Bí ẩn cha đẻ chương trình hạt nhân Triều Tiên
Chương trình hạt nhân của CHDCND Triều Tiên thực sự bắt đầu khi nào vẫn là điều bí ẩn, nhưng một số chuyên gia cho rằng, nhà khoa học Hàn Quốc Do Sang-rok là cha đẻ của chương trình này.
Phác họa chân dung nhà khoa học Do Sang-rok. Nguồn: NK News.
Người Hàn Quốc khởi đầu
“Thông tin đầu tiên về hoạt động liên quan đến hạt nhân ở Triều Tiên xuất hiện từ năm 1947, khi Liên Xô khảo sát các mỏ monazite ở Triều Tiên”, Joseph Bermuder, biên tập viên của tạp chí Quốc phòng và Tình báo Triều Tiên, nói. Quặng monazite chứa vật liệu phóng xạ thorium và uranium được dùng để chế tạo bom nguyên tử.
Tuy nhiên, đến nay có thể khẳng định chương trình hạt nhân của Triều Tiên xuất phát từ ĐH Quốc gia Seoul không lâu sau khi bán đảo Triều Tiên được giải phóng.
Sau khi tốt nghiệp ĐH Hoàng gia Kyoto ngành vật lý lượng tử lý thuyết, Do Sang-rok chạy sang Triều Tiên vào tháng 5/1946 vì bất đồng với chính phủ Mỹ về vấn đề tự do dân tộc và nền tảng của nhà nước Hàn Quốc.
Cuối năm đó, Do góp phần thành lập ĐH Kim Nhật Thành và tự chế tạo máy gia tốc hạt riêng, thực hiện những thử nghiệm vật lý nguyên tử đầu tiên. Vì lý do này, có thể coi ông Do Sang-rok là cha đẻ của chương trình hạt nhân của Triều Tiên.
Dù ông Do có thể đã thử nghiệm chế tạo vũ khí nguyên tử ngay từ cuối những năm 1960, nhưng mãi đến tháng 10/2002, khi đối mặt nhiều thông tin tình báo của Mỹ, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-il mới thừa nhận lần đầu tiên điều mà Nhật Bản, Hàn Quốc và Mỹ lo sợ từ lâu: Bình Nhưỡng có chương trình hạt nhân bí ẩn.
Xe tải hạng nặng chở tên lửa Triều Tiên trong lễ diễu binh tại Bình Nhưỡng. Ảnh: Getty Images.
Video đang HOT
Trong cuộc gặp với ông Kim Jong-il một tháng trước đó, Thủ tướng Nhật Bản Junichiro Koizumi nói rằng, ông sẵn sàng bồi thường 1 tỷ USD mỗi năm cho suốt một thập kỷ Nhật Bản chiếm đóng Triều Tiên nếu nước này từ bỏ giấc mơ trở thành cường quốc hạt nhân.
Theo nguồn tin của Nhật Bản, Hàn Quốc cung cấp thông tin về chương trình làm giàu uranium cấp độ cao của Triều Tiên cho Mỹ hồi đầu năm 2002, sau đó Mỹ báo tin này cho Nhật Bản.
Tiết lộ của nhà khoa học bỏ trốn
Báo Yomiuri Shimbun của Nhật Bản trích lời một người bỏ trốn sau thời gian làm trong chương trình hạt nhân của Triều Tiên rằng, bà Lee Mi (không phải tên thật) là nhà khoa học làm việc tại Trung tâm nghiên cứu hạt nhân Yongbyon.
Sau khi tốt nghiệp Cao đẳng Vật lý Bình Nhưỡng năm 1974, Lee Mi được cử đến phòng thí nghiệm 304 tại trung tâm hạt nhân Yongbyon ở Bungang, cách Bình Nhưỡng 50 dặm về phía bắc.
Bà làm việc ở đó cho đến khi bị sa thải vào tháng 2/1999, rồi sau đó trốn sang Trung Quốc rồi một nước thứ ba, có thể là Hàn Quốc hoặc Mỹ.
Trong một cuộc phỏng vấn, trả lời báo Yomiuri Shimbun, bà Lee đã chỉ vào bản đồ địa điểm của các cơ sở hạt nhân dưới lòng đất của Bình Nhưỡng.
Theo bà Lee, các cơ sở dưới lòng đất của Triều Tiên được xây dựng dưới núi Yak và tiêu tốn sức người khủng khiếp. Nhiều công nhân chết vì tai nạn trong quá trình xây dựng, bắt đầu từ năm 1965 và hoàn thành năm 1970, tạo thành hệ thống đường hầm kết nối phức tạp.
Tổ hợp này cực kỳ rộng và được chiếu sáng. Đường đủ rộng để cho xe tải ra vào. Hệ thống tường xi măng chặn cửa vào cũng như ngăn thiết bị gián điệp. Các thiết bị và hệ thống phòng thí nghiệm liên quan chương trình hạt nhân được giấu trong hang động để phòng bị thanh tra hay sự cố nào đó.
Theo bà Lee, Trong cuộc kiểm tra của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA), máy móc, thiết bị đã được bí mật chuyển đến hang núi Yak, còn các chuyên gia trong cơ sở này mặc đồng phục quân đội.
