Bí ẩn chủ nhân 200 tấn tiền bỏ quên tại sân bay
Hiện câu hỏi về chủ nhân của 200 tấn tiền mặt có giá trị 27 tỉ USD bị bỏ quên tại một sân bay ở Moscow, Nga trong 6 năm qua vẫn chưa có lời giải đáp.
TPO- Hiện câu hỏi về chủ nhân của 200 tấn tiền mặt có giá trị 27 tỉ USD bị bỏ quên tại một sân bay ở Moscow, Nga trong 6 năm qua vẫn chưa có lời giải đáp.
Nơi cất giữ 200 tấn tiền bị bỏ quên ở sân bay Nga.
Nhiều người đồn đoán rằng núi tiền này có thể là tài sản bí mật của cố Tổng thống Iraq Saddam Hussein.
Núi tiền này toàn tờ 100 euro, nặng tới 200 tấn và đang được cất giữ trong một kho chứa hàng được bảo vệ nghiêm ngặt của sân bay.
Hải quan Nga có yêu cầu chủ sở hữu của lô hàng đứng ra nhận lại tài sản. Rất nhiều kẻ đến “nhận vơ” nhưng không một ai có thể chứng minh mình là chủ sở hữu hợp pháp.
Tờ báo Moskovsky Komsomolets của Nga dẫn một nguồn tin tình báo giấu tên rằng “rất có thể đây là tài sản của cố Tổng thống Iraq Saddam Hussein”.
Theo Dailymail, núi tiền mặt này được đưa tới sân bay Sheremetyevo, Moscow từ Frankfurt vào 7/8/2007 và vẫn ở nguyên vị trí từ đó đến nay bởi theo vận đơn của lô hàng này, tên và địa chỉ người nhận bị bỏ trống.
Video đang HOT
Nhiều người đồn đoán số tiền này thuộc về cố Tổng thống Iraq Saddam Hussein.
Lý do số tiền này được gửi từ Đức sang Nga bốn năm sau khi ông Hussein bị lật đổ và tám tháng sau khi ông bị hành quyết vẫn chưa được rõ ràng. Tuy nhiên đây không phải là giả thuyết duy nhất về nguồn gốc của số tiền khổng lồ.
Một nguồn tin an ninh cho rằng: “Còn nhiều khả năng nữa. Ông Hussein không phải là nhà độc tài duy nhất muốn tuồn khối tài sản khổng lồ sang nước ngoài. Còn cố lãnh đạo Libya Muammar Gaddafi thì sao?”.
“Một giả thuyết khác thì cho rằng đây là tiền của một tổ chức mafia Nga hoặc tài sản của một quan chức tham nhũng Nga nhưng số tiền khổng lồ như vậy gây nên mối nguy hiểm cho bất kì ai lên tiếng nhận”.
Theo một nguồn tin khác, số tiền này được dành cho một quỹ từ thiện có tên “ Thế giới của những người tốt bụng”, có trụ sở ở Ukraine, chủ nhân là ông Alexander Shipilov, 53 tuổi. Tuy nhiên, ông này vẫn không thể đưa ra được bằng chứng cho thấy đây là tài sản của mình.
Được biết, tổ chức từ thiện của ông đã treo thưởng 2,7 tỉ USD cho bất kỳ luật sư nào giúp tổ chức thắng kiện. Tuy nhiên các chuyên gia pháp lý của Moscow đều lắc đầu.
Ông Vadim Lyalin, một chuyên gia về các vấn đề hải quan cho biết: “Người gửi hàng không chỉ định người nhận. Điều này khá kì lạ. Nó cho thấy có vấn đề gì đó với số tiền mặt này”.
Ông Lyanlin cho biết thêm, cho đến nay, chính phủ Nga vẫn không tịch thu số tiền này vì “không có cơ sở pháp lý”.
Dailymail cho biết, theo các tài liệu về lô hàng thì chủ sở hữu có thể là một người đàn ông 45 tuổi tên Farzin Koroorian Motlagh. Theo thông tin ghi trên hộ chiếu, người đàn ông này mang quốc tịch Iran nhưng hải quan Nga và các cơ quan khác vẫn chưa đủ bằng chứng thuyết phục cho thấy đây là chủ sở hữu cuối cùng. Bên cạnh đó, ông này cũng không tới nhận hàng.
Hộ chiếu của Farzin Koroorian Motlagh.
