt máy sưởi. “Đến thời kỳ cuối, hệ thống thông khí không còn hoạt động. Mọi người bị cấm hút thuốc để dành lại chút dưỡng khí” – cựu nhân viên điện đài Rochus Misch kể lại.
Từ giữa tháng 4-1945, Hồng quân tiến như vũ bão đẩy lùi quân Đức về phía thủ đô Berlin. Trong phòng họp của bunker, Hitler tiếp tục nghiền ngẫm các bản đồ quân sự, soạn thảo những kế hoạch, ra mệnh lệnh trước ánh mắt nghi ngại của các tướng lĩnh. Hitler đã mất đi vẻ oai phong.
Cửa ra vào bunker.
Hắn quần áo xộc xệch, mắt thâm quầng, đi còng lưng và phải vịn vào tường, cố che giấu chứng run rẩy, ăn thật nhiều chất ngọt. Những sự phản bội lộ ra mặt hay còn trong tư tưởng của các tướng lĩnh lại khiến hắn nổi cơn lôi đình. Nhưng trong dịp sinh nhật lần thứ 56 của hắn, ngày 20-4, hắn tuyên bố quyết định: hắn sẽ ở lại Berlin cho đến phút cuối.
Ngày 29-4, một viên thư lại được triệu đến bunker để cử hành hôn lễ của Hitler và Eve Braun. “Ý tưởng này có lẽ cho thấy sự cam phận của hắn, hắn biết rằng mình đã thua” – sử gia Joachim Fest nhận định. Trước đó Hitler chưa bao giờ muốn kết hôn vì điều đó không thích hợp với hình tượng Quốc trưởng của hắn.
Trong buổi sáng, tin tức về cái chết của Mussolini khiến Hitler bị sốc. Thi thể của nhà độc tài Italy bị đám đông phẫn nộ đem diễu quanh các đường phố và bị treo ngược đầu. Hitler đưa ra các chỉ thị chính xác để tiêu hủy xác sau khi hắn chết. Sau đó, hắn và vợ vào phòng riêng đóng kín cửa.
Video đang HOT
Một tiếng súng vang lên. Các sĩ quan mở tung cửa phòng và thấy Hitler nằm trên trường kỷ, tường dính đầy máu. Hắn đã uống một ống thuốc độc trước khi tự bắn vào thái dương phải (có sách nói là bắn vào miệng, và có tác giả cho rằng có người thứ 3 bắn vào đầu Hitler). Eva Braun nằm bên cạnh, bà ta chỉ uống thuốc độc.
Mảnh hộp sọ vốn được tin là của Adolf Hitler.
Các sĩ quan bọc 2 thi thể trong chăn rồi mang ra bên ngoài. Họ đặt 2 thi thể gần lối vào, tưới xăng rồi châm lửa. Đến tối, trung sĩ Hermann Karnau ra kiểm tra các thi thể nhưng chỉ thấy “những bông tuyết bị gió cuốn đi”.
Hồng quân Liên Xô đến bunker ngày 2-5. Lúc ấy những câu chuyện bắt đầu chồng chéo lên nhau về cái chết và thi thể của Hitler. Ngày 4-5, Hồng quân cho trưng bày thi thể của một người đàn ông được giới thiệu là Hitler. Nhưng sau đó họ phải rút lại tuyên bố, khẳng định rằng “đó chỉ là một kẻ thế thân”.
Rồi chính Đại Nguyên soái Stalin xác nhận rằng Hitler vẫn còn sống, đang lẩn trốn tại Nhật, Argetina hay Tây Ban Nha. Tiếp Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Byrnes ngày 17-7, Stalin khẳng định: “Những cuộc tìm kiếm kỹ lưỡng của các điều tra viên không tìm thấy dấu vết thi thể của Hitler, và không có cả bằng chứng xác thực về cái chết của hắn”. Theo nhiều tin đồn khác nhau, người ta thấy hắn tại Dublin (Ailen), giả trang thành phụ nữ. Những lời đồn đại về Hitler lại tiếp tục được lan truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Về tin đồn Hitler và Eva Braun đã trốn đi trên một chiếc máy bay vào sáng ngày 30-4, đó là điều không thể vì chính các cô điều dưỡng trong bunker phản bác. Họ kể lại buổi sáng 1-5, họ rất ngạc nhiên khi biết Quốc trưởng muốn nói lời giã biệt họ. Hitler đã tiếp các điều dưỡng cùng với bác sĩ riêng Strumpfegger.
Nếu thi thể của Hitler đã được Hồng quân thu giữ, có lẽ họ đã tiêu hủy nó. Và không hề có mộ của Hitler tại Berlin. Người Nga đã làm tất cả để thi thể của hắn biến mất vĩnh viễn, để ngăn ngừa những kẻ cuồng tín của chủ nghĩa quốc xã hành hương viếng bái.