Theo bà Lee, phòng thí nghiệm Bungang được xây từ những năm 1950 với sự giúp đỡ của các nhà khoa học Nga. Một số nhà khoa học Triều Tiên được cử sang Trung Quốc, Nga và một số nước khác để học vật lý hạt nhân và hóa học, còn các thành viên khác không được phép ra nước ngoài, thậm chỉ không được tự ý đi lại trong nước.
“Nếu vấn đề không thể được giải quyết được trong nước thì một phái đoàn đặc biệt sẽ được cử ra nước ngoài để tìm giải pháp”, bà Lee nói. Người nào ra nước ngoài mà tham gia “hoạt động phản động” thì sẽ bị đưa vào trại cải tạo lao động.
Một lò phản ứng tại Bungang sau đó được xây dựng với sự giúp đỡ của Liên Xô. Khoảng 200 cố vấn Liên Xô và một vài nước khác làm việc ở Bình Nhưỡng vào thời gian đó. Trong thời gian đầu tiên, các linh kiện của lò phản ứng được nhập từ Liên Xô, nhưng sau đó được mua từ Trung Quốc, còn uranium được khai thác hoàn toàn trong nước, bà Lee nói.
Theo Dantri
Đài Loan triệu đại diện, ngừng nhập khẩu lao động Philippines
Đài Loan hôm nay đã triệu hồi trưởng đại diện tại Manila và ngừng nhập khẩu lao động Philippines nhằm phản đối cách thức giải quyết của Manila đối với vụ việc một ngư dân Đài Loan bị bắn chết.
Người đứng đầu chính quyền Đài Loan Mã Anh Cửu.
Người đứng đầu chính quyền Đài Loan Mã Anh Cửu đã đưa ra quyết định trên nhằm thể hiện sự bất bình mạnh mẽ đối với cach thức xử lý vụ việc của Philippines.
Ngư dân Đài Loan, Hung Shih-cheng, 65 tuổi, đã bị lực lượng bảo vệ bờ biển Philippines bắt chết hôm 9/5 trong vùng biển mà hai bên đều tuyên bố chủ quyền.
Hôm qua, đại diện của Philippines tại Đài Loan, ông Antonio Basilio, đã lên tiếng xin lỗi về vụ việc sau khi thời hạn chót 3 ngày do Đài Loan đưa ra về một lời xin lỗi chính thức hết hạn.
Ông Basilio cho hay Manila cũng đã đồng ý bồi thường cho gia đình ngư dân và tiến hành một cuộc điều tra chung về vụ việc.
Tuy nhiên, lãnh đạo Đài Loan Mã Anh nói rằng lời xin lỗi trên thiếu "chân thành" và đưa ra các biện pháp cứng rắn vào hôm nay, nữ phát ngôn viên của ông Mã cho biết.
"Nhà lãnh đạo Mã Anh Cửu đã bày tỏ sự bất bình mạnh mẽ về thái độ thiếu chân thành và quan điểm quanh co của Philippines", nữ phát ngôn viên Lee Chia-fei phát biểu trước báo giới.
Ông Antonio Basilio cũng đã được yêu cầu trở về Mania để "giúp giải quyết ổn thỏa vụ việc", bà Lee nói thêm.
"Tối hậu thư" thứ hai
Bà Lee nhắc lại yêu cầu của ông Mã là Manila phải đưa ra lời xin lỗi chính thức, đền bù cho gia đình các nạn nhân, bắt giữ kẻ giết người và nhanh chóng khởi động các cuộc đàm phán về đánh bắt giữa 2 bên.
"Nếu chính phủ Philippines không thỏa mãn các yêu cầu của chúng tôi trước 6 giờ tối nay, chúng tôi sẽ thực hiện loạt biện pháp trừng phạt thứ 2", Lee cảnh báo.
Đài Bắc đưa ra quyết định cứng rắn bất chấp lời xin lỗi từ ông Basillo sau cuộc họp kín với người đứng đầu cơ quan ngoại giao Đài Loan David Lin hôm qua.
Philippines sẽ cử đặc phái viên Amadeo Perez để nhắc lại sự tiếc nuối sâu sắc và lời xin lỗi của người dân Philippines" tới người dân Đài Loan và gia đình các ngư dân, theo ông Basillo.
Tuy nhiên, người đứng đầu nội các Đài Loan Jiang Yi-huah cho rằng không thể chấp nhận được khi lời xin lỗi lại xuất phát từ "người dân Philippines" chứ không phải chính phủ, vì chính các lực lượng bảo vệ bờ biển đã bắn ngư dân.
Vụ ngư dân bị bắn chết đã gây phẫn nộ tại Đài Loan và diễn ra vào thời điểm căng thẳng đang gia tăng quanh khu vực vì các tuyên bố chủ quyền chồng lấn ở Biển Đông.
Đài Loan đã đe dọa tiến hành cuộc tập trận hải quân tại vùng biển gần Philippines.
Theo Dantri
Tổng thống Hàn Quốc "trảm" người phát ngôn ngay tại Mỹ Khi chuyến công du Mỹ còn chưa kết thúc, Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye đã tuyên bố sa thải người phát ngôn của mình là ông Yoon Chang-jung và đuổi về nước do ông này có hành vi bị xem là "làm nhục quốc thể". Ông Yoon Chang-jung đã bị sa thải vì làm nhục quốc thể Thông tin từ vừa được...