Motlagh được cho là có liên quan tới vụ trộm 14 tỉ USD từ Ngân hàng Trung ương Abu Dhabi bằng giấy tờ giả mạo. Nhiều nguồn tin cho biết ông trốn sang Iran để tránh bị xử ở các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất.
Các nguồn tin an ninh cho biết, Motlagh có thể bị “mất kiểm soát khối tài sản khổng lồ mà ông giữ cho các lợi ích mờ ám liên quan đến một nhà độc tài, một quan chức tham nhũng cấp cao hoặc một tổ chức mafia lớn”.
Tuy nhiên, dù có nhiều câu chuyện được thêu dệt xoay quanh núi tiền này thì cho đến nay, chủ nhân của chúng vẫn còn là một điều bí ẩn.
Theo Phan Yến
Tiền phong/Dailymail
Israel từng muốn ám sát Saddam Hussein
Cơ quan tình báo Mossad của Israel từng nỗ lực nhưng thất bại trong việc ám sát cố tổng thống Iraq, ông Saddam Hussein, bằng quả bom đặt trong một cuốn sách.
Cố tổng thống Iraq, Saddam Hussein. Ảnh: AFP
Thông tin về âm mưu của Mossad, cơ quan nổi tiếng với việc sử dụng các kỹ thuật như cho nổ điện thoại để loại trừ những đối thủ của Israel, được tiết lộ trong một bộ phim tài liệu được phát sóng tại Israel hôm qua, ABC News đưa tin. Âm mưu này được lên kế hoạch và tiến hành vào những năm 70 của thế kỷ trước.
Tuy nhiên, bộ phim có tên Sealed Lips (tạm dịch là Kín Miệng) cho hay ông Saddam Hussein đã từ chối tự mở gói quà có chứa quyển sách, mà một quan chức Iraq khác là người mở nó. Quan chức này sau đó thiệt mạng khi quả bom phát nổ. Chuẩn tướng Tzuri Sagi, người chỉ huy cuộc ám sát, nói với những nhà làm phim rằng thiết bị nổ đặt trong cuốn sách được chuẩn bị bởi một người chế tạo bom mang quốc tịch Israel. Người này chỉ được biết đến với cái tên Natan.
Âm mưu ám sát Saddam Hussein chưa từng được chính thức nói tới trước đây, dù hai nỗ lực ám sát của Mossad nhằm vào cố tổng thống Iraq từng được truyền thông đề cập trong các năm 1992 và 1999. Saddam Hussein bị lính Mỹ bắt ngày 13/12/2003, rồi bị treo cổ vì tội thảm sát vào ngày 30/12/2006.
Những năm đầu thập niên 70 thế kỷ trước, Israel được cho là hỗ trợ những du kích ly khai người Kurd ở Iraq thông qua lực lượng đặc nhiệm Shah của nước láng giềng Iran. Sau đó, Iraq và Iran có một cuộc chiến đẫm máu từ năm 1980 tới 1989. Năm 1991, trong Chiến tranh vùng Vịnh, ông Saddam Hussein đã cho oanh kích thành phố Tel Aviv và cảng biển chính Haifa của Israel bằng các tên lửa Scud.
Cơ quan tình báo Mossad có một lịch sử dày đặc các vụ ám sát có mục tiêu, chủ yếu nhằm vào những lãnh đạo phe phái ở Palestine. Những năm 1970, các đặc vụ Israel đã kích hoạt quả bom trong điện thoại để tiêu diệt một thành viên của Black September, nhóm chịu trách nhiệm cho vụ thảm sát các vận động viên Israel ở Munich trong kỳ Thế vận hội 1972.
Năm 2010, một biệt đội sát thủ gồm hàng chục đàn ông và phụ nữ, sử dụng hộ chiếu giả đồng thời mang trang phục cải trang với tóc giả cũng như các bộ đồ chơi tennis, được cho là ám sát thủ lĩnh phiến quân Hamas có tên Mahmoud al Mabhouh tại phòng khách sạn ở Dubai, UAE.
Theo VNE
3 thập kỷ, 10 cuộc chiến Kỳ cuối: Thế kỷ 21 ngập tiếng súng Hoa Kỳ, cường quốc tự cho mình đảm nhận vai trò " cảnh sát quốc tế" ", chính vì thế mà trong vòng ba thập kỷ họ đã khởi động 10 cuộc can thiệp quân sự vào các quốc gia có chủ quyền trên thế giới Nam Tư, năm 1999. Sự can thiệp của NATO mà không có sự phê chuẩn của LHQ...