Hitler và vợ không tự sát?
Ngày 16-8-1945, nhiều tờ báo phát hành bằng tiếng Tây Ban Nha ở Nam Mỹ đưa tin trùm phát xít Adolf Hitler và vợ đã không hề tự vẫn vào ngày 30-4-1945 như thông tin đã đưa trước đây mà đã trốn chạy sang Argentina. Theo một tài liệu mật được giải mã của FBI, một số quan chức chính phủ Mỹ đã được thông tin rằng, nhiều năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Hitler và Eva Braun vẫn sinh sống bình thường tại làng La Angostura, thành phố Bariloche, cách thủ đô Buenos Aires hơn 800km về phía Nam, gần biên giới với Chile và nằm ngay dưới chân dãy núi Andes hùng vĩ.
Như phần trên đã đề cập, quân đội Liên Xô khi tiến vào bunker của trùm phát xít, Hitler và Eva đã tự sát và thi thể của hai người này đã được nhận dạng. Thế thì, tài liệu mật này của FBI đã lật ngược tất cả những thông tin trên. Có vẻ như kẻ bị căm thù nhất trong lịch sử nhân loại đã trốn thoát khỏi Đức và sống một cuộc sống thôn quê yên bình tại một trong những làng nhỏ, ở một thung lũng đẹp nhất của vùng Andes.
Một nguồn tin từ chính trong nội bộ FBI còn “xì ra” chi tiết: chẳng những thông tin về cái chết của Hitler và Eva Braun đã bị dàn dựng mà ông ta còn được Giám đốc của Cơ quan dịch vụ chiến lược OSS của Mỹ tại Thụy Sĩ, Allen Dulles, giúp trốn thoát. Theo tài liệu đã giải mật này của FBI, OSS đã bí mật dùng một tàu ngầm đưa một vài sĩ quan cấp cao của Đức Quốc xã tới Argentina.
Vào tháng 8-1945, một người bí ẩn đã gửi tới tòa soạn Thời báo Los Angeles thông tin này để xin được tị nạn chính trị. Thời báo Los Angeles đã thông báo vụ việc với FBI. Nhân vật bí ẩn đã xác nhận thông tin: không chỉ Hitler đã bỏ trốn sang Argentina mà người này là một trong bốn người đã đi trên một tàu ngầm và đã chạm trán tên trùm phát xít hơn hai tuần sau khi Berlin thất trận. Có vẻ như hai tàu ngầm đã cùng cập cảng Argentina, Hitler cùng Eva Braun đã đi bằng chiếc tàu thứ hai.
Chính phủ Argentina thời đó không chỉ đón tiếp tên trùm phát xít Đức này mà còn giúp tên này chạy trốn. Nhân vật bí ẩn nói trên không chỉ thông tin về địa chỉ chính xác nơi Hitler ẩn náu mà còn miêu tả rõ từng đặc điểm chi tiết để nhận dạng.
Tuy nhiên, trong tài liệu của FBI, tên của người này đã không được nêu và lẽ đương nhiên các nhân viên tình báo Mỹ hoàn toàn tin vào lời khai của người này. Dường như ai đó trong giới chức lãnh đạo cao cấp của FBI đã ra lệnh cố gắng bưng bít thông tin về việc Hitler còn sống cũng như nơi ẩn náu của y. Với địa chỉ cụ thể, thông tin nhận dạng rõ ràng, các nhân viên tình báo Mỹ cũng không cho tiến hành điều tra.
Năm 1945, chính tùy viên quân sự Mỹ tại Buenos Aires cũng thông báo với Washington rằng, có rất nhiều khả năng Hitler và Eva Braun đã cập cảng Argentina. Người ta còn điều tra ra chiếc tàu ngầm U-530 của Đức đã xuất hiện tại bờ biển Argentina. Còn có nhiều nhân chứng và bằng chứng nữa củng cố khả năng này.
Báo chí thời đó cũng đưa tin về việc căn biệt thự mang tên Mansión Inalco do kiến trúc sư Alejandro Bustillo xây dựng năm 1943 theo phong cách Phổ, ở làng La Angostura, đã được cơi nới để dành cho những người Đức trốn chạy. Theo ông Bustillo, tiền để tu sửa lại căn nhà là do những người Đức nhập cư rất giàu có chi trả. Tuy nhiên thời đó, việc đi tới La Angostura rất xa xôi và khó khăn bởi nó được bao quanh bởi những ngọn núi cao và những cánh rừng rậm.
Có lẽ bằng chứng thuyết phục nhất về việc Hitler đã sống sót sau khi Berlin thua trận chỉ có ở Nga. Với việc Hồng quân Liên Xô chiếm Berlin, thi thể của Hitler chắc chắn sẽ được đưa ngay về Liên Xô. Phần xương sọ, có một lỗ thủng do bị đạn bắn, lâu nay được xem là bằng chứng cho giả thuyết rằng Hitler đã tự bắn vào đầu. Theo các nhà khoa học Nga, mảnh xương được tìm thấy cùng với xương quai hàm của Hitler và họ đã đem nó trưng bày tại Moskva.
Năm 2009, Nick Bellantoni, nhà khảo cổ học từ đại học Connecticut (Mỹ), đã bay tới Nga, nơi mảnh xương được trưng bày tại Trung tâm Lưu trữ liên bang Nga, để kiểm tra. Ngay trước khi làm xét nghiệm ADN, ông Bellantoni đã nghi ngờ mảnh xương không phải là từ hộp sọ của một nam giới trưởng thành. “Phần xương đó rất nhỏ và mỏng. Xương sọ của đàn ông thường cứng hơn. Tôi nghĩ đó có thể là xương của một phụ nữ hoặc một nam giới trẻ tuổi”, ông Bellantoni nói. Và kết quả xét nghiệm ADN đã chứng tỏ phần xương đó là của một phụ nữ trong độ tuổi từ 20 đến 40.
Không những thế, kết quả xét nghiệm còn gây rúng động cả giới tình báo và các nhà khoa học: Mẫu ADN đó không hề khớp với ADN của Hitler cũng như những mẫu ADN được cho là của Eva Braun cũng không khớp với ADN của người thân trong gia đình bà ta.
Câu hỏi được đặt ra là: người ta đã tìm thấy gì ở hầm ngầm của Hitler và Hitler thực sự đã ở đâu? Với tất cả những bằng chứng mới được giải mã, có nhiều khả năng Hitler đã chạy thoát khỏi Đức và không những thế, còn được cộng đồng tình báo quốc tế giúp đỡ để bỏ trốn. Bản thân FBI cũng đã biết về việc này và đã giúp Hitler lẩn trốn mà không bị lộ.
Ngày nay, làng La Angostura vẫn là một làng nhỏ chuyên phục vụ du lịch. Tại đây các ngôi nhà hoàn toàn mang phong cách châu Âu cổ điển và chỉ toàn người giàu có sinh sống. Hầu hết người trong làng đều có các cửa hàng kinh doanh nhưng theo hướng dẫn viên du lịch địa phương, các gia đình ở đây chỉ kinh doanh cho vui chứ không phải để làm giàu vì nghe đâu rằng, họ được thừa kế từ cha ông họ rất nhiều tiền!
(Theo An Ninh Thế Giới)
24 giờ sát cánh sinh tồn giữa phi công Anh và phát xít Đức
Nhóm phi công Anh và Đức bỏ qua thù hận để giúp nhau sinh tồn trong mùa đông khắc nghiệt ở Na Uy sau khi bắn rơi máy bay của nhau.
R.T Partridge (trái) và Horst Schopis trong lần gặp nhau năm 1977. Ảnh: Storie di Guerra.
Tháng 4/1940, Hitler huy động 68.000 bộ binh và lính dù, cùng gần 1.000 chiến đấu cơ xâm lược Na Uy để đảm bảo tuyến đường chiến lược cung cấp tài nguyên cho cỗ máy chiến tranh phát xít. Chiến dịch này vấp phải sự kháng cự quyết liệt từ phe đồng minh, đặc biệt là Anh.
Bất chấp sự khốc liệt của cuộc chiến, những người lính ở hai chiến tuyến đôi khi vẫn hợp tác cùng nhau trong trận chiến sinh tồn giữa mùa đông khắc nghiệt của Na Uy, theo War History Online.
Ngày 27/4/1940, ba tiêm kích bom Blackburn Skua của Không quân Hoàng gia Anh tấn công một máy bay ném bom Heinkel He 111 của Đức khi nó tách khỏi đội hình. Trong trận không chiến này, chiếc Heinkel do trung úy Horst Schopis điều khiển bị tiêm kích Skua của đại úy R.T Partridge và R.S. Bostock bắn rơi.
Pháo thủ Hans Hauck trên oanh tạc cơ Đức thiệt mạng, nhưng 3 người còn lại trong tổ bay gồm Schopis, Josef Auchtor và Karl-Heinz Strunk sống sót khi nhảy dù xuống đất.
Tuy nhiên, sau khi bắn rơi chiến Heinkel, tiêm kích Skua của Patridge và Bostock lại gặp trục trặc động cơ, buộc họ phải hạ cánh khẩn cấp xuống một hồ băng hẻo lánh gần ngôi làng Grotli, cách nơi phi công Đức nhảy dù không xa.
Khi cố điều khiển chiếc tiêm kích hạ cánh, đại úy Partridge phát hiện một túp lều cũ của thợ săn tuần lộc cách đó không xa. Hai phi công Anh quyết định đi bộ trên tuyết để đến nơi trú ẩn. Tại đó, họ đối mặt với các phi công Đức cầm súng ngắn trong tay đang trong tư thế sẵn sàng chiến đấu.
Patridge nhanh chóng thuyết phục đối phương bằng tiếng Anh lẫn tiếng Đức bập bẹ của mình, cho biết anh và đồng đội là thành viên sống sót của một oanh tạc cơ Vickers Wellington bị bắn rơi, chứ không phải từ chiếc tiêm kích vừa bắn hạ chính máy bay của họ.
Bầu không khí căng thẳng nhanh chóng tan biến khi hai bên bắt tay nhau. Các phi công Anh đã chia sẻ khẩu phần ăn ít ỏi của mình cho người Đức, bắt đầu quãng thời gian 24h hợp tác với nhau để sinh tồn giữa thời tiết lạnh giá khắc nghiệt.
"Khi trời dần tối, đại úy Partridge đề xuất rằng người Đức ở lại trong túp lều, hai sĩ quan Anh sẽ rời đi. Họ may mắn tìm thấy một ngôi nhà gỗ nhỏ, vốn là khách sạn Grotli đóng cửa vào mùa đông. Đó là nơi có thể trú ẩn trong thời tiết khắc nghiệt", Horst Schopis kể lại trong cuốn "Luftkampfgegner wurden Freunde" (tạm dịch: Những lính không quân từ thù thành bạn).
Lính Đức tìm đến ngôi nhà vào sáng hôm sau, rồi họ cùng nhau ăn sáng. Partridge và Strunk sau đó lên đường tìm kiếm trong khu vực lân cận với hy vọng tìm thêm lương thực và nhu yếu phẩm, giúp hai phi hành đoàn khỏi chết đói và chết cóng.
Họ nhanh chóng gặp được một toán lính Na Uy đang tuần tra bằng ván trượt tuyết. Strunk toan rút súng ngắn ra thì bị lính Na Uy bắn chết. Schopis và Auchtor bị lính Na Uy bắt giữ, bàn giao cho Anh và cuối cùng bị chuyển tới một trại tù binh ở Canada, nơi họ bị giam giữ đến cuối chiến tranh.
Chiếc Blackburn Skua của Partridge được trưng bày tại bảo tàng. Ảnh: War History Online.
Partridge và Bostock bị quân đội Na Uy tình nghi hợp tác với quân Đức. Họ cố gắng thuyết phục lính Na Uy bằng cách cho xem quân phục Không quân Anh. Rất may là chỉ huy đội tuần tra Na Uy có quen biết với bạn của Partridge, nên sau một thời gian xác minh, hai phi công Anh được thả tự do và hành quân đến Alesund để di tản bằng đường biển.
Tuy nhiên, chiếc tàu chiến Anh đón họ đã không đến như dự kiến, buộc họ phải đánh cắp một chiếc xe hơi để đến miền đông bắc Andelsnes, từ đó trở về Anh an toàn.
Tháng 6/1940, khi tham gia tấn công thiết giáp hạm Scharnhorst của Đức, tiêm kích do Partridge điều khiển bị bắn rơi. Anh bị quân Đức bắt làm tù binh và giam giữ cho đến hết chiến tranh. Bostock tiếp tục bay trên tiêm kích bom Skua và tử trận trong cùng trận chiến đó.
Năm 1977, hơn 30 năm sau khi cuộc chiến kết thúc, Schopis nhận được một cuộc gọi từ Partridge. Từ đó họ thường xuyên gặp gỡ nhau như những người bạn tại Đức và Anh.
Chiếc tiêm kích bom Blackburn Skua của Partridge được tìm thấy năm 1974 ở dưới đáy hồ, sau đó được đưa về trưng bày tại Bảo tàng Không quân ở Yovilton, Anh. Oanh tạc cơ Heinkel của Schopis vẫn nằm trên đỉnh núi gần làng Grotli.
Năm 2011, Horst Schopis qua đời ở tuổi 99, một năm sau khi bộ phim "Into The White" kể về vụ việc này ra mắt.
Duy Sơn
Theo VNE
Oanh tạc cơ tàng hình suýt giúp Hitler xoay chuyển cuộc chiến Nếu được chế tạo sớm hơn, oanh tạc cơ tàng hình Horten Ho 2-29 có thể gây thiệt hại nặng nề cho phe Đồng minh, góp phần xoay chuyển cục diện chiến trường. Mô hình oanh tạc cơ thiết kế dạng cánh bằng Horten Ho 2-29 của phát xít Đức. Ảnh: Telegraph Năm 1943, trước đà thất bại chóng vánh trên chiến trường,...